200 Bài tập Bất phương trình bậc nhất hai ẩn (có đáp án năm 2024) - Toán 10

1900.edu.vn xin giới thiệu: Tổng hợp các dạng bài tập Bất phương trình bậc nhất hai ẩn Toán 10 bộ sách Kết nối tri thức. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức đã học, tự luyện tập nhằm học tốt môn Toán 10, giải bài tập Toán 10 tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Bài tập Bất phương trình bậc nhất hai ẩn

Kiến thức cần nhớ

1. Bất phương trình bậc nhất hai ẩn

- Bất phương trình bậc nhất hai ẩn x, y có dạng tổng quát là:

ax+bycax+byc,ax+by<c,ax+by>c

Trong đó a, b, c là những số thực đã cho, a và b không đồng thời bằng 0, x và y là các ẩn số.

- Cặp số x0;y0 được gọi là một nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn ax+byc nếu bất đẳng thức ax0+by0c đúng.

Nhận xét: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn luôn có vô số nghiệm.

Ví dụ:

5x+2y<4 có dạng ax + by < c với a = 5, b = 2, c = 4 là bất phương trình bậc nhất hai ẩn.

5x+2y3z>3 không là bất phương trình bậc nhất hai ẩn vì có ba ẩn x, y, z.

Nghiệm của bất phương trình 5x + 2y < 4:

Xét cặp số (–1; –2) có 5.(–1) + 2(–2) = –9 < 4 nên cặp số (–1; –2) là nghiệm của bất phương trình.

Xét cặp số (0; 0) có 5.0 + 2.0 = 0 < 4 nên cặp số (0; 0) là nghiệm của bất phương trình.

Xét cặp số (–1;2) có 5.(–1) + 2.2 = –1 < 4 nên cặp số (–1;2) là nghiệm của bất phương trình.

Ta có thể tìm thêm được nhiều cặp số thỏa mãn bất phương trình đã cho. Do đó bất phương trình bậc nhất hai ẩn 5x + 2y < 4 có các cặp nghiệm là (–1; –2); (0; 0); (–1; 2) … hay bất phương trình này có vô số nghiệm.

2. Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn trên mặt phẳng tọa độ

- Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, tập hợp các điểm có tọa độ là nghiệm của bất phương trình ax+byc được gọi là miền nghiệm của bất phương trình đó.

- Người ta chứng minh được rằng đường thẳng d có phương trình ax+by=c chia mặt phẳng tọa độ Oxy thành 2 nửa mặt phẳng bờ d:

+ Một nửa mặt phẳng (không kể bờ d) gồm các điểm có tọa độ x;ythỏa mãn ax+by>c;

+ Một nửa mặt phẳng (không kể bờ d) gồm các điểm có tọa độ x;ythỏa mãn ax+by<c;

Bờ d gồm các điểm có tọa độ x;y thỏa mãn ax+by<c.

- Cách biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn ax+byc:

+ Vẽ đường thẳng d:ax+by=c trên mặt phẳng tọa độ Oxy.

+ Lấy một điểm M0x0;y0 không thuộc d.

+ Tính ax0+by0 và so sánh với c.

+ Nếu ax0+by0<c thì nửa mặt phẳng bờ d chứa M0 là miền nghiệm của bất phương trình. Nếu ax0+by0>c thì nửa mặt phẳng bờ d không chứa M0 là miền nghiệm của bất phương trình.

Chú ý: Miền nghiệm của bất phương trình ax+by<c là miền nghiệm của bất phương trình ax+byc bỏ đi đường thẳng ax+by=c và biểu diễn đường thẳng bằng nét đứt.

Ví dụ: Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình 5x7y0 trên mặt phẳng tọa độ:

Bước 1: Vẽ đường thẳng d:5x7y=0 trên mặt phẳng tọa độ Oxy.

Bước 2: Lấy điểm M00;1 không thuộc d và thay x = 0 và y = 1 vào biểu thức 5x7y ta được 5.07.1=7<0 là mệnh đề đúng.

