4 điều cần biết về nứt gót chân

Nứt gót chân sẽ ảnh hưởng đến thẩm mĩ của đôi chân, nhưng chúng thường không gây ra các vấn đề quá nghiêm trọng. Đôi khi, nứt gót chân nặng có thể bị nhiễm khuẩn và dẫn đến viêm mô tế bào. Cho dù nguyên nhân gây nứt gót chân là gì, vẫn có một số cách tự điều trị nứt gót chân tại nhà. Cũng có nhiều cách chăm sóc để tránh nứt gót chân.

Nguyên nhân

Hiện tượng bị nứt gót chân xuất hiện khi da của bàn chân liên tục dày lên và thô ráp. Béo phì gây tăng áp lực cho bàn chân và lớp đệm mỡ ở gót chân bị mở rộng hơn để hỗ trợ chức năng nâng đỡ, dẫn đến nứt gót chân. Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể bị nứt gót chân, nhưng có một số yếu tố nguy cơ sau dễ gây ra nứt gót chân hơn:

  • Mang giày dép hở gót như xăng đan
  • Tắm nước nóng hoặc tắm vòi hoa sen quá lâu
  • Sử dụng xà phòng, chất tẩy rửa mạnh làm mất lớp dầu tự nhiên trên da
  • Cơ địa da khô, lạnh
  • Thời tiết hanh khô, lạnh
  • Đứng quá lâu‌

Một số bệnh lý cũng có thể dẫn đến nứt gót chân, như là:

  • Béo phì
  • Đái tháo đường
  • Chàm
  • Suy giáp, đây là bệnh nội tiết do rối loạn chức năng tuyến giáp khiến tuyến giáp không sản sinh đủ hormon cần thiết cho cơ thể
  • Viêm da bàn chân ở thiếu niên 
  • Hội chứng Sjögren, một tình trạng rối loạn tự miễn dịch mãn tính khiến cơ thể không sản xuất đủ độ ẩm
  • Các vận động viên thường bị nhiễm nấm bàn chân
  • Hội chứng bàn chân bẹt
  • Gai gót chân, bệnh lý mà gai xương thường hình thành ở phía sau và mặt dưới của gót chân

Cách tự điều trị nứt gót chân tại nhà

Hầu hết các trường hợp nứt gót chân có thể tự điều trị tại nhà bằng cách ngâm chân, sau đó thoa dưỡng ẩm, gồm các bước sau:

  • Ngâm chân trong xà phòng trong 20 phút.
  • Nhẹ nhàng chà gót chân bằng xơ mướp hoặc đá bọt để loại bỏ lớp da dày và thô ráp trên gót chân.
  • Lau khô chân.
  • Bôi kem dưỡng ẩm loại mạnh cho gót chân, chẳng hạn như sáp dầu khoáng.
  • Mang tất dày để giữ ẩm.‌

Bôi dưỡng ẩm cho bàn chân ít nhất hai lần mỗi ngày. Bạn có thể mua kem dưỡng ẩm không kê đơn có các thành phần giúp loại bỏ da chết ở gót chân hoặc giữ ẩm, như:

  • Axit hyaluronic
  • Axit lactic
  • Sáp dầu khoáng
  • Dầu jojoba
  • Bơ hạt mỡ (Shea Butter)

Dưỡng ẩm dạng mỡ hoặc kem có hiệu quả tốt hơn dạng lotion.

Khi nào nên đi khám bác sĩ? 

Nếu nứt gót chân nặng hoặc không cải thiện sau khi tự điều trị tại nhà trong một tuần, hãy đi khám bác sĩ. Tùy nguyên nhân gây nứt gót chân, bạn có thể được khám và tư vấn bởi bác sĩ nhi khoa, bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp,... Các phương pháp điều trị gồm:

Băng quanh gót chân: sử dụng băng quấn quanh gót chân để giảm áp lực cho da khi di chuyển nhiều.

Loại bỏ các tế bào da chết: Bác sĩ sẽ cắt bỏ lớp da dày và thô ráp ở gót chân. Đừng tự làm điều này tại nhà. Bạn có thể cắt bỏ quá nhiều da, dẫn đến nhiễm khuẩn da.

