50 Bài tập về phép cộng và phép trừ số nguyên (có đáp án năm 2024) - Toán 6

1900.edu.vn xin giới thiệu: Phép cộng và phép trừ số nguyên Toán 6. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức đã học, tự luyện tập nhằm học tốt môn Toán 6, giải bài tập Toán 6 tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Bài tập về phép cộng và phép trừ số nguyên

Kiến thức cần nhớ

1. Cộng hai số nguyên cùng dấu

Quy tắc cộng hai số nguyên âm

Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng phần số tự nhiên của chúng với nhau rồi đặt dấu “-“ trước kết quả.

Ví dụ 1. Tính:

a) (-23) + (-55);                        b) 43 + 23;                               c) (-234) + (-546).

Lời giải

a) (-23) + (-55) = - (23 + 55) = - 78;

b) 43 + 23 = 66;

c) (-234) + (-546) = - (234 + 546) = - 780.

2. Cộng hai số nguyên khác dấu

Hai số đối nhau:

Hai số nguyên a và b được gọi là đối nhau nếu a và b nằm khác phía với điểm 0 và có cùng khoảng cách đến gốc 0.

Chú ý:

Ta quy ước số đối của 0 là chính nó.

Tổng của hai số đối nhau luôn bằng 0.

Ví dụ 2. Tìm số đối của -3; 4; -5; 8; -12.

Lời giải

Số đối của – 3 là 3;

Số đối của 4 là -4;

Số đối của – 5 là 5;

Số đối của 8 là – 8;

Số đối của -12 là 12.

Quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu:

+ Hai số nguyên đối nhau thì có tổng bằng 0.

+ Muốn cộng hai số nguyên khác dấu (không đối nhau), ta tìm hiệu hai phân số tự nhiên của chúng (số lớn trừ số nhỏ) rồi đặt trước hiệu tìm được dấu của số có phần số tự nhiên lớn hơn.

Ví dụ 3. Thực hiện các phép tính:

a) 312 + (-134);                       b) (– 254) + 128;                     c) 2 304 + (-115).

Lời giải

a) 312 + (-134) = 312 – 134 = 178;

b) (– 254) + 128 = - ( 254 – 128) = -128;

c) 2 304 + (-115) = 2 304 – 115 = 2 189.

3. Tính chất của phép cộng

Phép cộng số nguyên có tính chất sau:

+ Giao hoán: a + b = b + a;

+ Kết hợp: (a + b) + c = a + (b + c).

Ví dụ 4. Tính một cách hợp lí:

a) (-350) + (-296) + 50 + 96;

b) (-3) + 5 + (-7) + 5.

Lời giải

a) (-350) + (-296) + 50 + 96

= [(-350) + 50] + [(-296) + 96]

= (-300) + (-200)

= -500.

b) (-3) + 5 + (-7) + 5

= [(-3) + (-7)] + [5 + 5]

= (-10) + 10

= 0.

4. Trừ hai số nguyên

Quy tắc trừ hai số nguyên

Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta cộng số nguyên a với số đối của số nguyên b:

a – b = a + (-b).

Ví dụ 5. Tính:

a) 15 – 7;              b) 8 – 9;                c) 23 – 154;                             d) 12 – 125 – 83.

Lời giải

a) 15 – 7 = 8;

b) 8 – 9 = 8 + (-9) = - (9 – 8) = -1;

c) 23 – 154 = - ( 154 – 23) = -131;

d) 12 – 125 – 83

= 12 + (-125) + (-83)

= -(125 – 12) + (-83)

= (-113) + (-83)

= -(113 + 83)

= - 196.

Các dạng bài tập về phép cộng và phép trừ số nguyên

Dạng 1. Thực hiện phép tính cộng, trừ hai số nguyên.

- Nếu phép tính chỉ có phép cộng (phép trừ) thì ta sử dụng quy tắc cộng (trừ) hai số nguyên.

- Nếu phép tính có nhiều hơn một phép cộng và phép trừ ta thực hiện theo thứ tự từ trái qua phải.

Ví dụ:

Tính A=15(12)+4

Ta thấy trong biểu thức A có chứa nhiều hơn một phép cộng (trừ) => Ta thực hiện theo thứ tự từ trái qua phải. Do đó ta làm như sau:

A=15(12)+4A=15+12+4A=27+4A=31

Vậy A=31.

Dạng 2. Bài toán tìm x trong phép cộng, trừ số nguyên

Dựa vào đề bài để áp dụng một trong các quy tắc sau:

- Muốn tìm một số hạng trong một tổng ta lấy tổng trừ đi số hạng còn lại.

- Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.

- Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng số trừ.

=> Kết luận.

Ví dụ:

Tìm x, biết: 30x=12

Ta thấy trong phép trừ trên x là số trừ => Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ (số 30) trừ đi hiệu (số 12). Do đó ta làm như sau:

30x=12x=3012x=18

Vậy x=18.

