30 Bài tập về vectơ chỉ phương của đường thẳng (2024) có đáp án

Trong bài viết dưới đây 1900.edu.vn giới thiệu đầy đủ các kiến thức về vecto chỉ phương của đường thẳng để giúp các em có nền tảng kiến thức quan trọng giải các bài tập liên quan. Mời bạn đọc tham khảo:

VECTO CHỈ PHƯƠNG CỦA ĐƯỜNG THẲNG

LÝ THUYẾT

1. Định nghĩa 

- Định nghĩa vectơ chỉ phương: Vectơ u (u0) là vectơ chỉ phương của đường thẳng Δ nếu giá của vectơ u song song hoặc trùng với đường thẳng Δ.

- Chú ý:

+ Nếu u là vectơ chỉ phương của Δ thì ku (k0)  cũng là vectơ chỉ phương của .

 

+ Nếu đường thẳng Δ có vectơ pháp tuyến n=(a;b) thì đường thẳng đó có các vectơ chỉ phương là u=(b;a) u'=(b;a)

2. Công thức 

 Cho đường thẳng Δ đi qua hai điểm A và B có: AB là vectơ chỉ phương của 

- Cho u là vectơ chỉ phương của Δ  ku (k0)  là vectơ chỉ phương của .

- Cho đường thẳng Δ : x=x0+u1ty=y0+u2t Vectơ chỉ phương của  là u=(u1;u2)

- Cho đường thẳng Δ có vectơ pháp tuyến n=(a;b) thì đường thẳng đó có các vectơ chỉ phương là u=(b;a) u'=(b;a)

- Cho đường thẳng d  và d’. Biết dd': Nếu d’ có vectơ pháp tuyến n'=(a;b) thì vectơ chỉ phương của d là u=(a;b)

- Cho đường thẳng d và d’. Biết d // d’ : Nếu d’ có vectơ pháp tuyến n'=(a;b) thì vectơ chỉ phương của d là u=(b;a),u=(b;a)

BÀI TẬP VẬN DỤNG

Bài 1: Cho đường thẳng d đi qua hai điểm A(1; 3) và B(4; 5). Xác định 3 vectơ chỉ phương của đường thẳng d.

Lời giải

Do đường thẳng d đi qua hai điểm A(1; 3) và B(4; 5) nên ta có:

AB= (4 – 1; 5 – 3) = (3; 2) là một vectơ chỉ phương của đường thẳng d.

kAB (k0) cũng là vectơ chỉ phương của đường thẳng d.

Chọn k = 2, ta có vectơ chỉ phương : u2=2AB=(6;4)

Chọn k = 3, ta có vectơ chỉ phương: u3=3AB=(9;6)

Bài 2: Cho đường thẳng d: x=5+3ty=25t. Xác định vectơ chỉ phương của đường thẳng d.

Lời giải

Gọi u=(u1;u2) là vectơ chỉ phương của d.

Ta có d: x=5+3ty=25t u1=3u2=5 

Vậy vectơ chỉ phương của d là u=(3;5)

Bài 3: Cho đường thẳng d có vectơ pháp tuyến là n= (1; 2). Tìm 2 vectơ chỉ phương của đường thẳng d.

Lời giải

Đường thẳng d có vectơ pháp tuyến là n= (1; 2) 

Vectơ chỉ phương u= (2; -1)  và u=(2;1)

Bài 4: Cho hai đường thẳng d và d’. Tìm vectơ chỉ phương của d. Biết dd' và vectơ pháp tuyến của d’ là n'=(1;5).

Lời giải

Do dd' và vectơ pháp tuyến của d’ là n'=(1;5) nên ta có:

Vectơ chỉ phương của d là u=(1;5)

Bài 5. Vecto nào dưới đây là vecto chỉ phương của đường thẳng đi qua hai điểm C(-3;2) và D(1;4)?

Lời giải

Đường thẳng CD đi qua hai điểm C và D nên đường thẳng này nhận vecto \underset{CD}{\rightarrow} (4;2) làm vecto chỉ phương.

Lại có vecto \underset{CD}{\rightarrow} và \underset{u}{\rightarrow}(2;1) là hai vecto cùng phương nên đường thẳng CD nhận vecto \underset{u}{\rightarrow}(2;1) là vecto chỉ phương.

