Bài tập về quá trình nhân đôi ADN
I. Lý thuyết
Nhân đôi ADN là quá trình tạo ra hai phân tử ADN con có cấu trúc giống hệt phân tử ADN mẹ ban đầu.
Quá trình nhân đôi có thể diễn ra ở pha S kì trung gian của chu kì tế bào (trong nhân của sinh vật nhân thực) hoặc ngoài tế bào chất (ADN ngoài nhân: ti thể, lục lạp) để chuẩn bị cho phân chia tế bào.
Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo các nguyên tắc:
- Nguyên tắc bổ sung: A – T, G – X.
- Nguyên tắc bán bảo toàn: trong mỗi phân tử ADN con thì một mạch là mới tổng hợp còn mạch kia là của ADN mẹ.
- Nguyên tắc nửa gián đoạn: một mạch được tổng hợp liên tục, còn mạch kia bị tổng hợp từng đoạn một sau đó các đoạn mới được nối vào nhau.
Quá trình nhân đôi ADN được diễn ra theo trình tự gồm 3 bước: Phân tử ADN mẹ tháo xoắn, Tổng hợp các mạch ADN mới, Hai phân tử mới được tạo thành.
Ý nghĩa của quá trình nhân đôi:
- Nhân đôi ADN trong pha S của kì trung gian để chuẩn bị cho quá trình nhân đôi nhiễm sắc thể và chuẩn bị cho quá trình phân chia tế bào.
- Nhân đôi ADN giải thích sự truyền đạt thông tin di truyền một cách chính xác qua các thế hệ.
II. Ví dụ minh hoạ
Ví dụ 1: Trong quá trình nhân đôi ADN, một trong những vai trò của enzim ADN pôlimeraza là
- Bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của phân tử ADN.
- Nối các đoạn Okazaki để tạo thành mạch liên tục.
- Tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với mạch khuôn của ADN.
- Tháo xoắn và làm tách hai mạch của phân tử ADN.
Đáp án:
Enzim ADN pôlimeraza có vai trò tổng hợp mạch mới cho ADN
Đáp án cần chọn là: C
Ví dụ 2: Câu nào dưới đây nói về hoạt động của enzim ADN pôlimezara trong quá trình nhân đôi là đúng?
- Enzim ADN pôlimeraza chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 3’ đến 5’ và tổng hợp từng mạch một, hết mạch này đến mạch khác.
- Enzim ADN pôlimeraza chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 5’ đến 3’ và tổng hợp cả 2 mạch cùng một lúc.
- Enzim ADN pôlimeraza chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 5’ đến 3’ và tổng hợp một mạch liên tục còn mạch kia tổng hợp gián đoạn thành các đoạn Okazaki.
- Enzim ADN pôlimeraza chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 3’ đến 5’ và tổng hợp cả 2 mạch cùng một lúc
Đáp án:
Enzim ADN pôlimeraza có vai trò tổng hợp mạch mới cho ADN
Enzim ADN pôlimeraza chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 3’ đến 5’ và tổng hợp cả 2 mạch cùng một lúc.
Đáp án cần chọn là: D
Ví dụ 3: Enzim chính tham gia nhân đôi ADN gây ra hiện tượng một mạch mới được tổng hợp liên tục còn mạch thứ hai được tổng hợp thành từng đoạn Okazaki là:
- Enzim ARN pôlimeraza
- Enzim gyraza
- Enzim ADN pôlimeraza
- Enzim ligaza
Đáp án:
Enzim ADN pôlimeraza có vai trò tổng hợp mạch mới cho ADN liên tục ở một mạch và gián đoạn ở mạch kia.
Đáp án cần chọn là: C
III. Bài tập vận dụng
Câu 1: Trong tế bào, đâu là sự nhân đôi của ADN?
- ADN → ARN.
- ADN → ADN.
- ADN → Prôtêin .
- ARN→ ADN.
Đáp án:
Nhân đôi ADN là quá trình tạo ra hai phân tử ADN con có cấu trúc giống hệt phân tử ADN mẹ ban đầu.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Nhân đôi của ADN là quá trình tạo ra phân tử?
- ARN.
- ADN.
- Prôtêin .
- Enzim.
Đáp án:
Nhân đôi ADN là quá trình tạo ra hai phân tử ADN con có cấu trúc giống hệt phân tử ADN mẹ ban đầu.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3: Trong tế bào động vật, sự nhân đôi của ADN xảy ra ở
- Lục lạp, nhân, trung thể.
