Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương
Kiến thức cần nhớ
Cho hình vẽ:
Trong đó: a là độ dài cạnh của hình lập phương
2.1. Công thức tính diện tích xung quanh hình lập phương
Diện tích xung quanh của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 4.
Ví dụ: Tính diện tích xung quanh của hình lập phương có cạnh 6cm.
Bài giải
Diện tích xung quanh của hình lập phương là:
Đáp số:
2.2. Công thức tính diện tích toàn phần hình lập phương
Diện tích toàn phần của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 6.
Ví dụ: Tính diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh 5cm.
Bài giải
Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là:
Đáp số: 150 cm2
Bài tập tự luyện (có đáp án)
Câu 1:
Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh:
a) 11 cm
b) 6,5 dm
c) 2/5 m
Câu 2:
Người ta làm một cái hộp bằng tôn (không nắp) dạng hình lập phương có cạnh 10cm. Tính diện tích miếng tôn cần dùng để làm hộp (không tính mép hàn).
Câu 3:
Viết số đo thích hợp vào ô trống:
Câu 4:
Người ta xếp một số viên gạch dạng hình hộp chữ nhật tạo thành mộ khối gạch hình lập phương cạnh 20 cm.
a) Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của khối gạch hình lập phương.
b) Tính kích thước của mỗi viên gạch.
Câu 5:
Cho 2 hình dưới đây được xếp bởi các hình lập phương cạnh 10 cm.
Người ta sơn tất cả các mặt ngoài của 2 hình. Tính diện tích cần sơn mỗi hình.
Câu 6:
Người ta làm một cái hộp không có nắp bằng bìa cứng dạng hình hộp lập phương có cạnh 3,5dm. Tính diện tích bìa cần dùng để làm cái hộp đó (không kể mép dán).
Câu 7:
Hà dán giấy màu vào các mặt của một hộp quà hình lập phương cạnh 2dm. Hỏi diện tích giấy đã dán là bao nhiêu đề-xi-mét vuông?
Câu 8: Một bể kính nuôi cá dạng hình lập phương có cạnh 0,4m. Tính diện tích kính để làm bể cá đó (bể không nắp)
Đáp án
Câu 1:
Đs:
a) Sxq = 484 cm2
Stp=726 cm2
b) Sxq = 169 dm2
Stp= 253,5 dm2
c)Sxq = 16/25 m2
Stp= 24/25 m2
Câu 2:
Bài giải:
Diện tích tôn cần dùng là:
10 x 10 x 5 = 500 (cm2)
Đáp số: 500 cm2
Câu 3:
Câu 4:
Diện tích xung quanh khối gạch:
20 x 20 x 4 = 1 600 cm2
Diện tích toàn phần khối gạch:
20 x 20 x 6 = 2400 cm2
Do cạnh lập phương bằng 20 cm nên chiều dài, chiều rộng, chiều cao 1 viên gạch có thể bằng là 2cm, 4cm; 5cm, 10cm, 20 cm. Nhưng trong thức tế viên gạch thường có chiều dài 20cm hoặc 50cm.
Vậy chiều dài viên gạch 20 cm, chiều rộng = chiều cao = 10 cm
Đáp số: a) Sxq = 1600 cm2 ; Stp = 2400 cm2
b) 20 cm, 10 cm, 10 cm
Câu 5:
Đáp số: Hình A: 1400 cm2
Hình B : 1400 cm2
Câu 6:
Do chiếc hộp không có nắp nên diện tích mảnh bìa cần dùng là tổng diện tích của 5 mặt giấy bìa cứng.
Diện tích một mặt hình lập phương là:
3,5 x 3,5 = 12,25 (dm2)
Diện tích bìa cần dùng là:
12,25 x 5 = 61,25 (dm2)
Đáp số: 61,25 dm2
Câu 7:
Diện tích giấy Hà đã dán là:
2 x 2 x 6 = 24 (dm2)
Đáp số: 24 dm2
Câu 8:
Diện tích kính để làm bể cá không có nắp là:
0,4 x 0,4 x 5 = 0,8 (m2)
Đáp số: 0,8 m2
Xem thêm các dạng bài tập liên quan khác:
60 Bài tập về khối đa diện lồi và khối đa diện đều ( có đáp án năm 2023 )
60 Bài tập về mặt cầu (có đáp án năm 2023)
60 Bài tập khái niệm về mặt tròn xoay (có đáp án năm 2023)
60 Bài tập về phương trình mặt phẳng (có đáp án năm 2023)
60 Bài tập về phương trình đường thẳng trong không gian (có đáp án năm 2023)