Bài tập về Axit Glutamic
I. Lý thuyết và phương pháp giải
1. Định nghĩa
- Định nghĩa: Axit glutamic là một α-amino axit với công thức hóa học C5H9O4N
- Công thức phân tử: C5H9O4N
- Công thức cấu tạo: HOOC-CH(NH2)-(CH2)2-COOH
- Tên gọi:
+ Tên thay thế: Axit 2-aminopentađioic
+ Tên bán hệ thống: Axit α-aminoglutaric
+ Tên thường: Axit glutamic
- Kí hiệu: Glu
2. Tính chất vật lí và nhận biết
- Axit glutamic là chất rắn màu trắng, tan trong nước.
3. Tính chất hóa học
Tác dụng với dung dịch bazơ (do có nhóm COOH):
Axit glutamic có tính axit nên nó làm đổi màu qùy tím
Tác dụng với dung dịch axit (do có nhóm NH2):
- Tác dụng với dung dịch bazơ (do có nhóm COOH)
- Tác dụng với dung dịch axit (do có nhóm NH2)
Phản ứng este hóa nhóm COOH :
Tương tự axit cacboxylic, axit gultamic phản ứng được với ancol cho ra este
4. Phương pháp giải
- Bước 1: Viết PTHH.
- Bước 2: Tính toán theo PTPU (có thể đặt ẩn).
- Bước 3: Tính toán theo yêu cầu của đề bài.
II. Ví dụ minh hoạ
Ví dụ 1: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic ( trong đó nguyên tố oxi chiếm 41,2 % về khối lượng ) Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 20,532 gam muối. Giá trị của m là
Lời giải:
Trong X có mO = 0,412m → nO(X) = 0,02575m
→ nCOOH = 0,012875m
→mmuối = mX + 22nCOOH = m + 22.0,012875m = 20,532 → m = 16
Ví dụ 2: Hỗn hợp X gồm alanin, axit glutamic và axit acrylic. Hỗn hợp Y gồm propen và trimetylamin. Đốt cháy hoàn toàn a mol X và b mol Y thì tổng số mol oxi cần dùng vừa đủ là 1,14 mol, thu được H2O; 0,1 mol N2 và 0,91 mol CO2. Mặt khác, khi cho a mol X tác dụng với dung dịch KOH dư thì lượng KOH phản ứng là m gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
Lời giải:
Quy X và Y về CH2, COO và NH3 ⇒ nNH3 = 2nN2 = 0,2 mol.
COO ⇌ CO2 ⇒ không bị đốt ⇒ nO2 = 1,5nCH2 + 0,75nNH3 ⇒ nCH2 = 0,66 mol.
⇒ nCOO = 0,91 – 0,66 = 0,25 mol ⇒ m = 0,24 × 56 = 14(g)
Ví dụ 3: Hỗn hợp X gồm glyxin, axit glutamic và axit metacrylic. Hỗn hợp Y gồm etilen và đimetylamin. Đốt cháy a mol X và b mol Y thì tổng số mol khí oxi cần dùng vừa đủ là 2,625 mol O2, thu được H2O; 0,2 mol N2 và 2,05 mol CO2. Mặt khác, khi cho a mol X tác dụng với dung dịch NaOH dư thì lượng NaOH đã phản ứng là m gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
Lời giải:
Quy X và Y về CH2, COO và NH3 ⇒ nNH3 = 2nN2 = 0,4 mol.
COO ⇌ CO2 ⇒ không bị đốt ⇒ nO2 = 1,5nCH2 + 0,75nNH3 ⇒ nCH2 = 1,55 mol.
⇒ nCOO = 2,05 – 1,55 = 0,5 mol ⇒ m = 0,5 × 40 = 20(g)
III. Bài tập vận dụng
Bài 1: Cho 0,15 mol axit Glutamic vào 175ml dung dịch HCl 2M thu dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, tính số mol NaOH
Lời giải:
Ta có nHCl = 0,175.2 = 0,35
Coi hỗn hợp phản ứng với NaOH gồm H2N-C3H5-(COOH)2 và HCl
HCl + NaOH → NaCl + H2O
0,35mol 0,35mol
H2N-C3H5-(COOH)2 + 2NaOH → H2N-C3H5-(COONa)2 + 2H2O
0,15mol 0,3 mol
nNaOH = 0,35 + 0,3 = 0,65 mol
Bài 2: Cho 13,23 gam axit glutamic phản ứng với 200 ml dd HCl 1M, thu được dung dịch X. Cho 400 ml dung dịch NaOH 1M vào X, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam chất rắn khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, giá trị của m là:
Lời giải:
Ta có: nAxit glutamic = 0,09 mol, nHCl = 0,2 mol
⇒ ∑nCOOH + H+ = 0,09×2 + 0,2 = 0,38 mol.
+ nNaOH = 0,34 mol < ∑nCOOH + H+ = 0,38 mol
⇒ nH2O tạo thành = 0,38 mol
Bảo toàn khối lượng ta có:
mChất rắn = 13,23 + 0,2×36,5 + 0,4×40 – 0,38×18 = 29,69 gam.
Bài 3: Cho 0,1 mol axit glutamic vào 150 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho dung dịch NaOH dư vào X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH tham gia phản ứng là
Lời giải:
Ta xem như hỗn hợp axit glutamic và HCl phản ứng vừa đủ với NaOH.
