70 Bài tập về Amin (2024) có đáp án chi tiết nhất

1900.edu.vn xin giới thiệu: Tổng hợp các dạng bài tập Amin Hóa học 12. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức đã học, tự luyện tập nhằm học tốt môn Hóa học 12, giải bài tập Hóa học 12 tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Bài tập về Amin

Kiến thức cần nhớ

Khái niệm, phân loại và danh pháp

1. Khái niệm

Khi thay thế nguyên tử hiđro trong phân tử NH3 bằng gốc hiđrocacbon ta thu được amin.

- Ví dụ:

CH3NH2;  CH3NHCH3CH3NCH3                CH3;  CH2=CHCH2NH2; C6H5NH2                                                                                             

2. Phân loại

Amin được phân loại theo hai cách thông dụng nhất:

a) Theo gốc hiđrocacbon

– Amin mạch hở: CH3NH2, C2H5NH2, ...

– Amin thơm: C6H5NH2, CH3C6H4NH2, ...

– Amin dị vòng :Luyện tập cấu tạo và tính chất của cacbohiđrat (ảnh 1) ;…

b) Theo bậc amin

  – Bậc amin thường được tính bằng số gốc hiđrocacbon liên kết với nguyên tử nitơ.

 Theo đó, các amin được phân loại thành:

Amin bậc I

Amin bậc II

Amin bậc III

R–NH2

R–NH–R’

 

R, R’ và R’’ là gốc hiđrocacbon

- Ví dụ: amin bậc I: CH3CH2CH2NH2                  

              amin bậc II: CH3CH2NHCH3               

              amin bậc III: CH3NCH3                CH3

3. Đồng phân

Amin thường có đồng phân về:

– Mạch cacbon.

– Vị trí nhóm chức. 

– Bậc của amin.

Ví dụ: Ứng với công thức phân tử C3H9N có các đồng phân:

CH3 – CH2 – CH2 – NH2

CH3 – CH (NH2) – CH3

CH3 – NH – CH2 – CH

CH3NCH3                CH3

4. Danh pháp

Tên của các amin thường được gọi theo tên gốc – chức (gốc hiđrocacbon với chức amin) và tên thay thế.

a) Tên pháp gốc – chức =  Tên gốc hiđrocacbon  + amin

Ví dụ : CH3NH2 (Metylamin), C2H5–NH2 (Etylamin), CH3CH(NH2)CH3 (Isopropylamin), ….

b) Tên thay thế = Tên hiđrocacbon + vị trí + amin

Ví dụ : CH3NH2 (Metanamin), C2H5–NH2 (Etanamin), CH3CH(NH2)CH3 (Propan - 2 - amin), ...

Tên gọi của một số amin

Luyện tập cấu tạo và tính chất của cacbohiđrat (ảnh 1)

Lưu ý:

  – Tên các nhóm ankyl đọc theo thứ tự chữ cái a, b, c, … + amin.

  – Với các amin bậc 2 và 3, chọn mạch dài nhất chứa N làm mạch chính:

           + Có 2 nhóm ankyl → thêm 1 chữ N ở đầu.

Ví dụ : CH3–NH–C2H5 : N–metyletanamin.

           + Có 3 nhóm ankyl → thêm 2 chữ N ở đầu (nếu trong 3 nhóm thế có 2 nhóm giống nhau).

Ví dụ : CH3–N(CH3)–C2H5 : N, N–đimetyletanamin.

          + Có 3 nhóm ankyl khác nhau → 2 chữ N cách nhau 1 tên ankyl.

Ví dụ : CH3–N(C2H5 )–C3H7 : N–etyl–N–metylpropanamin.

 – Khi nhóm –NH2 đóng vai trò nhóm thế thì gọi là nhóm amino. 

Ví dụ : CH3CH(NH2)COOH (axit 2–aminopropanoic).

Tính chất vật lý

– Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là những chất khí có mùi khai khó chịu, tan nhiều trong nước.

- Các amin có phân tử khối cao hơn là những chất lỏng hoặc rắn, nhiệt độ sôi tăng dần và độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng của phân tử khối.

- Các amin thơm là chất lỏng hoặc rắn và dễ bị oxi hóa. Khi để trong không khí các amin thơm bị chuyển từ không màu thành màu đen vì bị oxi  hóa.