Dạng 3. So sánh kết quả phép cộng, trừ hai số nguyên

Bước 1: Áp dụng quy tắc cộng, trừ số nguyên để thực hiện các phép tính

Bước 2: So sánh kết quả vừa tìm được ở bước 1

Bước 3: Kết luận

Ví dụ:

So sánh A=13(34)+25 và B=7+3513

Bước 1:

A=13(34)+25A=13+34+25A=21+25A=46

B=7+3513B=2813B=15

Bước 2: Ta thấy 46>15 nên A>B

Bước 3: Vậy A>B.

Dạng 4. Tính tổng (hiệu) nhiều số nguyên cho trước

Tùy đặc điểm từng bài, ta có thể giải theo các cách sau:

 - Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng

 - Cộng (trừ) dần hai số một

- Cộng các số dương với nhau, cộng các số âm với nhau, cuối cùng cộng các kết quả vừa tính được với nhau.

Ví dụ:

Tính: A=5+(18)+95+(82)+100

 A=5+(18)+95+(82)+100A=(5+95)+[(18)+(82)]A=100+(100)+100A=0+100A=100.

Dạng 5. Bài toán liên quan đến phép cộng, trừ số nguyên

- Bước 1: Căn cứ vào yêu cầu của đề bài suy luận để quy về phép cộng (trừ) hai số nguyên

- Bước 2: Thực hiện phép tính

- Bước 3: Kết luận.

Ví dụ:

Nhiệt độ ở Sa Pa vào buổi trưa là 20C, đến tối nhiệt độ giảm 4oC. Tính nhiệt độ buổi tối tại SaPa.

Do nhiệt độ buổi tối giảm 4oC so với buổi trưa nên ta sử dụng phép trừ

Do nhiệt độ buổi tối giảm 4oC so với buổi trưa nên ta có: 24=2(oC)

Vậy nhiệt độ buổi tối tại SaPa là 2oC.

Dạng 6. Tính giá trị biểu thức chứa phép cộng trừ các số nguyên tại một giá trị x cho trước

- Bước 1: Thay giá trị của ẩn vào biểu thức

- Bước 2: Áp dụng quy tắc cộng (trừ) hai số nguyên để thự hiện tính giá trị biểu thức.

- Bước 3: Kết luận.

Ví dụ:

Tính giá trị của M=12x tại x=20

Bước 1: Thay x=20 vào M ta được:

Bước 2:

 M=12xM=1220M=8.

Vậy tại x=20 thì M=8.

Dạng 7. Tính tổng tất cả các số nguyên thuộc khoảng cho trước

- Bước 1: Liệt kê tất cả các số nguyên trong khoảng cho trước

- Bước 2: Tính tổng tất cả các số nguyên đó, chú ý nhóm từng cặp số đối nhau bằng cách sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp.

Ví dụ:

Tính tổng các số nguyên thỏa mãn: 5<x3

Bước 1: Theo đề bài có 5<x5 nên x{4;3;2;1;0;1;2;3}

Bước 2: Ta có:

 (4)+(3)+(2)+(1)+0+1+2+3=(4)+[(3)+3]+[(2)+2]+[(1)+1]+0=(4)+0+0+0+0=4

Bài tập tự luyện (có đáp án)

Bài 1: Tính tổng hai số cùng dấu:

a)(-7) + (-2);

b)(-8) + (-5);

c)(-11) + (-7);

d)(-6) + (-15).

Lời giải:

a) (-7) + (-2)

 = - (7 + 2)

= - 9

b) (-8) + (-5)

= - (8 + 5)

 = - 13

c) (-11) + (-7) 

 = - (11 + 7)

 = - 18

d) (-6) + (-15).

= - (6 + 15)

= - 21.

Bài 2: Tính tổng hai số khác dấu

a) 6 + (-2);

b) 9 + (-3);

c) (-10) + 4;

d) (-1) + 8.

Lời giải:

a) 6 + (-2)

= 6 – 2 (do 6 > 2)

= 4

b) 9 + (-3)

= 9 – 3 (do 9 > 3)

= 6

c) (-10) + 4

= - (10 - 4) (do 10 > 4)

= - 6

d) (-1) + 8 

= 8 – 1 (do 8 > 1)

= 7

Bài 3: Biểu diễn – 4 và số đối của nó trên cùng một trục số.

Lời giải:

Số đối của -4 là 4. Ta biểu diễn chúng trên trục số:

Biểu diễn – 4 và số đối của nó trên cùng một trục số

Bài 4: Thực hiện các phép trừ sau:

a) 9 – (-2)

b) (-7) – 4;

c) 27 – 30;

d) (-63) – ( -15).

Lời giải:

a) 9 – (-2);

= 9 + 2

= 11

b) ) (-7) – 4

= (-7) + (-4)

= - (7 + 4)

= -11

c) 27 – 30;

= 27 + (- 30)

= - (30 – 27) (do 30 > 27)

= - 3

d) (-63) – ( -15) 

= (- 63) + 15

= - (63 – 15) (do 63 > 15)

= - 48

Bài 5: Hai ca nô cùng xuất phát từ C đi về phía A hoặc B như hình vẽ chiều từ C đến B là chiều dương (nghĩa là vận tốc và quãng đường đi từ C về phía B được biểu thị bằng số dương và theo chiều ngược lại là số âm). Hỏi sau một giờ hai ca nô cách nhau bao nhiêu kilomet nếu vận tốc của chúng lần lượt là

a) 11 km/h và 6 km/h?

b) 11 km/h và – 6 km/h?