- Ti thể, nhân, lục lạp.
- Nhân, trung thể.
- Nhân, ti thể.
Đáp án:
Trong tế bào động vật, sự nhân đôi của ADN xảy ra ở nhân và ti thể.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4: Ở sinh vật nhân thực, sự nhân đôi ADN diễn ra ở:
- Kì trước
- Pha G1
- Pha S
- Pha G2
Đáp án:
Ở sinh vật nhân thực, sự nhân đôi ADN diễn ra ở Pha S của tế bào, trước khi tế bào phân chia.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5: Ở sinh vật nhân thực, trong chu kì tế bào, sự nhân đôi ADN xảy ra ở
- kỳ giữa.
- kỳ đầu.
- kỳ trung gian.
- kỳ sau.
Đáp án:
Ở sinh vật nhân thực, trong chu kì tế bào, sự nhân đôi ADN xảy ra ở kỳ trung gian.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6: Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc gì?
- Hai mạch được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung song song liên tục.
- Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
- Mạch liên tục hướng vào, mạch gián đoạn hướng ra chạc ba tái bản.
- Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục.
Đáp án:
Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Nguyên tắc bán bảo tồn được thể hiện trong cơ chế tự nhân đôi của ADN là:
- Trong mỗi phân tử ADN con thì một mạch là từ ADN mẹ và một mạch mới tổng hợp.
- Trong mỗi phân tử ADN con thì có sự xen kẽ giữa các đoạn của ADN mẹ với các đoạn mới tổng hợp.
- Trong mỗi phân tử ADN con thì một nửa phân tử ADN mẹ nối với một nửa phân tử ADN mới tổng hợp.
- Trong 2 phân tử ADN con thì một phân tử là từ ADN mẹ và một phân tử mới tổng hợp.
Đáp án:
Nguyên tắc bán bảo tồn được thể hiện trong cơ chế tự nhân đôi của ADN là: Trong mỗi phân tử ADN con thì một mạch là từ ADN mẹ và một mạch mới tổng hợp.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8: Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc
- trong phân tử ADN con có một mạch của mẹ và một mạch mới được tổng hợp
- mạch mới được tổng hợp theo mạch khuôn của mẹ
- bổ sung; bán bảo toàn
- một mạch tổng hợp liên tục, một mạch tổng hợp gián đoạn
Đáp án:
Quá trình tự nhân đôi của AND diễn ra theo nguyên tắc là: bổ sung và bán bảo toàn.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9: Trong quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ, thứ tự tác động của các enzym là:
- Gyraza → ADN polimeraza → ligaza → ARN polimeraza.
- Gyraza → ARN polimeraza → ADN polimeraza → ligaza.
- Gyraza → ADN polimeraza → ARN polimeraza → ligaza.
- Gyraza → ligaza → ARN polimeraza → ADN polimeraza.
Đáp án:
Gyraza - enzym tháo xoắn
ARN polimeraza – enzym tổng hợp mồi
ADN polimeraza – enzym tổng hợp chuỗi
Ligaza – enzym nối
Thứ tự tác động của các enzym là: Gyraza → ARN polimeraza → ADN polimeraza → ligaza
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10: Trong quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ, thứ tự tác động của các enzym là:
- ADN polimeraza → gyraza → ligaza → ARN polimeraza.
- Gyraza → ADN polimeraza → ARN polimeraza → ligaza.
- Gyraza → ARN polimeraza → ADN polimeraza → ligaza.
- ARN polimeraza → gyraza → ligaza → ADN polimeraza.
Đáp án:
Gyraza - enzym tháo xoắn
ARN polimeraza – enzym tổng hợp mồi
ADN polimeraza – enzym tổng hợp chuỗi
Ligaza – enzym nối
Thứ tự tác động của các enzym là: Gyraza → ARN polimeraza → ADN polimeraza → ligaza
Đáp án cần chọn là: C
Xem thêm các dạng bài sinh học khác:
60 bài tập về gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN (2024) có đáp án chi tiết nhất
30 Bài tập về đột biến lệch bội (2024) có đáp án chi tiết nhất
30 Bài tập về hiện tượng khuếch tán (2024) có đáp án chi tiết nhất
30 Bài tập về tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh (2024) có đáp án chi tiết nhất