30 Bài tập về Cấu tạo và tính chất của amin, amino axit và protein (2024) có đáp án chi tiết nhất

1900.edu.vn xin giới thiệu tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 12: Cấu tạo và tính chất của amin, amino axit và protein hay, chi tiết cùng với câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Hóa học lớp 12. Mời các bạn đón xem:

Bài tập về Cấu tạo và tính chất của amin, amino axit và protein

I. Lý thuyết và phương pháp giải

1. Cấu tạo phân tử

    - Amin: R – NH2

    - α - Amino axit:

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

    - Peptit:

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

2. Tính chất hóa học

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

3. Phương pháp giải

+ Bước 1: Tính số mol các chất đề bài đã cho số liệu và viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.

+ Bước 2: Tính toán luôn theo phương trình phản ứng hóa học hoặc đặt ẩn nếu đề bài là hỗn hợp.

+ Bước 3: Lập phương trình toán học và giải phương trình Số mol các chất cần tìm.

+ Bước 4: Tính toán theo yêu cầu đề bài.

Lưu ý: Trong một hỗn hợp mà có nhiều phản ứng xảy ra thì phản ứng trung hoà được ưu tiên xảy ra trước.

II. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho ba dung dịch có cùng nồng độ mol: (1) H2NCH2COOH, (2) CH3COOH, (3) CH3CH2NH2. Dãy các dung dịch xếp theo thứ tự pH tăng dần là

A. (3), (1), (2).

B. (1), (2), (3).

C. (2), (3), (1).

D. (2), (1), (3).

Đáp án: D

Ví dụ 2: Phát biểu nào sau đây là sai ?

A. Cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng.

B. Dung dịch lysin làm xanh quỳ tím.

C. Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa trắng.

D. Dung dịch glyxin không làm đổi màu quỳ tím.

Đáp án: A

Ví dụ 3: Cho 24,25 gam muối H2NCH2COONa tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl (dư), thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

A. 33,38.    B. 16,73.    C. 42,50.    D. 13,12.

Đáp án: C

H2NCH2COONa + 2HCl → ClH3NCH2COOH + NaCl

Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12

⇒ nHCl = 2.0,25 = 0,5 mol

Bảo toàn khối lượng: m = 24,25 + 0,5.36,5 = 42,5 gam

III. Bài tập tự luyện

Bài 1: Sau khi đựng anilin, có thể chọn cách rửa nào sau đây để có dụng cụ thủy tinh sạch ?

A. Rửa bằng nước sau đó tráng bằng dung dịch kiềm.

B. Rửa bằng dung dịch axit sau đó tráng bằng nước.

C. Rửa bằng dung dịch kiềm sau đó tráng bằng nước.

D. Rửa bằng nước sau đó tráng bằng dung dịch axit.

Đáp án: B

Để rửa được anilin thì cần dùng axit để pư xảy ra

C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl

→ Sau đó rửa bằng nước để C6H5NH3Cl ra khỏi dụng cụ mang theo anilin

Bài 2: Để tách phenol ra khỏi hh phenol, anilin, benzen, người ta cần dùng lần lượt các hóa chất nào sau đây (không kể các phương pháp vật lí)

A. NaOH, HCl.      B. H2O, CO2.

C. Br2, HCl.      D. HCl, NaOH.

Đáp án: A

Để tách phenol ra khỏi hh phenol, anilin, benzen: Cho NaOH vào hỗn hợp trên, lắc đều rồi để cho dung dịch phân lớp và đem chiết lấy phần dung dịch ở dưới là hỗn hợp gồm C6H5ONa và NaOH dư ( do anilin và benzen không phản ứng không tan trong nước nên ở lớp trên) cho hỗn hợp vừa chiết qua HCl dư thì thu được phenol kết tủa

PT: C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

C6H5ONa + HCl → C6H5OH + NaCl

Bài 3: Thuỷ phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là:

A. 81,54      B. 66,44

C. 111,74      D. 90,6

Đáp án: A

nAla = 0,32 mol; nAla–Ala = 0,2 mol; nAla-Ala-Ala = 0,12 mol

Bảo toàn nguyên tố N: nAla + 2 nAla–Ala + 3 nAla-Ala–Ala = 4nAla-Ala-Ala-Ala

⇒ nAla-Ala-Ala-Ala = (0,32 + 0,2. 2 + 0,12. 3)/4 = 0,27 mol

⇒ m = 0,27. (89. 4 - 18. 3) = 81,54 gam

Bài 4: Cho 3 hoặc 4 giọt chất lỏng X tinh khiết vào một ống nghiệm có sẵn 1 - 2ml nước, lắc đều thu được một chất lỏng trắng đục, để yên một thời gian thấy xuất hiện hai lớp chất lỏng phân cách. Cho 1 ml dung dịch HCl vào và lắc mạnh lại thu được một dung dịch đồng nhất. Cho tiếp vào đó vài giọt dung dịch NaOH thấy xuất hiện hai lớp chất lỏng phân cách. Chất X là:

A. Hồ tinh bột

B. Anilin

C. Phenol lỏng

D. Lòng trắng trứng

Đáp án: B

A nilin là chất lỏng, ít tan trong nước nên phân lớp trong nước. Anilin tác dụng với HCl tạo ra muối tan C6H5NH3Cl, muối này tác dụng với NaOH giải phóng anilin nên sau khi tác dụng với NaOH dung dịch lại phân lớp.

Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn 43,1 gam hỗn hợp X gồm axit đơn no hở (RCOOH), glyxin, alalin và Axit glutamic thu được 1,4 mol CO2 và 1,45 mol H2O. Mặt khác 43,1 gam X tác dụng vừa đủ với 0,3 mol HCl. Nếu cho 43,1 gam hỗn hợp X tác dụng với 0,7 mol NaOH trong dung dịch sau đó cô cạn thì thu được khối lượng chất rắn khan là :

A. 58,5 gam      B. 60,3 gam

C. 71,1 gam      D. 56,3 gam

Đáp án: B

nHCl = n-NH2 = nN = 0,3 mol

mO = mX – mC – mH – mN = 43,1 – 1,4. 12 – 2. 1,45. 1 – 0.3.14 = 19,2

⇒ n–COOH = 1/2. nO = 1/2. 19,2/16 = 0,6 mol

⇒ nNaOH pư = nH2O = 0,6 mol

mc/rắn = mX + mNaOH – mH2O = 43,1 + 0,7.40 – 0,6.18 = 60,3 gam

Bài 6: Thủy phân hết m gam tetrapeptit Gly-Gly-Gly-Gly (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 24 gam Gly, 26,4 gam Gly-Gly và 22,68 gam Gly-Gly-Gly. Giá trị của m là:

A. 73,08.    B. 133,32    C. 66,42    D. 61,56

Đáp án: C

Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12

nGly-Gly-Gly-Gly = a mol

⇒4a = 0,32 + 0,2.2 + 0,12.3⇒ a = 0,27

⇒ m = 0,27(75,4 - 18.3) = 66,42 gam

Bài 7: Amino axit X trong phân tử chỉ chứa hai loại nhóm chức. Cho 0,15 mol X tác dụng vừa đủ với 0,3 mol NaOH, thu được 26,55 gam muối, số nguyên tử hiđro trong phân tử X là:

A.9. B. 6.    C.7.    D. 8.

