30 Bài tập về đột biến lệch bội (2024) có đáp án chi tiết nhất

1900.edu.vn xin giới thiệu: Tổng hợp các dạng Bài tập về đột biến lệch bội Sinh học 12. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức đã học, tự luyện tập nhằm học tốt môn Sinh học 12, giải bài tập Sinh học 12 tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Bài tập về đột biến lệch bội

I. Lý thuyết

1. Khái niệm và các loại

a. Khái niệm: Là đột biến làm thay đổi số lượng NST trong một hay một số cặp tương đồng.

b. Các loại

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (hay, ngắn gọn)

Loại đột biến lệch bội Đặc điểm bộ NST trong tế bào Ký hiệu bộ NST
Thể không Tế bào lưỡng bội mất 2 nhiễm sắc thể của một cặp 2n-2
Thể một Tế bào lưỡng bội mất một cặp nhiễm sắc thể 2n-1
Thể một kép Trong tế bào lưỡng bội hai cặp nhiễm sắc thể có một chiếc 2n-1-1
Thể ba Trong tế bào lưỡng bội một cặp nhiễm sắc thể có ba chiếc 2n+1
Thể bốn Trong tế bào lưỡng bội một cặp nhiễm sắc thể có bốn chiếc 2n+2
Thể bốn kép Trong tế bào lưỡng bội hai cặp nhiễm sắc thể có bốn chiếc 2n+2+2
   
 

2. Cơ chế phát sinh

- Do rối loạn quá trình phân bào.

+ Xảy ra trong giảm phân kết hợp với thụ tinh

+ Hoặc trong nguyên phân, tạo thể khảm.

a. Xảy ra trong giảm phân kết hợp với thụ tinh

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (hay, ngắn gọn)

- Trong giảm phân: Các tác nhân gây đột biến gây ra sự không phân li của một hay một số cặp nhiễm sắc thể tạo ra các giao tử không bình thường (thừa hay thiếu NST).

- Trong thụ tinh: Sự kết hợp của giao tử không bình thường với giao tử bình thường hoặc giữa các giao tử không bình thường với nhau sẽ tạo ra các đột biến lệch bội.

b. Xảy ra trong nguyên phân (Ở tế bào sinh dưỡng)

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (hay, ngắn gọn)

- Do sự phân ly không bình thường của các cặp NST trong nguyên phân hình thành tế bào lệch bội.

- Tế bào lệch bội tiếp tục nguyên phân làm cho 1 phần cơ thể có các tế bào bị lệch bội tạo ra thể khảm.

3. Hậu quả

- Thể lệch bội thường không có khả năng sống hoặc sức sống giảm, giảm khả năng sinh sản tùy loài.

- VD: Hội trứng Đao, Siêu nữ 3X (XXX), Toc nơ (XO), Claiphen tơ (XXY) ở người.

4. Ý nghĩa

- Cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.

- Xác định vị trí gen trên NST.

II. Ví dụ minh hoạ

Ví dụ 1: Đột biến lệch bội một cặp NST tương đồng xảy ra do

  1. Một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể không phân li trong phân bào.
  2. Một số cặp nhiễm sắc thể không phân li trong giảm phân.
  3. Một cặp nhiễm sắc thể không phân li trong nguyên phân
  4. Một cặp nhiễm sắc thể không phân li trong phân bào.

Đáp án:

Một hay một số cặp NST không phân li trong phân bào dẫn tới thay đổi số lượng NST ở một hay một số cặp NST tương đồng.

Đáp án cần chọn là: D

Ví dụ 2: Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây không đúng? 

  1. Đột biến lệch bội có thể phát sinh trong nguyên phân hoặc trong giảm phân.
  2. Đột biến lệch bội chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường, không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính.
  3. Đột biến lệch bội làm thay đổi số lượng ở một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.
  4. Đột biến lệch bội xảy ra do rối loạn phân bào làm cho một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể không phân li.

Đáp án:

B sai vì: Đột biến lệch bội có thể xảy ra ở nhiễm sắc thể thường hoặc nhiễm sắc thể giới tính.

Đáp án cần chọn là: B

Ví dụ 3: Cho các thông tin sau:

(1) Làm thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.          

(2) Làm thay đổi chiều dài phân tử ADN.

(3) Không làm thay đổi thành phần và số lượng gen trên NST.

(4) Thường xảy ra ở thực vật mà không gặp ở động vật.

(5) Làm xuất hiện các gen mới trong quần thể.

