30 Bài tập về Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals (2024) có đáp án chi tiết nhất

1900.edu.vn xin giới thiệu: Tổng hợp các dạng bài tập về Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals . Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức đã học, tự luyện tập nhằm học tốt môn Hóa học hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

 Bài tập về liên kết Hydrogen và tương tác Van Der Waals

I. Lý thuyết và phương pháp giải

1. Giới thiệu chung

- Tính chất vật lí của các chất có liên kết cộng hóa trị được quyết định bởi lực tương tác giữa các phân tử, hình dạng của phân tử và mức độ phân cực của liên kết cộng hóa trị trong phân tử.

Ví dụ: Bong bóng xà phòng thể hiện tương tác giữa các phân tử nước và các phân tử xà phòng tạo thành màng mỏng, giữ được không khí bên trong để bay lên.

- Lực tương tác giữa các phân tử yếu hơn rất nhiều so với lực liên kết ion, liên kết cộng hóa trị hay liên kết kim loại.

- Một số tương tác điển hình giữa các phân tử là liên kết hydrogen và tương tác van der Waals.

2. Liên kết hydrogen

a. Bản chất của liên kết hydrogen

- Liên kết hydrogen là một loại liên kết yếu được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn) với một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn) còn cặp electron riêng.

- Liên kết hydrogen thường được kí hiệu là dấu ba chấm (…), rải đều từ nguyên tử H đến nguyên tử tạo liên kết hydrogen với nó.

Lý thuyết Hóa học 10 Kết nối tri thức Bài 13: Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals

- Điều kiện cần và đủ để tạo thành liên kết hydrogen:

+ Nguyên tử hydrogen liên kết với các nguyên tử có độ âm điện lớn như F, O, N …

+ Nguyên tử F, O, N, … liên kết với hydrogen phải có ít nhất một cặp electron hóa trị chưa liên kết.

- Một số kiểu tạo thành liên kết hydrogen:

Lý thuyết Hóa học 10 Kết nối tri thức Bài 13: Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals

b. Vai trò và ảnh hưởng của liên kết hydrogen đến tính chất vật lí của nước

Liên kết hydrogen làm tăng nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của nước.

Lý thuyết Hóa học 10 Kết nối tri thức Bài 13: Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals

3. Tương tác van der Waals

a. Khái niệm tương tác van der Waals

- Tương tác van der Waals là tương tác tĩnh điện lưỡng cực – lưỡng cực giữa các nguyên tử hay phân tử.

- Sự hình thành tương tác van der Waals:

+ Tương tác van der Waals thể hiện rõ ở các chất cộng hóa trị phân cực do chúng có cấu tạo lưỡng cực, một đầu mang một phần điện tích âm và một đầu mang một phần điện tích dương.

+ Các nguyên tử khí hiếm hoặc các chất cộng hóa trị không phân cực, do đám mây electron luôn chuyển động nên cũng có thể tạo ra một lưỡng cực tạm thời. Lực hút giữa một đầu mang một phần điện tích âm (δ-) của lưỡng cực trong phân tử này và một đầu mang một phần điện tích dương (δ+) của lưỡng cực trong phân tử khác tạo thành tương tác van der Waals.

Lý thuyết Hóa học 10 Kết nối tri thức Bài 13: Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals

b. Ảnh hưởng của tương tác van der Waals đến nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các chất

- Tương tác van der Waals làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi các chất.

+ Ví dụ 1: Trong dãy halogen, tương tác van der Waals tăng theo sự tăng của số electron (và proton) trong phân tử, làm tăng nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các chất.

Lý thuyết Hóa học 10 Kết nối tri thức Bài 13: Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals

+ Ví dụ 2: Pentane là hydrocarbon no có công thức C5H12. Đồng phân mạch không phân nhánh pantane có nhiệt độ sôi (36oC) cao hơn so với đồng phân mạch nhánh neopentane (9,5oC) do diện tích tiếp xúc giữa các phân tử pentane lớn hơn nhiều so với neopentane.