⇒ Ta có ∑n(–COOH) + ∑nH+ = ∑nOH–
⇒ ∑nOH– = 2nAxit glutamic + nHCl = 0,1×2 + 0,15×2 = 0,5 mol = nNaOH cần pứ
Bài 4: Viết 2 phương trình hóa học tiêu biểu về Axit glutamic
Lời giải:
NH2C3H5(COOH)2 + 2NaOH → NH2C3H5(COONa)2 + 2H2O
NH2C3H5(COOH)2 + 2KOH → NH2C3H5(COOK)2 + 2H2O
Bài 5: Cho m gam axit glutamic vào dung dịch NaOH thu được dung dịch X chứa 23,1 gam chất tan. Để tác dụng vừa đủ với chất tan trong X cần dùng 200ml dung dịch HCl 1M và H2SO4 0,5M thu được dung dịch chứa 38,4 gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là:
Lời giải:
Bài 6: Cho các chất: axit glutamic, saccarozơ, metylamoni clorua, vinylaxetat, phenol, glixerol, gly-gly. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH loãng, nóng là
Lời giải:
Các chất thỏa mãn : axit glutamic, metylamoni clorua, vinylaxetat, phenol, gly-gly.
Câu 7: Cho m gam axit aminoaxetic tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. Để phản ứng hoàn toàn với các chất tan trong X cần 160 gam dung dịch NaOH 10%. Cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là
A. 19,4 gam.
B. 11,7 gam.
C. 31,1 gam.
D. 26,7 gam.
Hướng dẫn giải:
Đáp án C.
Quy quá trình về: Gly + 0,2 mol HCl + NaOH vừa đủ.
nNaOH = 160 . 0,1 : 40 = 0,4 mol ⇒ nGly = 0,4 - 0,2 = 0,2 mol.
► Rắn khan gồm 0,2 mol Gly-Na và 0,2 mol NaCl.
mrắn = 0,2 . 97 + 0,2 . 58,5 = 31,1(g) ⇒ chọn C.
Câu 8: Cho 3,75 gam amino axit X tác dụng vừa hết với dung dịch NaOH thu được 4,85 gam muối. Công thức của X là
A. H2N-(CH2)3-COOH.
B. H2N-(CH2)2-COOH.
C. H2N-CH2-COOH.
D. H2N-CH(CH3)-COOH.
Hướng dẫn giải:
Đáp án C.
Có
Công thức của X là H2NCH2COOH.
Câu 9: Cho 0,15 mol hỗn hợp X gồm H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) và (H2N)2C5H9COOH (Lysin) vào 200 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y. Y phản ứng vừa hết với 400 ml dung dịch NaOH 1M. Số mol lysin trong X là:
A. 0,1
B. 0,05
C. 0,75
D. 0,8
Hướng dẫn giải:
Đáp án A.
Câu 10: Amino axit X chứa một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với NaOH, thu được 8,88 gam muối. Mặt khác, cho m gam X tác dụng vừa đủ với HCl, thu được 10,04 gam muối. Công thức của X là
A. H2N-C2H4-COOH.
B. H2N-C3H4-COOH.
C. H2N-C3H6-COOH.
D. H2N-CH2-COOH.
Hướng dẫn giải:
Đáp án A.
Áp dụng tăng giảm khối lượng có:
=> Công thức của X là CH3CH(NH2)COOH.
Câu 11: Cho 0,01 mol một aminoaxit X tác dụng vừa đủ với 40 ml dung dịch NaOH 0,25M. Mặt khác 1,5 gam X tác dụng vừa đủ với 40 ml dung dịch KOH 0,5M. Tên gọi của X là
A. glyxin.
B. alanin.
C. axit glutamic.
D. lysin.
Hướng dẫn giải:
Đáp án A.
X có 1 chức -COOH.
1,5 g X + vừa đủ 0,02 mol KOH
TH1: Nếu X có 1 chức -NH2:
=> Công thức của X là H2NCH2COOH (glyxin).
TH2: Nếu X có 2 chức -NH2:
=> Không tìm được công thức phù hợp.
Câu 12: Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là
A. 0,70.
B. 0,50.
C. 0,65.
D. 0,55.
Hướng dẫn giải:
Đáp án C.
Vì axit glutamic có chứa 2 gốc COOH nên số mol COOH là 0,15.2=0.3(mol)
nNaOH = nCOOH + nHCl = 0,3 + 0,175.2 = 0,65 mol
Câu 13: Cho m gam hỗn hợp 2 amino axit (trong phân tử chỉ chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl) tác dụng với 110 ml dung dịch HCl 2M được dung dịch X. Để phản ứng hết với các chất trong X cần dùng 200 gam dung dịch NaOH 8,4% được dung dịch Y. Cô cạn Y được 34,37 gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 15,1 gam.
B. 16,1 gam.
C. 17,1 gam.
D. 18,1 gam.
Hướng dẫn giải:
Đáp án C.
Câu 14: Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (dư), thu được dung dịch chứa gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được dung dịch Z chứa gam muối. Giá trị của m là
A. 112,2
B. 165,6
C. 123,8
D. 171,0
Hướng dẫn giải:
Đáp án A.
Gọi nAla = a mol; nglu = b mol
nNaOH = a+2b mol; nHCl = a +b
Bảo toàn khối lượng ta có:
Câu 15: Dung dịch X chứa và Để tác dụng hết với dung dịch X cần tối đa V ml dung dịch đun nóng thu được dung dịch Y. Giá trị của V là
A. 220
B. 200
C. 120
D. 160
Hướng dẫn giải:
Đáp án A.
Xem thêm các dạng bài tập Hoá học 12 khác:
60 Bài tập về Saccarozơ. tinh bột và xenlulozơ (2024) có đáp án chi tiết nhất
30 Bài tập về Hợp kim của sắt (2024) có đáp án chi tiết nhất
70 Bài tập Hóa học và vấn đề môi trường (có đáp án năm 2023) - Hóa học 12
30 Bài tập về Sự ăn mòn kim loại (2024) có đáp án chi tiết nhất
70 Bài tập về Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ (2024) có đáp án chi tiết nhất