- Các amin đều độc.

Luyện tập cấu tạo và tính chất của cacbohiđrat (ảnh 1)

Cây thuốc lá chứa amin rất độc: nicotin

Cấu tạo phân tử và tính chất hóa học

1. Cấu tạo phân tử

- Trong phân tử amin, nguyên tử nitơ còn một cặp electron tự do chưa liên kết có thể tạo liên kết cho – nhận giống NH3

Vì vậy các amin có tính bazơ tương tự NH3.

Ngoài ra, nguyên tử N trong amin có số oxi hóa -3 như trong NH3 nên amin thường dễ bị oxi hóa. Các amin thơm dễ tham gia phản ứng thế vào nhân thơm do ảnh hưởng của đôi electron chưa tham gia liên kết ở nguyên tử nitơ.

Luyện tập cấu tạo và tính chất của cacbohiđrat (ảnh 1)

2. Tính chất hoá học

a) Tính bazơ

 - Các amin tan nhiều trong nước như metylamin, etylamin … có khả năng làm xanh giấy quỳ tím hoặc  hồng phenolphtalein, có lực bazơ mạnh hơn NH3 nhờ ảnh hưởng của nhóm ankyl.

- Anilin có tính bazơ, nhưng dung dịch của nó không làm xanh giấy quỳ tím cũng không làm hồng phenolphtalein vì lực bazơ của nó yếu và yếu hơn NH3. Đó là do ảnh hưởng của gốc phenyl (tương tự phenol).

- Ta có thể so sánh lực bazơ như sau:

CH3 – NH2 > NH3 > C6H5 – NH2

  • Tác dụng với axit:  R–NH2 + HCl → R–NH3Cl

  Ví dụ:  

CH3NH2   +   HCl → CH3NH3Cl 

  • Tác dụng dung dịch muối của các kim loại có hiđroxit kết tủa

  Ví dụ : 

3CH3NH2 + FeCl3 + 3H2O → Fe(OH)3↓ + 3CH3NH3Cl 

Lưu ý : Khi cho muối của Cu2+, Zn2+, … vào dung dịch amin ( hiđroxit kết tủa  kết tủa tan (tạo phức chất).

b) Phản ứng thế ở nhân thơm của anilin

  Do ảnh hưởng của nhóm NH2 (tương tự nhóm –OH ở phenol), ba nguyên tử H ở các vị trí ortho và para so với nhóm –NH2 trong nhân thơm của anilin bị thay thế bởi ba nguyên tử  brom: :               

Luyện tập cấu tạo và tính chất của cacbohiđrat (ảnh 1)

                                                                           2, 4, 6 tribromanilin

Lưu ý: Phản ứng tạo ra kết tủa trắng 2, 4, 6 tribromanilin dùng nhận biết anilin

c) Phản ứng với axit nitrơ HNO2

Amin bậc một tác dụng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường cho ancol hoặc phenol và giải phóng nitơ. Ví dụ:

C2H5NH2  +  HONO   ®   C2H5OH    +  N2 ↑ +  H2O

- Anilin và các amin thơm bậc một tác dụng với axit nitrơ ở nhiệt độ thấp (0 - 5oC) cho muối điazoni :

C6H5NH2  +  HONO  +  HCl  05oC C6H5N2+Cl- + 2H2O

                                                                 phenylđiazoni clorua

d) Phản ứng cháy của amin no đơn chức mạch hở

CnH2n+3N+6n+34O2t0nCO2+2n+32H2O+12N2

Ví dụ:        C2H7N+154O2t02CO2+72H2O+12N2

V. Ứng dụng và điều chế

1. Ứng dung

Các ankylamin được dùng trong tổng hợp hữu cơ, đặc biệt là các điamin được dùng để tổng hợp polime.