Lý thuyết Hóa học 10 Kết nối tri thức Bài 13: Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals

Chú ý:

Khi khối lượng phân tử tăng thì tương tác van der Waals tăng.

4. Phương pháp giải

+ Bước 1: Tính số mol các chất đề bài đã cho số liệu và viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.

+ Bước 2: Tính toán luôn theo phương trình phản ứng hóa học hoặc đặt ẩn nếu đề bài là hỗn hợp.

+ Bước 3: Lập phương trình toán học và giải phương trình Số mol các chất cần tìm.

+ Bước 4: Tính toán theo yêu cầu đề bài.

Lưu ý: Trong một hỗn hợp mà có nhiều phản ứng xảy ra thì phản ứng trung hoà được ưu tiên xảy ra trước.

II. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1. Bản chất hình thành liên kết hydrogen và tương tác van der waals đều do

A. sự góp chung electron

B. sự nhường – nhận electron

C. tương tác hút tĩnh điện

D. Cả A, B và C đều sai

Đáp án đúng là: C

Bản chất hình thành liên kết hydrogen và tương tác van der waals đều do tương tác hút tĩnh điện.

Ví dụ 2. Khí hiếm nào dưới đây có nhiệt độ sôi thấp nhất?

A. Ne

B. Xe

C. Ar

D. Kr

Đáp án đúng là: A

Khối lượng và kích thướng phân tử tăng từ theo thứ tự Ne, Ar, Xe, Kr

Mà tương tác van der Waals tăng khi khối lượng phân tử tăng, kích thước phân tử tăng. Tương tác van der Waals làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất.

Do đó Ne có nhiệt độ sôi thấp nhất.

Ví dụ 3. Tương tác van der Waals tăng khi

A. khối lượng phân tử tăng, kích thước phân tử tăng

B. khối lượng phân tử giảm, kích thước phân tử giảm

C. khối lượng phân tử tăng, kích thước phân tử giảm

D. khối lượng phân tử giảm, kích thước phân tử tăng

Đáp án đúng là: A

Tương tác van der Waals tăng khi khối lượng phân tử tăng, kích thước phân tử tăng.

Ví dụ 4. HF có nhiệt độ sôi cao hơn HBr là vì

A. Khối lượng phân tử của HF nhỏ hơn HBr

B. Năng lượng liên kết H – F lớn hơn H – Br

C. Giữa các phân tử HF có liên kết hydrogen còn HBr thì không

D. Cả A, B và C đều sai

Đáp án đúng là: C

HF có nhiệt độ sôi cao hơn HBr là vì giữa các phân tử HF có liên kết hydrogen còn HBr thì không.

Để phá vỡ được liên kết hydrogen liên phân tử HF cần cung cấp năng lượng để phá vỡ liên kết và động năng để phân tử chuyển động nhiều hơn so với phân tử HBr. Do đó nhiệt độ sôi của HF cao hơn HBr.

Ví dụ 5. Liên kết hydrogen ảnh hưởng tới tính chất của nước như

A. đặc điểm tập hợp

B. nhiệt độ nóng chảy

C. nhiệt độ sôi

D. Cả A, B và C

Đáp án đúng là: D

III. Bài tập vận dụng

Câu 1. Liên kết được biểu diễn bằng các đường nét đứt được minh họa như hình dưới đây có vai trò quan trọng trong việc làm bền chuỗi xoắn đôi DNA. Đó là loại liên kết

A. Liên kết ion

B. Liên kết cộng hóa trị có cực

C. Liên kết cộng hóa trị không cực

D. Liên kết hydrogen

Đáp án: D

Giải thích: Nguyên tử H liên kết với nguyên tử có độ âm điện lớn (N) của phân tử này liên kết với nguyên tử còn cặp electron hóa trị riêng của phân tử kia (N, O) thuộc loại liên kết hydrogen.