Đáp án: C

X: (H2N)nR(COOH)m ( 0,15 mol) ⇒ 0,15m = 0,3 ⇒ m= 2

Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12

⇒ R = 16n + 45.2 = 133

⇒ R + 16n = 43 ⇒ n = 1; R = 27 (C2H3) ⇒ X: H2NC2H3(COOH)2

Bài 8: Hỗn hợp X gồm 2 amino axit no (chi có nhóm chức -COOH và -NH2 trong phân tử), trong đó tì lệ mo : mN = 80 : 21. Để tác dụng vừa đủ với 7,66 gam hồn hợp X cần 60 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác, đốt cháy hòan toàn 7,66 gam hỗn hợp X cần 6,384 lít O2 (đktc). Dần toàn bộ sản phẩm cháy (CO2, H2O, và N2) vào nước vôi trong dư thì khối lượng kết tủa thu được là:

A. 26 gam.    B. 30 gam.    C. 40 gam.    D. 20 gam.

Đáp án: A

nN = nH+ = 0,06 mol ⇒ mN = 0,06.14 = 0,84 gam ⇒ mO = 3,2 gam

mX = 12nCO2 + 2nH2O + 3,2 + 0,84 = 7,66 gam ⇒ 12nCO2 + 2nH2O = 3,62 (1)

Bảo toàn khối lượng: 44nCO2 + 18nH2O + 0,84 = 7,66 + 0,285.32

⇒ 44nCO2 + 18nH2O = 15,94 (2)

(1),(2) ⇒nCO2 = 0,26 mol⇒ m = 0,26.100 = 26 gam

Bài 9: Peptit có CTCT    như    sau: H2NCHCH3CONHCH2CONHCHCH(CH3)2COOH. Tên gọi đúng của peptit trên là

A. Ala-Ala-Val.

B. Ala-Gly-Val.

C. Gly-Ala-Gly.

D. Gly-Val-Ala.

Đáp án: B

Đây là peptit do đó ta để ý các peptit nối với nhau bởi liên kết CO-NH:

H2NCHCH3CO-NHCH2CO-NHCHCH(CH3)2COOH

⇒ Tên gọi của amin là Ala-Gly-Val

Bài 10: Tripeptit X có công thức sau: H2N–CH2–CO–NH–CH(CH3)–CO–NH–CH(CH3)–COOH. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong 400 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là :

A. 28,6 gam.      B. 22,2 gam.

C. 35,9 gam      D. 31,9 gam

Đáp án: C

Áp dụng bảo toàn khối lượng:

mpeptit + mNaOH = mrắn + mH2O

mrắn = 0,1. 217 + 0,4. 40 – 0,1. 1,8 = 35,9

Bài 11: Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein đổi màu ?

A. glyxin    B. metylamin    C. axit axetic    D. alanin

Đáp án: B

Bài 12: Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ nào sau đây thu được sản phẩm có chứa N2 ?

A. xenluloza    B. protein    C. chất béo    D. tinh bột

Đáp án: B

Câu 13:Anilin và phenol đều có phản ứng vớ

A. dd NaOH

B. dd HCl

C. dd NaCl

D. nước Br2.

Lời giải:

Anilin (C6H5NH2) và phenol (C6H5OH) đều có phản ứng với nước Br2

→ Đáp án D

Câu 14:C3H9N có bao nhiêu đồng phân amin?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Lời giải:

1.CH3-CH2-CH2-NH2:propan-1-amin

2.CH3-CH2-NH-CH3:N-metyl-etan-1-amin

3.CH3-CH(CH3)-NH2:propan-2-amin

4.(CH3)3-N: trimetyl amin

 

→ Đáp án C

Câu 15: Khi cho etylamin vào dung dịch FeCl3 ,hiện tượng nào xảy ra có:

A. khí bay ra

B. kết tủa màu đỏ nâu

C. khí mùi khai bay ra

D.Không hiện tượng gì.

Lời giải:

3C2H5NH2 + FeCl3 + 3H2O → Fe(OH)3↓ + 3C2H5NH3Cl

→ Đáp án B

Câu 16:Nhận biết ba dung dịch chứa ba chất glixin, metylamin, axit axêtic người ta dùng:

A . Quỳ tím

B . Dung dịch NaOH

C . Dung dịch HCl

D . Tất cả đều đúng.