Anilin là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp phẩm nhuộm, polime (nhựa anilin - fomanđehit,…), dược phẩm  …

2. Điều chế

- Thay thế nguyên tử  H của phân tử amoniac

NH3        HI+​​​  CH3I    CH3NH2      HI+​​​  CH3I   (CH3)2NH      HI+​​​  CH3I (CH3)3N                      

- Khử hợp chất nitro

              C6HNO2 + 6H   Fe,  HCl  C6H5NH2  +   2H2O

Các dạng bài tập về Amin

Dạng 1: Lí thuyết trọng tâm

Dạng 2: Phản ứng với axit

Phương pháp giải

Bản chất của phản ứng của amin tác dụng với dung dịch axit là:

-NH2 + H+ → -NH3+

(Phản ứng xảy ra tương tự với amin bậc 2, bậc 3)

- Các amin no có khả năng phản ứng được với dung dịch muối của một số kim loại tạo hidroxit kết tủa

Dạng 3: Phản ứng đốt cháy – Kết hợp giữa phản ứng cháy và phản ứng với axit

Phương pháp giải

Ta xét amin no, đơn chức mạch hở:

CnH2n+3N + 6n+34O2 → n CO2 + 2n+32H2O + ½ N2

Từ phương trình ta nhận thấy:

nCO2nH2O=2n2n+3. và nCnH2n+3N=nH2OnCO21,5

Dạng 4: Phản ứng của anilin với brom

Dạng 5: Bài toán về phản ứng của amin với HNO2 và phản ứng thế ở vòng benzen

Phương pháp giải

Amin bậc một tác dụng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường cho ancol hoặc phenol và giải phóng nitơ. Ví dụ :

C2H5NH2+HONO→ C2H5OH + N+ H2O

Anilin và các amin thơm bậc một tác dụng với axit nitrơ ở nhiệt độ thấp (0 - 5oC) cho muối điazoni :

C6H5NH2+ HONO + HCl 05oC C6H5N2+Cl- + 2H2O

                                              phenylđiazoni clorua

Ví dụ minh hoạ

Ví dụ 1: Trong các chất dưới đây, chất nào có lực bazơ mạnh nhất?

A. NH3.

B. C6H5CH2NH2.

C. C6H5NH2.

D. (CH3)2NH.

Hướng dẫn giải:

C6H5NH2; C6H5CH2NH2 đều có chứa gốc hút e làm giảm tính bazơ

(CH3)2NH có chứa 2 gốc đẩy e làm tăng tính bazơ

Vậy nên (CH3)2NH là amin có lực bazơ mạnh nhất. 

Đáp án cần chọn là: D

Ví dụ 2: Cho 6,2 gam metylamin (CH3NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối thu được là

A. 7,65 gam.

B. 13,5 gam.

C. 8,10 gam.

D. 0,85 gam.

Hướng dẫn giải:

Amin đơn chức phản ứng với HCl theo tỉ lệ 1 : 1

⇒ nHCl  = nCH3NH2 = 0,2 mol

Bảo toàn khối lượng:

mmuối=mC2H5NH2+ mHCl          = 6,2 + 0,2.36,5           = 13,5gam

Đáp án cần chọn là: B

Ví dụ 3: Hỗn hợp 1,07 gam hai amin đơn chức bậc nhất kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng phản ứng vừa hết với axit Nitrơ ở nhiệt độ thường tạo nên dung dịch X. Cho X phản ứng với Na dư thu được 0,03 mol H2. Công thức 2 amin là

Hướng dẫn giải chi tiết:

Đặt công thức trung bình của 2 amin là R¯NH2.

Sơ đồ phản ứng :

R¯NH2(amol)+HNO2{R¯OH(amol)H2O(amol)+Na12H2(amol)

Theo sơ đồ ta thấy số mol 2 amin là 0,03 mol.

Vậy R¯+16=1,070,03=35,667R¯=19,66{R1:CH3R2:C2H5

Bài tập tự luyện

Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng ?

A. Amin được cấu thành bằng cách thay thế H của NH3 bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon.

B. Bậc của amin là bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm amin.

C. Tùy thuộc cấu trúc của gốc hidrocacbon, có thể phân biệt thành amin no, chưa no và thơm.

D. Amin có từ 2 nguyên tử cacbon trong phân tử, bắt đầu xuất hiện hiện tượng đồng phân.

Hướng dẫn giải chi tiết:

Bậc của amin là số nguyên tử H trong phân tử NH3 bị thế bởi nhóm hidro cacbon

=> B sai

Đáp án B

Câu 2: Số đồng phân amin bậc một ứng với công thức phân tử C4H11N là :

A. 2.

B. 5.

C. 3.

D. 4.

Hướng dẫn giải chi tiết:

Đối với amin, có 2 loại đồng phân là đồng phân mạch C và đồng phân vị trí nhóm chức.