Câu 2. Loại liên kết yếu được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn) với một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn) còn cặp electron hóa trị riêng là

A. liên kết ion

B. liên kết cộng hóa trị có cực

C. liên kết cộng hóa trị không cực

D. liên kết hydrogen

Đáp án: D

Giải thích: Liên kết hydrogen là loại liên kết yếu được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn) với một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn) còn cặp electron hóa trị riêng.

Câu 3. Nguyên tử H trong phân tử H2O không tạo được liên kết hydrogen với

A. nguyên tử N trong phân tử NH3

B. nguyên tử F trong phân tử HF

C. nguyên tử O trong phân tử H2O

D. nguyên tử C trong phân tử CH4

Đáp án: D

Giải thích:

Công thức electron của các phân tử NH3; HCl; HF; CH4 lần lượt là:

Nguyên tử C trong phân tử CH4 không còn cặp electron hóa trị riêng nên nguyên tử H trong phân tử H2O không tạo được liên kết hydrogen với nguyên tử C trong phân tử CH4.

Câu 4. Liên kết hydrogen xuất hiện giữa những phân tử cùng loại nào sau đây

A. CH4

B. NH3

C. H3C – O – CH3

D. PH3

Đáp án: B

Giải thích:

CH4: nguyên tử C không có cặp electron hóa trị riêng nên không xuất hiện liên kết hydrogen giữa các phân tử CH4.

NH3: nguyên tử N có cặp electron hóa trị riêng và nguyên tử H liên kết với nguyên tử N có độ âm điện lớn  xuất hiện liên kết hydrogen giữa các phân tử NH3

H3C – O – CH3, PH3: nguyên tử H không liên kết với nguyên tử có độ âm điện lớn nên không xuất hiện liên kết hydrogen giữa các phân tử.

Câu 5. Các nguyên tử có độ âm điện lớn thường gặp trong liên kết hydrogen là

A. N

B. O

C. F

D. Cả A, B và C

Đáp án: D

Giải thích: Các nguyên tử có độ âm điện lớn thường gặp trong liên kết hydrogen là N, O, F.

Câu 6. Một loại liên kết rất yếu, hình thành bởi tương tác hút tĩnh điện giữa các cự trái dấu của phân tử là

A. tương tác van der waals

B. liên kết hydrogen

C. liên kết ion

D. liên kết cộng hóa trị

Đáp án: A

Giải thích: Tương tác van der waals là một loại liên kết rất yếu, hình thành bởi tương tác hút tĩnh điện giữa các cự trái dấu của phân tử.

Câu 7. Cho các phát biểu sau:

(1) Liên kết hydrogen yếu hơn liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.

(2) Liên kết hydrogen mạnh hơn liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.

(3) Tương tác van der waals yếu hơn liên kết hydrogen.

(4) Tương tác van der waals mạnh hơn liên kết hydrogen.

Những phát biểu đúng là

A. (1) và (3)

B. (1) và (4)

C. (2) và (3)

D. (2) và (4)

Đáp án: A

Giải thích:

Những phát biểu đúng là

(1) Liên kết hydrogen yếu hơn liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.

(3) Tương tác van der waals yếu hơn liên kết hydrogen.

Câu 8. Liên kết hydrogen ảnh hưởng tới tính chất của nước như

A. đặc điểm tập hợp

B. nhiệt độ nóng chảy

C. nhiệt độ sôi

D. Cả A, B và C

Đáp án: D

Giải thích: Liên kết hydrogen ảnh hưởng tới tính chất của nước như: đặc điểm tập hợp, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi.

Câu 9. Nguyên nhân dẫn tới sự phân cực của các phân tử HCl, SO2, … là do

A. liên kết ion

B. liên kết cộng hóa trị không cực

C. liên kết cộng hóa trị có cực

D. liên kết hydrogen

Đáp án: C

Giải thích:

Nguyên nhân dẫn tới sự phân cực của các phân tử HCl, SO2, … là do liên kết cộng hóa trị có cực.