Trong 5 đặc điểm nói trên, đột biến lệch bội có bao nhiêu đặc điểm?

  1. 4.
  2. 3.
  3. 5.
  4. 2.

Đáp án:

Các đặc điểm của đột biến lệch bội là: (1), (3)

Đáp án cần chọn là: D

III. Bài tập vận dụng

Câu 1: Trong tế bào của thể ba nhiễm có hiện tượng nào sau đây?

  1. Thừa 1 NST ở 2 cặp tương đồng.            
  2. Mối cặp NST đều trở thành có 3 chiếc.
  3. Thừa 1 NST ở một cặp nào đó.
  4. Thiếu 1 NST ở tất cả các cặp.

Đáp án:

Trong tế bào của thể ba nhiễm có hiện tượng thừa 1 NST ở 1 cặp nào đó

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Trong tế bào của thể ba nhiễm kép có hiện tượng nào sau đây?

  1. Thừa 1 NST ở 2 cặp tương đồng.    
  2. Mối cặp NST đều trở thành có 3 chiếc.
  3. Thừa 1 NST ở một cặp nào đó.   
  4. Thiếu 1 NST ở tất cả các cặp.

Đáp án:

Trong tế bào của thể ba nhiễm kép có hiện tượng thừa 2 NST ở 2 cặp tương đồng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Thể một nhiễm có bộ nhiễm sắc thể thuộc dạng:

  1. 2n - 1
  2. n + 1
  3. 2n + 1   
  4. n – 1

Đáp án:

Thể một nhiễm: 2n-1

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Thể ba nhiễm có bộ nhiễm sắc thể thuộc dạng:

  1. 2n - 1  
  2. n + 1   
  3. 2n + 1    
  4. n – 1

Đáp án:

Thể một nhiễm: 2n+1

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Trong các ký hiệu về thể lệch bội sau, đâu là kí hiệu của thể bốn?

  1. 2n + 4
  2. 2n – 4
  3. 2n – 2
  4. 2n + 2

Đáp án:

Thể bốn: 2n+2

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Thể nào sau đây không phải là thể lệch bội?

  1. Thể 3 nhiễm trên NST thường.
  2. Người bị bệnh Đao
  3. Thể không nhiễm trên NST giới tính
  4. Người bị bệnh ung thư máu.

Đáp án:

Thể lệch bội là đột biến số lượng NST.

Bệnh Đao là người có 3 NST số 21

Bệnh ung thư máu do mất đoạn ở NST số 21

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Nội dung nào sau đây đúng về thể lệch bội?

  1. Thay đổi số lượng nhiễm sắc ở một hay một số cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
  2. Thay đổi cấu trúc nhiễm sắc thể ở nhiều cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
  3. Thay đổi số lượng nhiễm sắc ở tất cả các cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
  4. Thay đổi cấu trúc nhiễm sắc thể ở một hay một số cặp nhiễm sắc thể tương đồng.

Đáp án:

Thể lệch bội là những biến đổi về số lượng NST xảy ra ở một hay một số cặp NST tương đồng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể bị thay đổi về số lượng được gọi là

  1. thể đa bội.
  2. đột biến nhiễm sắc thể
  3. thể dị bội.   
  4. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.

Đáp án:

Cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể bị thay đổi về số lượng được gọi là thể dị bội

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Thể đột biến nào sau đây không phải là thể lệch bội

  1. Thể ba. 
  2. Thể tam bội. 
  3. Thể một. 
  4. Thể không.

Đáp án:

Thể tam bội không phải thể lệch bội.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Đột biến lệch bội xảy ra do

  1. Một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể không phân li trong phân bào.
  2. Một số cặp nhiễm sắc thể không phân li trong giảm phân.
  3. Một cặp nhiễm sắc thể không phân li trong nguyên phân.
  4. Một cặp nhiễm sắc thể không phân li trong giảm phân.

Đáp án:

Một hay một số cặp NST không phân li trong phân bào dẫn tới thay đổi số lượng NST ở một hay một số cặp NST tương đồng.

Đáp án cần chọn là: A

Xem thêm các dạng bài tập Sinh học khác:

70 bài tập về đột biến số lượng nhiễm sắc thể (2024) có đáp án chi tiết nhất

70 bài tập về nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (2024) có đáp án chi tiết nhất

30 Bài tập về nhiễm sắc thể (2024) có đáp án chi tiết nhất

50 bài tập về đột biến gen (2024) có đáp án chi tiết nhất

Các bài tập về tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào (2024) có đáp án

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!