50 Bài tập Phương trình bậc hai một ẩn (có đáp án năm 2024) - Toán 9

1900.edu.vn xin giới thiệu: Phương trình bậc hai một ẩn Toán 9. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức đã học, tự luyện tập nhằm học tốt môn Toán 9, giải bài tập Toán 9 tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Phương trình bậc hai một ẩn

Kiến thức cần nhớ 

1. Định nghĩa

Định nghĩa: Phương trình bậc hai một ẩn (nói gọn là phương trình bậc hai) là phương trình có dạng

ax2+bx+c=0

trong đó x là ẩn, a, b, c là những số cho trước gọi là các hệ số và a0.

Ví dụ 1:

a) x2-2x+1=0 là một phương trình bậc hai với a = 1; b = -2; c = 1.

b) x2-9=0 là một phương trình bậc hai với a = 1; b = 0; c = -9.

2. Một số ví dụ về giải phương trình bậc hai

a) Trường hợp b = 0.

Với trường hợp b = 0 thì khi đó phương trình bậc hai của chúng ta là ax2+c=0

+ Nếu a và c cùng dấu thì phương trình sẽ vô nghiệm

Ví dụ 2: 3x2+9=03x2=-9 (vô lí)

+ Nếu a và c trái dấu thì phương trình sẽ có hai nghiệm

Ví dụ 3: x2-4=0x2=4x=±2.

b) Trường hợp c = 0.

Với trường hợp c = 0 thì khi đó phương trình bậc hai của chúng ta là ax2+bx=0

Khi đó phương trình luôn có hai nghiệm là x = 0 và x = x=-ba.

Ví dụ 4: x2-3x=0

xx-3=0x=0x-3=0x=0x=3

c) Trường hợp a0; b0; c0.

Khi đó ta sẽ biến đổi phương trình ax2+bx+c=0 thành tổng của một bình phương với một số.

Ví dụ 5: x2-4x+3=0

x2-4x+4-1=0x-22-1=0x-22=1

Bài tập tự luyện 

Bài 1: Đưa các phương trình sau về dạng ax2 + bx + c = 0 và chỉ rõ các hệ số a, b, c:

a) 5x2+2x=4x

b) 35x2+2x7=3x+12

c) 2x2+x3=3x+1

d) 2x2+m2=2m1x với m là một hằng số.

Lời giải

a) 5x2 + 2x = 4 – x

⇔ 5x2 + 2x + x – 4 = 0

⇔ 5x2 + 3x – 4 = 0

Phương trình bậc hai trên có a = 5; b = 3; c = -4.

b)35x2+2x7=3x+12

35x2+2x73x12=0

35x2x152=0

Phương trình bậc hai trên có a = 35; b = -1; c = 152.

c) 2x2 + x - 3 = x.3 + 1

⇔ 2x2 + x - x.3 - 3 – 1 = 0

⇔ 2x2 + x.13 – 3+1 = 0

Phương trình bậc hai trên có a = 2; b = 1 - 3; c = 3+1

d) 2x2 + m2 = 2(m – 1).x

⇔ 2x2 – 2(m – 1).x + m2 = 0

Phương trình bậc hai trên có a = 2; b = -2(m – 1); c = m2.

Bài 2: Giải các phương trình sau:

a) x2 – 8 = 0;

b) 5x2 – 20 = 0;

c) 0,4x2 + 1 = 0

d) 2x2 + √2x = 0;

e) -0,4x2 + 1,2x = 0.

Lời giải

a) x2 – 8 = 0

⇔ x2 = 8

⇔ x = ±22

Vậy phương trình có tập nghiệm là S=22;22

b) 5x2 – 20 = 0

⇔ 5x2 = 20

⇔ x2 = 4

⇔ x = ±

Vậy phương trình có tập nghiệm là S=2;2

c) 0,4x2 + 1 = 0

⇔ 0,4x2 = -1

⇔ x2=1:(0,4)

x2=140

Phương trình vô nghiệm vì x2 ≥ 0 với mọi x.

d) 2x2 + x2 = 0

⇔ x.2.x2+1 = 0

x2=0x2+1=0

x=02x=1

x=0x=12=22

Vậy phương trình đã cho có tập nghiệm S=22;0

e) -0,4x2 + 1,2x = 0

⇔ -0,4x.(x – 3) = 0

0,4x=0x3=0

x=0x=3

Vậy hệ phương trình đã cho có nghiệm S=0;3

Bài 3: Cho các phương trình:

Giải bài 13 trang 43 SGK Toán 9 Tập 2 | Giải toán lớp 9

Hãy cộng vào hai vế của mỗi phương trình cùng một số thích hợp để được một phương trình mà vế trái thành một bình phương.

Lời giải

Giải bài 13 trang 43 SGK Toán 9 Tập 2 | Giải toán lớp 9

Bài 4: Hãy giải phương trình : 2x2 + 5x + 2 = 0 theo các bước như ví dụ 3 trong bài học.