Câu 10. Phân tử nào dưới đây không có cực

A. HCl

B. CO2

C. H2O

D. NH3

Đáp án: B

Giải thích:

Liên kết C = O trong phân tử CO2 là liên kết có cực. Tuy nhiên phân tử CO2 có cấu tạo thẳng, hai liên kết C = O lại có cực ngược chiều nhau nên triệt tiêu lẫn nhau khi xét cho cả phân tử. Do đó phân tử CO2 không có cực.

Câu 11. Hợp chất nào dưới đây tạo được liên kết hydrogen liên phân tử?

A. CH4

B. NH3

C. PH3

D. H2S

Đáp án đúng là: B

Hợp chất nào dưới đây tạo được liên kết hydrogen liên phân tử là NH3.

Liên kết hydrogen giữa nguyên tử H (liên kết với nguyên tử N có độ âm điện lớn) với nguyên tử N còn cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết.

Trắc nghiệm Hóa 10 Chân trời sáng tạo Bài 11 (có đáp án): Liên kết hydrogen và tương tác van der waals

Câu 12. Khẳng định đúng là

A. NH3 có độ tan trong nước lớn hơn PH3

B. NH3 có độ tan trong nước thấp hơn PH3

C. NH3 có độ tan trong nước tương tự PH3

D. Cả A, B và C đều sai.

Đáp án đúng là: A

NH3 có độ tan trong nước lớn hơn PH3 là đúng vì NH3 có thể tạo liên kết hydrogen với nước còn PH3 thì không. Do đó NH3 tan tốt trong nước.

Trắc nghiệm Hóa 10 Chân trời sáng tạo Bài 11 (có đáp án): Liên kết hydrogen và tương tác van der waals

Câu 13. Trong phân tử, khi các electron di chuyển tập trung về một phía bất kì của phân tử sẽ hình thành nên các

A. lưỡng cực tạm thời

B. lưỡng cực cảm ứng

C. lưỡng cực vĩnh viễn

D. một ion âm

Đáp án đúng là: A

Trong phân tử, khi các electron di chuyển tập trung về một phía bất kì của phân tử sẽ hình thành nên các lưỡng cực tạm thời.

Trắc nghiệm Hóa 10 Chân trời sáng tạo Bài 11 (có đáp án): Liên kết hydrogen và tương tác van der waals

Câu 14. Tương tác van der Waals là lực tương tác yếu giữa các phân tử, được hình thành do sự xuất hiện của các

A. ion âm và ion dương

B. lưỡng cực tạm thời

C. lưỡng cực cảm ứng

D. Cả B và C.

Đáp án đúng là: D

Tương tác van der Waals là lực tương tác yếu giữa các phân tử, được hình thành do sự xuất hiện của các lưỡng cực tạm thời và lưỡng cực cảm ứng.

Câu 15. Tương tác van der Waals làm

A. giảm nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất

B. giảm nhiệt độ nóng chảy và tăng nhiệt độ sôi của các chất

C. tăng nhiệt độ nóng chảy và giảm nhiệt độ sôi của các chất

D. tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất

Đáp án đúng là: D

Tương tác van der Waals làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất.

Câu 16. Loại liên kết yếu được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn, thường là F, O, N) với một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn thường là F, O, N) còn cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết là

A. liên kết ion

B. liên kết cộng hóa trị có cực

C. liên kết cộng hóa trị không cực

D. liên kết hydrogen

Đáp án đúng là: D

Liên kết hydrogen là loại liên kết yếu được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn, thường là F, O, N) với một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn thường là F, O, N) còn cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết.

Câu 17. H2O có nhiệt độ sôi cao hơn H2S là vì

A. H2O có kích thước phân tử nhỏ hơn H2S

B. H2O có khối lượng phân tử nhỏ hơn H2S

C. Giữa các phân tử H2O có liên kết hydrogen

D. Cả A, B và C đều sai

Đáp án đúng là: C

H2O có nhiệt độ sôi cao hơn H2S là vì giữa các phân tử H2O có liên kết hydrogen.