Điều trị theo đơn thuốc của bác sĩ: Bác sĩ sẽ chỉ định kem dưỡng loại mạnh hơn những loại kem dưỡng không kê đơn. Các loại kem này thường chứa tỷ lệ thành phần hoạt tính urê hoặc axit salicylic cao hơn.‌

Keo dán sinh học: Bác sĩ có thể chỉ định keo dán sinh học để khép đính các mép của các vết nứt gót chân lại với nhau, giúp da gót chân mau lành, đồng thời tạo ra một lớp màng bảo vệ tránh bị nhiễm khuẩn.

Miếng lót giày: Miếng lót giày giúp phân phối lại trọng lượng trên gót chân, ngăn tình trạng lớp đệm mỡ ở gót chân bị mở rộng hơn dẫn tới nứt gót ở người béo phì.

Phòng bệnh

Kiểm tra bàn chân hàng ngày. Điều này đặc biệt quan trọng khi bệnh nhân bị đái tháo đường kèm theo, nhằm phòng ngừa biến chứng bàn chân đái tháo đường. Cần kiểm tra xem bàn chân có bị:

  • Sưng tấy
  • Phồng giộp
  • Vết cắt
  • Móng quặp
  • Mắt cá hoặc chai chân
  • Mụn cóc Plantar
  • Bàn chân vận động viên

Rửa chân mỗi ngày. Dùng nước ấm để rửa chân. Lau khô chân, lau khô thật kỹ kẽ các ngón chân vì da ở đó có xu hướng luôn ẩm ướt. Sau đó thoa bột bắp hoặc bột talc giữa các ngón chân, giúp giữ cho da khô và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Cắt móng chân. Cắt móng chân thẳng theo chiều ngang. Sau đó, dũa chúng xuống một cách nhẹ nhàng bằng giũa móng tay, giúp ngăn tình trạng móng quặp.‌

Mang giày dép phù hợp. Đi tất sạch, có miếng lót nhẹ vừa vặn. Mang giày vừa vặn nhằm nâng đỡ đôi chân. Mua giày vào cuối ngày, vì bàn chân có xu hướng sưng lên một chút sau cả ngày dài.

Bảo vệ đôi chân khỏi nhiệt độ quá cao. Đi giày ở bãi biển và trên vỉa hè nóng. Sử dụng kem chống nắng để bảo vệ những vùng da tiếp xúc với chân. Nếu chân bị lạnh vào ban đêm, hãy đi tất khi đi ngủ. Vào mùa đông, hãy đi ủng không thấm nước và có miếng lót để giữ ấm và khô ráo cho đôi chân.

Câu hỏi liên quan

Một vài yếu tố được xác định là nguyên nhân gây ra tình trạng nứt da gót chân: Thiếu vitamin, Béo phì, Đứng quá lâu, Thói quen tắm rửa sai cách, Mãn kinh,...
Xem thêm
Bị nứt gót chân có thể do thiếu nước, thiếu một số loại vitamin khác như vitamin A, vitamin C, vitamin E hoặc các vi chất như kẽm hoặc các acid béo không no nối đôi và nối đơn.
Xem thêm
Các phương pháp trị nứt gót chân tại nhà được nhiều bạn tham khảo: Trị nứt gót chân bằng phương pháp dân gian, Trị nứt gót chân bằng kem đánh răng, Sử dụng các loại kem trị nứt gót chân
Xem thêm
Dưới đây là một số kem bôi gót chân hiệu quả, bạn có thể tham khảo: Kem trị nứt Gót Sen, Kem dưỡng ẩm Nivea Cream, Kem trị nứt gót chân Nhật Bản Muhi, Kem trị nứt gót chân Ellgy,...
Xem thêm
Người bệnh nên tìm hiểu các biện pháp để trị nứt gót chân hiệu quả: Giữ đôi chân sạch sẽ và được dưỡng ẩm, Tẩy da chết, Băng cá nhân dạng lỏng
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Nứt gót chân
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!