Do đó miền nghiệm của bất phương trình là nửa mặt phẳng bờ d chứa điểm M0 (miền không bị gạch)

Bất phương trình bậc nhất hai ẩn (Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 10) – Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Bài tập

1. Bài tập vận dụng (có đáp án)

1.1. Bài tập tự luận

Bài 1. Cho bất phương trình bậc nhất hai ẩn: 2x – y < 10. Cặp nghiệm nào sau đây là nghiệm của bất phương trình trên?

(x; y) = (2; 5), (4; 8), (10; 6), (4; –7), (11; 12).

Hướng dẫn giải

Thay (x; y) = (2; 5) vào bất phương trình ta có: 2.2 – 5 < 10 (luôn đúng). Do đó cặp số (2;5) là nghiệm của bất phương trình đã cho.

Thay (x; y) = (4; 8) vào bất phương trình ta có: 2.4 – 8 < 10 (luôn đúng). Do đó cặp số (4;8) là nghiệm của bất phương trình đã cho.

Thay (x; y) = (10; 6) vào bất phương trình ta có: 2.10 – 6  < 10 (vô lí). Do đó cặp số (5;6) không là nghiệm của bất phương trình đã cho.

Thay (x; y) = (4; –7) vào bất phương trình ta có: 2.4 – (– 7) < 10 (vô lí). Do đó cặp số (4;–7) không là nghiệm của bất phương trình đã cho.

Thay (x; y) = (11; 12) vào bất phương trình ta có: 2.11 – 12 < 10 (vô lí). Do đó cặp số (11;12) không là nghiệm của bất phương trình đã cho.

Vậy ta có cặp nghiệm thỏa mãn là: (x; y) = (2; 5), (4; 8).

Bài 2. Bất phương trình nào sau đây là bất phương trình bậc nhất hai ẩn?

a) 0.x + 7y < 8;

b) x2 + y ≥ – 18;

c) 3x + 0y2 < 19;

d) 4x – 5 < 3y.

Hướng dẫn giải

Các bất phương trình là bất phương trình bậc nhất hai ẩn:

a) 0.x + 7y < 8 có dạng ax + by < c với a = 0, b = 7 và c = 8. . Do đó a) là bất phương trình bậc nhất hai ẩn.

b) x2 + y ≥ – 18 là bất phương trình bậc hai nên b) không là bất phương trình bậc nhất hai ẩn.

c) 3x + 0y2 < 19 ⇔ 3x < 19 có dạng ax + by < c với a = 3, b = 0 và c = 19. Do đó c) là bất phương trình bậc nhất hai ẩn. 

d) 4x – 5 < 3y  4x – 3y < 5 có dạng ax + by < c với a = 4, b = – 3 và c = 5. Do đó d) là bất phương trình bậc nhất hai ẩn.

Vậy các bất phương trình a, c, d là các bất phương trình bậc nhất hai ẩn.

Bài 3. Cho bất phương trình bậc nhất hai ẩn: 4x+y15.

a) Chỉ ra 2 nghiệm của bất phương trình trên.

b) Với x = 0 thì có bao nhiêu giá trị của y thỏa mãn bất phương trình.

Hướng dẫn giải

a) Chọn (x; y) = (0; 0)

Thay x = 0 và y = 0 vào bất phương trình đã cho ta được 4.0 + 0 ≤ 15 là mệnh đề đúng. Do đó cặp (0; 0) là nghiệm của bất phương trình.

Chọn (x; y) = (0; 1)

Thay x = 0 và y = 1 vào bất phương trình đã cho ta được 4.0 + 1 ≤ 15 là mệnh đề đúng. Do đó cặp (0; 1) là nghiệm của bất phương trình.

Vậy hai cặp nghiệm của bất phương trình: x;y=0;0,0;1.

b) Với x = 0 thì bất phương trình trở thành: y15 và có vô số giá trị của y thỏa mãn bất phương trình.

1.2. Bài tập trắc nghiệm

Bài 4. Bất phương trình nào tương đương với bất phương trình 3x – y > 7(x – 4y) + 1?

A. 4x – 27y + 1 > 0;

B. 4x – 27y + 1 ≥ 0;

C. 4x – 27y  < –1;

D. 4x – 27y + 1 ≤ 0.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Ta có:

3x – y > 7(x – 4y) + 1

⇔ 3x – y > 7x – 28y + 1 

⇔ 0 > 7x – 3x – 28y + y + 1 

⇔ 4x – 27y  + 1 < 0 

⇔ 4x – 27y  < –1.