Trắc nghiệm Hóa 10 Chân trời sáng tạo Bài 11 (có đáp án): Liên kết hydrogen và tương tác van der waals

Câu 18. Một phân tử nước có thể tạo liên kết hydrogen tối đa với bao nhiêu phân tử nước khác?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án đúng là: D

Trong một phân tử nước, nguyên tử O mang phần điện tích âm còn 2 electron hóa trị chưa tham gia liên kết. Hai nguyên tử H mỗi nguyên tử mang một phần điện tích dương.

Trắc nghiệm Hóa 10 Chân trời sáng tạo Bài 11 (có đáp án): Liên kết hydrogen và tương tác van der waals

Như vậy:

+ Nguyên tử O có thể tạo liên kết hydrogen với tối đa 2 nguyên tử H ở các phân tử nước khác.

+ 2 nguyên tử H, mỗi nguyên tử H liên kết tối đa được với một nguyên tử O của phân tử nước khác.

Vậy một phân tử nước có thể tạo liên kết hydrogen tối đa với 4 phân tử nước khác.

Câu 19. Giữa các phân tử C2H5OH

A. không tồn tại liên kết hydrogen

B. tồn tại liên kết hydrogen giữa nguyên tử H (liên kết với C) và nguyên tử O

C. tồn tại liên kết hydrogen giữa nguyên tử H (liên kết với O) và nguyên tử O

D. tồn tại liên kết hydrogen giữa nguyên tử H (liên kết với O) và nguyên tử C

Đáp án đúng là: C

Giữa các phân tử C2H5OH tồn tại liên kết hydrogen giữa nguyên tử H (liên kết với O có độ âm điện lớn) và nguyên tử O còn cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết.

Trắc nghiệm Hóa 10 Chân trời sáng tạo Bài 11 (có đáp án): Liên kết hydrogen và tương tác van der waals

Câu 20. Trong dung dịch NH3 (hỗn hợp NH3 và H2O) tồn tại số loại liên kết hydrogen là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án đúng là: D

Liên kết hydrogen giữa nguyên tử H (liên kết với nguyên tử N có độ âm điện lớn) với nguyên tử N còn cặp electron hóa trị riêng.

Trắc nghiệm Hóa 10 Chân trời sáng tạo Bài 11 (có đáp án): Liên kết hydrogen và tương tác van der waals

Liên kết hydrogen giữa nguyên tử H (liên kết với nguyên tử N có độ âm điện lớn) với nguyên tử O còn cặp electron hóa trị riêng.

Trắc nghiệm Hóa 10 Chân trời sáng tạo Bài 11 (có đáp án): Liên kết hydrogen và tương tác van der waals

Liên kết hydrogen giữa nguyên tử H (liên kết với nguyên tử O có độ âm điện lớn) với nguyên tử O còn cặp electron hóa trị riêng.

Trắc nghiệm Hóa 10 Chân trời sáng tạo Bài 11 (có đáp án): Liên kết hydrogen và tương tác van der waals

Liên kết hydrogen giữa nguyên tử H (liên kết với nguyên tử O có độ âm điện lớn) với nguyên tử N còn cặp electron hóa trị riêng.

Trắc nghiệm Hóa 10 Chân trời sáng tạo Bài 11 (có đáp án): Liên kết hydrogen và tương tác van der waals

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học chi tiết khác:

50 Bài tập về nguyên tố hóa học (có đáp án)

50 Bài tập về cấu trúc lớp vỏ electron nguyên tử (có đáp án)

50 Bài tập thành phần của nguyên tử (có đáp án)

50 Bài tập Cấu tạo nguyên tử (có đáp án)

30 bài tập về phương pháp bảo toàn electron (2024) có đáp án chi tiết nhất

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!