Hai ca nô cùng xuất phát từ C đi về phía A hoặc B như hình vẽ

Lời giải:

Sau 1 giờ, ca nô có vận tốc 11km/h đi được quãng đường:

                             11.1 = 11 (km)

Sau 1 giờ, ca nô có vận tốc 6km/h đi được quãng đường:

                             6.1 = 6 (km)

a) Vì vận tốc của hai ca nô đều dương nên hai ca nô cùng đi về phía B (chiều từ C đến B là dương) nên khoảng cách sau 1 giờ của hai ca nô sẽ là hiệu quãng đường đi được của chúng.

Sau 1 giờ, hiệu quãng đường đi của chúng là:

                          11 – 6 = 5 (km)

Vậy sau 1 giờ, hiệu quãng đường đi của chúng là 5km.

b) Ca nô có vận tốc 11km/h (là vận tốc dương) nên có chiều đi từ C đến B. Ca nô có vận tốc -6km/h (là vận tốc âm) nên có chiều đi từ C đến A.

Do đó hai ca nô đi ngược chiều nhau, nên khoảng cách sau 1 giờ của hai ca nô sẽ là tổng quãng đường đi được của chúng.

Sau 1 giờ hai ca nô cách nhau:

                         11 + 6 = 17 (km)

Vậy sau 1 giờ hai ca nô cách nhau 17km.

Bài 6: Mỗi hình sau đây mô phỏng phép tính nào?

a) Mỗi hình sau đây mô phỏng phép tính nào

b) Mỗi hình sau đây mô phỏng phép tính nào

Lời giải:

a) Hình mô phỏng phép tính: (-5) + 3 hoặc (-5) - (- 3);

b) Hình mô phỏng phép tính: 2 – 5 hoặc 2 + (-5).

Bài 7: Tính nhẩm:

a) (-3) + (-2);

b) (-8) – 7;

c) (-35) + (-15);

d) 12 – (-8).

Lời giải:

a) (-3) + (-2)

= - (3 + 2)

= -5

b) (-8) – 7 

= (-8) + (-7)

= - (8 + 7)

= - 15

c) (-35) + (-15) 

= - (35 + 15)

= - 50

d) 12 – (-8

= 12 + 8

= 20.

Bài 8: Tính một cách hợp lí:

a) 152 + (-73) – (-18) - 127

b) 7 + 8 + (-9) + (-10).

Lời giải:

a) 152 + (-73) – (-18) - 127  

[152 - (-18)] - [127 - (-73)]

= (152 + 18) – (127 + 73)

= 170 - 200

= - 30

b) 7 + 8 + (-9) + (-10). 

= [(7 + (-9)] + [8 + (-10)]

= (- (9 – 7)] + [- (10 – 8)]

= (-2) + (-2)

= - (2 + 2)

= - 4.

Bài 9: Tính giá trị của biểu thức (-156) - x, khi:

a) x = -26;

b) x = 76;

c) x = (- 28) – (- 143).

Lời giải:

a) Thay x = -26 vào biểu thức (-156) - x ta được:

(-156) – x = (-156) – (-26) = (-156) + 26 = - (156 – 26) = - 130. (do 156 > 26)

b) Thay x = 76 vào biểu thức (-156) - x ta được:

(-156) – x = (-156) – 76 = (-156) + (-76) = - (156 + 76) = - 232.

c) Thay x = (- 28) – (- 143) vào biểu thức (-156) - x ta được:

(-156) – x = (-156) – [(-28) – (-143)] = (-156) – [(-28) + 143] = (-156) – (143 – 28) 

= (- 156) – 115 = (-156) + (-115) = - (156 + 115) = - 271.

Bài 10: Thay mỗi dấu “*” bằng một chữ số thích hợp để có:

Thay mỗi dấu * bằng một chữ số thích hợp để có

Lời giải:

Thay mỗi dấu * bằng một chữ số thích hợp để có

Vậy dấu * là chữ số 6.

Thay mỗi dấu * bằng một chữ số thích hợp để có

Vậy hai dấu * lần lượt theo thứ tự từ trái qua phải là 7 và 4.

Xem thêm các dạng bài tập khác:

50 Bài tập Số thập phân bằng nhau. So sánh hai số thập phân (có đáp án năm 2023)

50 Bài tập Hàng của số thập phân, đọc viết số thập phân (có đáp án năm 2023)

50 Bài tập Cộng hai số thập phân. Tổng nhiều số thập phân (có đáp án năm 2023)

50 Bài tập Nhân một số thập phân với một số thập phân (có đáp án năm 2023)

50 Bài tập Chia một số thập phân cho một số thập phân (có đáp án năm 2023)

Bình luận (1)

Đăng nhập để có thể bình luận

MmzHrrdb e

6 giờ trước

MmzHrrdb e

6 giờ trước