Lời giải

(Lưu ý: Các phần giải thích các bạn có thể không trình bày vào bài làm)

2x2 + 5x + 2 = 0

⇔ 2x2 + 5x = -2 (Chuyển 2 sang vế phải)

Giải bài 14 trang 43 SGK Toán 9 Tập 2 | Giải toán lớp 9

(Tách Giải bài 14 trang 43 SGK Toán 9 Tập 2 | Giải toán lớp 9 thành Giải bài 14 trang 43 SGK Toán 9 Tập 2 | Giải toán lớp 9 và thêm bớt Giải bài 14 trang 43 SGK Toán 9 Tập 2 | Giải toán lớp 9 để vế trái thành bình phương).

Giải bài 14 trang 43 SGK Toán 9 Tập 2 | Giải toán lớp 9

Vậy phương trình có hai nghiệm Giải bài 14 trang 43 SGK Toán 9 Tập 2 | Giải toán lớp 9

Bài 5: Giải các phương trình :

a. 7x2 – 5x = 0     b. -√2 x2 + 6x = 0

c. 3,4x2 + 8,2x = 0    Giải sách bài tập Toán 9 | Giải bài tập Sách bài tập Toán 9

Lời giải:

a. Ta có: 7x2 – 5x = 0 ⇔ x(7x – 5) = 0 ⇔ x = 0 hoặc 7x – 5 = 0

7x – 5 = 0 ⇔ x = 5/7 .

Vậy phương trình có hai nghiệm x1 = 0, x2= 5/7

b. Ta có: -√2 x2 + 6x = 0 ⇔ x(6 - √2 x) = 0

⇔ x = 0 hoặc 6 - √2 x = 0 ⇔ x = 0 hoặc x = 3√2

Vậy phương trình có hai nghiệm x1 = 0, x2 = 3√2

c. Ta có: 3,4x2 + 8,2x = 0 ⇔ x(3,4x + 8,2) = 0

⇔ x = 0 hoặc 3,4x + 8,2 = 0 ⇔ x = 0 hoặc x = -(8,2)/(3,4)

Vậy phương trình có hai nghiệm: x1 = 0, x2= -(4,1)/(1,7)

d.Ta có: -2/5.x2 - 7/3.x = 0 ⇔ 6x2 + 35x = 0 ⇔ x(6x + 35) = 0

⇔ x = 0 hoặc 6x + 35 = 0 ⇔ x = 0 hoặc x = -35/6 .

Vậy phương trình có hai nghiệm x1 = 0, x2 = -35/6

Bài 6: Giải các phương trình:

a. 5x2 – 20 = 0    b. -3x2 + 15 = 0

c. 1,2x2 – 0,192 = 0    d. 1172,5x2 + 42,18 = 0

Lời giải:

a.Ta có: 5x2 – 20 = 0 ⇔ 5x2= 20 ⇔ x2 = 4 ⇔ x = ±2

Vậy phương trình có hai nghiệm x1 = 2, x2 = -2

b.Ta có: -3x2 + 15 = 0 ⇔ -3x2 = -15 ⇔ x2 = 5 ⇔ x = ±√5

Vậy phương trình có hai nghiệm x1 = √5 , x2 = -√5

c.Ta có: 1,2x2 – 0,192 = 0 ⇔ 1,2x2 = 0,192 ⇔ x2 = 0,16 ⇔ x = ±0,4

Vậy phương trình có hai nghiệm x1= 0,4, x2 = -0,4

d.Ta có: x2 ≥ 0 ⇒ 1172,5x2 ≥ 0 ⇒ 1172,5x2 + 42,18 > 0

Vậy không có giá trị nào của x thỏa mãn phương trình nên phương trình vô nghiệm.

Bài 7: Giải các phương trình :

a. (x – 3)2 = 4     b. (1/2 - x)2– 3 = 0

c. (2x - √2 )2 – 8 = 0     d. (2,1x – 1,2)2– 0,25 = 0

Lời giải:

a.Ta có : (x – 3)2 = 4 ⇔ (x – 3)2 – 22 = 0

⇔ [(x – 3) + 2][(x – 3) – 2] = 0 ⇔ (x – 1)(x – 5) = 0

⇔ x – 1 = 0 hoặc x – 5 = 0 ⇔ x = 1 hoặc x = 5

Vậy phương trình có hai nghiệm x1 = 1, x2 = 5

b.Ta có: (1/2 - x)2 – 3 = 0 ⇔ (1/2 - x)2 – (√3 )2 = 0

⇔ [(1/2 - x) + √3 ][(1/2 - x) - √3 ] = 0

⇔ (1/2 + √3 – x)( 1/2 - √3 – x) = 0

⇔ 1/2 + √3 – x = 0 hoặc 1/2 - √3 – x = 0

⇔ x = 1/2 + √3 hoặc x = 1/2 - √3

Vậy phương trình có hai nghiệm x1 = 1/2 + √3 , x2 = 1/2 - √3

c.Ta có: (2x - √2 )2 – 8 = 0 ⇔ (2x - √2 )2 – (2√2 )2 = 0

⇔ [(2x - √2 ) + 2√2 ][(2x - √2 ) - 2√2 ] = 0

⇔ (2x - √2 + 2√2 )(2x - √2 - 2√2 ) = 0

⇔ (2x + √2 )(2x - 3√2 ) = 0

⇔ 2x + √2 = 0 hoặc 2x - 3√2 = 0

⇔ x = -√2/2 hoặc x = 3√2/2

Vậy phương trình có hai nghiệm x1 = -√2/2 hoặc x2 = 3√2/2

d.Ta có: (2,1x – 1,2)2 – 0,25 = 0 ⇔ (2,1x – 1,2)2 – (0,5)2 = 0

⇔ [(2,1x – 1,2) + 0,5][(2,1x – 1,2) – 0,5] = 0

⇔ (2,1x – 1,2 + 0,5)(2,1x -1,2 – 0,5) = 0

⇔ (2,1x – 0,7)(2,1x – 1,7) = 0

⇔ 2,1x – 0,7 = 0 hoặc 2,1x – 1,7 = 0

⇔ x = (0,7)/(2,1) hoặc x = (1,7)/(2,1) ⇔ x = 1/3 hoặc x = 17/21

Vậy phương trình có hai nghiệm x1 = 1/3 hoặc x2 = 17/21

Bài 8: Giải các phương trình sau bằng cách biến đổi chúng thành những phương trình với vế trái là một bình phương còn vế phải là một hằng số.

a. x2 – 6x + 5 = 0     b. x2 – 3x – 7 = 0

c. 3x2 – 12x + 1 = 0     d. 3x2 – 6x + 5 = 0

Lời giải:

a. Ta có : x2 – 6x + 5 = 0 ⇔ x2 – 2.3x + 5 + 4 = 4

⇔ x2 – 2.3x + 9 = 4 ⇔ (x – 3)2 = 22

⇔ x – 3 = ±2 ⇔ x – 3 = 2 hoặc x – 3 = -2

⇔ x = 1 hoặc x = 5

Vậy phương trình có hai nghiệm x1 = 1, x2 = 5

Giải sách bài tập Toán 9 | Giải bài tập Sách bài tập Toán 9Giải sách bài tập Toán 9 | Giải bài tập Sách bài tập Toán 9

d.Ta có : 3x2 – 6x + 5 = 0 ⇔ x2- 2x + 5/3 = 0

⇔ x2 – 2x + 5/3 + 1 = 1 ⇔ x2 – 2x + 1 = 1 - 5/3

⇔ (x – 1)2 = -2/3

Ta thấy (x – 1)2≥ 0 và -2/3 < 0

Vậy phương trình vô nghiệm.

Bài 9: Nhận thấy rằng phương trình tích (x + 2)(x – 3) = 0, hay phương trình bậc hai x2 – x – 6 = 0, có hai nghiệm là x1 = -2, x2 = 3. Tương tự, hãy lập những phương trình bậc hai mà nghiệm mỗi phương trình là một trong những cặp số sau:

a. x1 = 2, x2 = 5     b. x1 = -1/2 , x2 = 3

c. x1 = 0,1, x2 = 0,2     d. x1 = 1 - √2 , x2 = 1 + √2

Lời giải:

a. Hai số 2 và 5 là nghiệm của phương trình :

(x – 2)(x – 5) = 0 ⇔ x2 – 7x + 10 = 0

b. Hai số -1/2 và 3 là nghiệm của phương trình :

(x + 1/2 )(x – 3) = 0 ⇔ 2x2 – 5x – 3 = 0

c. Hai số 0,1 và 0,2 là nghiệm của phương trình :

(x – 0,1)(x – 0,2) = 0 ⇔ x2 – 0,3x + 0,02 = 0

d. Hai số 1 - √2 và 1 + √2 là nghiệm của phương trình :

[x – (1 - √2 )][x – (1 + √2 )] = 0

⇔ x2 – (1 + √2 )x – (1 - √2 )x + (1 - √2 )(1 + √2 ) = 0

⇔ x2 – 2x – 1 = 0

Xem thêm các dạng bài tập toán hay khác:

50 Bài tập Giải bài toán bằng cách lập phương trình (có đáp án năm 2023)

50 Bài tập Hệ thức Vi – ét và ứng dụng (có đáp án năm 2023)

50 Bài tập Phương trình bậc hai một ẩn (có đáp án năm 2023)

50 Bài tập Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình (có đáp án năm 2023)

50 Bài tập Giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số (có đáp án năm 2023)

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!