Lời giải:

Để phân biết 3 dung dịch trên ta dùng quỳ tím:

Glyxin → Quỳ không đổi màu.

Axit axetc → Quỳ hóa hồng.

Etylamin → Quỳ hóa xanh.

→ Đáp án A

Câu 17: . Điều khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Các amin đều có tính bazơ vì thế dung dịch của chúng đều làm quì tím hóa xanh.

B. Các amino axit đều có tính lưỡng tính nên dung dịch của chúng không làm đổi màu quì tím.

C. Các peptit đều cho được phản ứng màu biure.

D. CH3 -CH(NH2 )COOH có tên thay thế là α-aminopropanoic.

Lời giải:

A sai ví dụ anilin không làm đổi màu quỳ tím

B sai vì các aminoaxit có số nhóm -NH2 bằng số nhóm -COOH thì mới không làm đổi màu quỳ tím

C sai vì đipeptit không tham gia phản ứng màu biure

 

 

→ Đáp án D

Câu 18:

A. C6 H5 NH2 .

B. CH3 NH2 .

C. H2 N-CH2 -COOH.

D. CH3 -CH(NH2 )-COOH.

Lời giải:

Glyxin là H2 N-CH2 -COOH.

→ Đáp án C

Câu 19: Cho dãy các chất: C6 H5 NH2 (anilin), H2 NCH2 COOH, CH3 CH2COOH, CH3 CH2 CH2 NH2 , C6 H5 OH (phenol). Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là:

A. 4.

B. 2.

C. 3.

D. 5.

Lời giải:

Các chất tác dụng với HCl là: C6 H5 NH2 , H2 NCH2 COOH, CH3 CH2 CH2 NH2

→ Đáp án C

Câu 20:. Số đồng phân tripeptit tạo thành từ 1 phân tử glyxin và 2 phân tử alanin là

A. 2.

B. 3.

C. 5.

D. 4.

Lời giải:

Các đồng phân là: Gly−Ala−Ala; Ala−Ala−Gly; Ala−Gly−Ala.

→ Đáp án B

Câu 21: Kết tủa xuất hiện khi nhỏ dung dịch brom vào

A. ancol etylic.

B. benzen.

C. anilin.

D. axit axetic.

Lời giải:

C6H5-NH2 + 3Br2 → C6H2(Br)3-NH2→ + 3HBr

→ Đáp án C

Câu 22:Phản ứng nào dưới đây KHÔNG thể hiện tính bazơ của amin?

A. CH3NH2 + H2O → CH3NH3+ + OH

B. C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl

C. Fe3+ + 3CH3NH2 + 3H2O →Fe(OH)3 + 3CH3NH3+

D. CH3NH2 + HNO2 →CH3OH + N2 + H2O

Lời giải:

D.Trong phản ứng này, amin thể hiện tính khử.

→ Đáp án D

Câu 23:Có bao nhiêu amino axit có cùng công thức phân tử C3H7O2N?

A. 3 chất.

B. 4 chất.

C. 2 chất.

D. 1 chất.

Lời giải:

Có 2 đồng phân thỏa mãn là CH3-CH(NH2)-COOH và H2N-CH2-CH2-COOH

→ Đáp án C

Câu 24:Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Cho vài giọt CuSO4 và dd NaOH vào dd lòng trắng trứng thì dd chuyển sang màu xanh tím

B. Cho HNO3 đặc vào dd lòng trắng trứng thì thấy xuất hiện tủa trắng, khi đun sôi thì tủa chuyển sang màu vàng

C. Axit lactic được gọi là axit béo

D. Lipit là một hợp chất este

Lời giải:

A, đúng, do CuSO4 phản ứng với NaOH tạo thành Cu(OH)2, chất này có phản ứng đặc tạo màu tím đặc trưng với lòng trắng trứng