 BÀI 6: Vecto chỉ phương của đường thằng \left\{\begin{matrix} x & =& 2+3t\\ y & =& -3-t \end{matrix}\right.=1  là?

Lời giải

Ta đưa phương trình đường thẳng đã cho về dạng tổng quát

\left\{\begin{matrix} x & =& 2+3t\\ y & =& -3-t \end{matrix}\right.=1

 ⇔ 2x +3y -6 = 0 nên đường thẳng có vecto pháp tuyến là \underset{n}{\rightarrow}= (2;3)

Suy ra vecto chỉ phương là \underset{u}{\rightarrow}= (3;-2).

Bài 7: Cho đường thẳng d đi qua O(1;2) và điểm A(2;m). Tìm m để đường thẳng d nhận \underset{u}{\rightarrow}(1;3) làm vecto chỉ phương?

Lời giải

Đường thẳng d đi qua hai điểm O và A nên đường thẳng d nhận vecto \underset{OA}{\rightarrow} (1;m-2) làm vecto chỉ phương.

Ta có vecto \underset{u}{\rightarrow}(1;3) làm vecto chỉ phương của đường thẳng d. Suy ra hai vecto \underset{u}{\rightarrow}và \underset{OA}{\rightarrow} cùng phương nên có hệ số k sao cho \underset{u}{\rightarrow}= k\underset{OA}{\rightarrow}

 \Rightarrow \left\{\begin{matrix} 1 & =& k.1\\ 3 & =& k.(m-2) \end{matrix}\right. \Rightarrow \left\{\begin{matrix} k & =& 1\\ m & =& 5 \end{matrix}\right.

Vậy nên, khi m = 5 thì đường thẳng d nhận \underset{u}{\rightarrow}(1;3) làm vecto chỉ phương

Bài 8:Cho đường thẳng d đi qua A(-2;3) và điểm B(2;m+1). Tìm m để đường thẳng d nhận  \underset{u}{\rightarrow} (2;4) làm vecto chỉ phương?

Lời giải

Đường thẳng d đi qua hai điểm A và B nên d nhận vecto \underset{AB}{\rightarrow} (4;m-2) làm vecto chỉ phương.

Lại có vecto \underset{u}{\rightarrow}(2;4) làm vecto chỉ phương của đường thẳng d

⇒ Vecto \underset{u}{\rightarrow} và \underset{AB}{\rightarrow} cùng phương nên tồn tại số k sao cho \underset{u}{\rightarrow}= k\underset{AB}{\rightarrow}

\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 2 & = & k.4\\ 4 & = & k.(m-2) \end{matrix}\right. \Rightarrow \left\{\begin{matrix} k& =& \frac{1}{2}\\ m & =& 10 \end{matrix}\right.

Vậy m=10 là giá trị cần tìm.

Bài 9: Đường thẳng d có một vecto pháp tuyến là \underset{u}{\rightarrow}= (-2;-5). Đường thẳng \Delta vuông góc với d có một vecto chỉ phương là?

Lời giải

Khi hai đường thẳng vuông góc với nhau thì vecto chỉ phương của đường thẳng này là vecto pháp tuyến của đường thẳng kia nên:

\left\{\begin{matrix} \underset{n_{d}}{\rightarrow} & = & (-2;-5)\\ \Delta & \perp & d \end{matrix}\right.

\Rightarrow   \underset{u_{\Delta }}{\rightarrow} = \underset{n_{d}}{\rightarrow} = (-2;-5)

Lại có hai vecto \underset{u_{\Delta }}{\rightarrow}(-2;-5) và \underset{u}{\rightarrow}(2;5) cùng phương nên đường thẳng \Delta nhận vecto \underset{u}{\rightarrow}(2;5) làm vecto chỉ phương.

Xem thêm các bài tham khảo dưới đây:

90 Bài tập tích vô hướng của hai vectơ (có đáp án năm 2024)

80 Bài tập về vectơ trong mặt phẳng tọa độ (có đáp án năm 2024)

80 Bài tập về Tích vô hướng của một vectơ với một số (có đáp án năm 2024)

80 Bài tập Tổng và hiệu của hai vectơ (có đáp án năm 2024)

Công thức xác định vectơ pháp tuyến của đường thẳng (2024)

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!