Vậy ta chọn phương án C.

Bài 5. Bạn Lan để dành được 300 nghìn đồng. Trong một đợt ủng hộ học sinh khó khăn, bạn Lan đã ủng hộ x tờ tiền loại 10 nghìn đồng, y tờ tiền loại 20 nghìn đồng từ tiền để dành của mình. Trong các bất phương trình sau, bất phương trình nào diễn tả giới hạn về tổng số tiền mà bạn Lan đã ủng hộ.

A. x + y < 300;

B. 10x + y < 300;

C. 10x + 20y > 300;

D. 10x + 20y ≤ 300.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Số tiền mệnh giá 10 nghìn đồng là: 10x (nghìn đồng)

Số tiền mệnh giá 20 nghìn đồng là: 20y (nghìn đồng)

Tổng số tiền bạn Lan đã ủng hộ là: 10x + 20y (nghìn đồng)

Vì tổng số tiền Lan ủng hộ không vượt quá số tiền Lan để dành được là 300 nghìn đồng nên ta có bất phương trình: 10x + 20y ≤ 300

Vậy ta chọn đáp án D.

Bài 6. Miền nghiệm của bất phương trình x + y < 1 là miền không bị gạch trong hình vẽ nào sau đây?

A.

Bất phương trình bậc nhất hai ẩn (Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 10) – Kết nối tri thức  (ảnh 1)

B.

Bất phương trình bậc nhất hai ẩn (Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 10) – Kết nối tri thức  (ảnh 1)

C.

Bất phương trình bậc nhất hai ẩn (Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 10) – Kết nối tri thức  (ảnh 1)

D.

Bất phương trình bậc nhất hai ẩn (Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 10) – Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Đường thẳng x + y = 1 chia mặt phẳng tọa độ thành hai nửa mặt phẳng.

Với cặp số (x ; y) = (0;0) ta có: 0 + 0 = 0 < 1 nên cặp số (x ; y ) = (0;0) là nghiệm của bất phương trình x + y < 1.

Do đó điểm O(0;0) thuộc miền nghiệm của bất phương trình x + y < 1.

Vậy miền nghiệm của bất phương trình x + y < 1 là nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng x + y = 1, chứa điểm O(0;0) (không kể bờ).

Vậy ta chọn đáp án A.

2. Bài tập tự luyện có hướng dẫn

(Xem thêm trong file đính kèm)

Xem thêm các dạng bài tập liên quan khác:

200 Bài tập Bất phương trình bậc nhất hai ẩn (có đáp án năm 2023)

100 Bài tập hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn (có đáp án năm 2023)

500 Bài tập Toán 10 bất phương trình và hệ phương trình bậc nhất hai ẩn (có đáp án năm 2023)

60 Bài tập về Bất phương trình mũ và bất phương trình logarit (2024) có đáp án

300 Bài tập Toán 8 chương 4: Bất phương trình bậc nhất một ẩn (có đáp án năm 2023)

200 Bài tập Bất phương trình bậc nhất hai ẩn (có đáp án năm 2024) - Toán 10 (trang 1)
Trang 1
200 Bài tập Bất phương trình bậc nhất hai ẩn (có đáp án năm 2024) - Toán 10 (trang 2)
Trang 2
200 Bài tập Bất phương trình bậc nhất hai ẩn (có đáp án năm 2024) - Toán 10 (trang 3)
Trang 3
200 Bài tập Bất phương trình bậc nhất hai ẩn (có đáp án năm 2024) - Toán 10 (trang 4)
Trang 4
200 Bài tập Bất phương trình bậc nhất hai ẩn (có đáp án năm 2024) - Toán 10 (trang 5)
Trang 5
200 Bài tập Bất phương trình bậc nhất hai ẩn (có đáp án năm 2024) - Toán 10 (trang 6)
Trang 6
200 Bài tập Bất phương trình bậc nhất hai ẩn (có đáp án năm 2024) - Toán 10 (trang 7)
Trang 7
200 Bài tập Bất phương trình bậc nhất hai ẩn (có đáp án năm 2024) - Toán 10 (trang 8)
Trang 8
Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!