B, đúng, HNO3 cũng có phản ứng tạo màu vàng đặc trưng với lòng trắng trứng

C, sai, axit béo là các axit monocacboxylic có số chẵn các nguyên tử C (từ 12C đến 24C), nên axit lactic hoàn toàn không thể là axit béo

D, đúng, lipit là 1 hợp chất este phức tạo

→ Đáp án C

Câu 25: Chất tham gia phản ứng trùng ngưng là

A. C2H5OH.

B. CH2 = CHCOOH.

C. H2NCH2COOH.

D. CH3COOH.

Lời giải:

Để có phản ứng trùng ngưng là các monome tham gia phản ứng phải có ít nhất 2 nhóm chức có khả năng phản ứng để tạo được liên kết với nhau.

→ Đáp án C

Câu 26:Tripeptit là hợp chất:

A. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit giống nhau.

B. có 2 liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc α-amino axit.

C. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit khác nhau.

D. mà mỗi phân tử có 3 liên kết peptit.

Lời giải:

Trong hợp chất tripeptit chứa 3 mắt xích phải là cácα −amino axit → loại A, C

Số liên kết peptit trong tripeptit là 2 →loại D

nPeptit = 1 và ∑nAmino axit = 5 ⇒ Penta peptit.

Thủy phân không hoàn toàn peptit A thu được tri peptit Gly−Gly−Val → Loại C và

D. Ngoài ra còn có đi peptit là Gly–Ala Loại A ⇒

→ Đáp án B

Câu 27:Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2

B. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α−amino axit được gọi là liên kết peptit.

C. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α−amino axit.

D. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.

Lời giải:

D sai, do chỉ có protein hình cầu tan trong nước tạo thành dung dịch keo, còn protein hình sợi hoàn toàn không tan trong nước.

→ Đáp án C

Câu 28:Số nhóm amino và số nhóm cacboxyl có trong một phân tử axit glutamic tương ứng là

A. 1 và 1.

B. 2 và 2.

C. 2 và 1.

D. 1 và 2.

Lời giải:

Axit glutamic là HOOC-[CH2 ]2 -CH(NH2 )-COOH.

Trong phân tử axit glutamic có 1 nhóm -NH2 và 2 nhóm -COOH

→ Đáp án D

Câu 29:Thuốc thử nào để nhận biết các dung dịch: Lòng trắng trứng (anbumin) , glucozơ, glixerol, anđehit axetic

A. Cu(OH)2 /OH- đun nóng.

B. dung dịch AgNO3 /NH3 .

C. dung dịch HNO3 đặc.

D. dung dịch Brom.

Lời giải:

Dùng Cu(OH)2 /OH-:

+) Glucozo: Cu(OH)2 tan ở nhiệt độ thường và tạo kết tủa đỏ gạch Cu2 O khi đun nóng

+) Glixerol: Cu(OH)2 chỉ tan ở nhiệt độ thường

+) andehit axetic: chỉ tạo kết tủa đỏ gạch Cu2 O khi đun nóng

+) Lòng trắng trứng: phản ứng màu biure tạo màu tím

+) rượu etylic: không có phản ứng

→ Đáp án A

Câu 30: Chất nào sau đây vừa tác dụng được với H2 NCH2 COOH, vừa tác dụng được với CH3 NH2 ?

A. NaCl.

B. HCl.

C. CH3OH.

D. NaOH.

Lời giải:

Do cùng có nhóm NH2 nên chỉ HCl mới có khả năng phản ứng với nhóm chức này trong 4 đáp án.

→ Đáp án B

Xem thêm các dạng bài tập hay khác:

30 Bài tập về Vật liệu polime (2024) có đáp án chi tiết nhất

70 Bài tập về Peptit và protein (2024) có đáp án chi tiết nhất

95 Bài tập về Polime (có đáp án năm 2024) hay nhất

70 Bài tập về Amino axit (2024) có đáp án chi tiết nhất

70 Bài tập về Amin (2024) có đáp án chi tiết nhất

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!