Các đồng phân amin bậc 1 ứng với công thức phân tử C4H11N là:

CH3-CH2-CH2-CH2-NH(1)

CH3-CH2-CH(NH2)-CH3 (2)

CH3-CH(CH3)-CH2-NH2 (3)

CH3-C(CH3)(NH2)-CH3 (4)

Đáp án D.

Câu 3: Nguyên nhân amin có tính bazơ là :

A. Có khả năng nhường proton.                  

B. Trên N còn một đôi electron tự do có khả năng nhận H+.

C. Xuất phát từ amoniac.                                

D. Phản ứng được với dung dịch axit.

Hướng dẫn giải chi tiết:

Nguyên nhân amin có tính axit là do trên N còn 1 đôi electron tự do có khả năng nhận H+

Đáp án B

Câu 4: Hãy sắp xếp các chất sau đây theo trật tự tăng dần tính bazơ : (1) amoniac ; (2) anilin ;

(3) etylamin ; (4) đietylamin ; (5) kalihiđroxit.

A. (2) < (1) < (3) < (4) < (5).  

B. (1) < (5) < (2) < (3) < (4).

C. (1) < (2) < (4) < (3) < (5). 

D. (2) < (5) < (4) < (3) < (1).

Hướng dẫn giải chi tiết:

Để xét tính bazo của aminno axit, phụ thuộc vào gốc hidrocacbon liên kết với nhóm amino.

 

Gốc hidro cacbon đẩy e => Làm tăng tính bazo của amin hơn so với NH3

Gốc hidrocacbon hút e => Làm giảm tính bazo của amin hơn so với NH3

Anilin có chứa nhóm hút e

=> Tính bazo của anilin nhỏ hơn so với NH3 (I)

(4) có nhiều gốc đẩy e hơn so với (3)

=> dietyl amin > etylamin > amoniac (II)

=> Ta có được thứ tự là: (2) < (1) < (3) < (4) < (5)

Đáp án A

Câu 5: Cho 10 gam amin đơn chức X  phản ứng hoàn toàn với HCl (dư), thu được 15 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của X là :

A. 5.

B. 8.

C. 7.

D. 4.

Hướng dẫn giải chi tiết

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

m HCl phản ứng = m muối – m X

=> m HCl = 15 – 10 = 5 gam

=> n HCl = 5/36,5 (mol)

Ta có : n X = n HCl = 5/36,5 (X là amin đơn chức nên sẽ phản ứng với HCl theo tỉ lệ 1:1)

=> M X = 10 : 5 /36,5 = 73 (gam/mol)

=> X là : C4H11N

Các đồng phân của X là:

* Amin bậc 1:

CH3-CH2-CH2-CH2-NH(1)

CH3-CH2-CH(NH2)-CH3 (2)

CH3-CH(CH3)-CH2-NH2 (3)

(CH3)2-C(NH2)-CH3 (4)

* Amin bậc 2:

CH3-NH-CH2-CH2-CH3 (5)

CH3-NH-CH(CH3)-CH3 (6)

CH3-CH2-NH-CH2-CH3 (7)

* Amin bậc 3:

(CH3)2N-CH2-CH3 (8)

Đáp án B.

Câu 6: Hỗn hợp X gồm metylamin, etylamin và propylamin có tổng khối lượng 21,6 gam là và tỉ lệ về số mol là 1 : 2 : 1. Cho hỗn hợp X trên tác dụng hết với dung dịch HCl thu được dung dịch chứa bao nhiêu gam muối ?

 

A. 36,2 gam.

B. 39,12 gam.

C. 43,5 gam.

D. 40,58 gam.

Hướng dẫn giải chi tiết:

Gọi số mol của CH3NH2, C2H5NH2, C3H7NH2 lần lượt là x, 2x, x (mol)

Khối lượng của 3 amin là 21,6 gam

=> 31x + 45.2x + 59x = 21,6 => x = 0,12

Tổng số mol của 3 amin là : 0,12 + 0,12 .2 + 0,12 = 0,48 (mol)

=> n HCl = n Amin = 0,48 mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

m Amin + m HCl = m Muối

=> m Muối = 21,6 + 0,48 . 36,5 = 39,12 gam

Đáp án B

Câu 7: Cho 21,9 gam amin đơn chức X phản ứng hoàn toàn với dung dịch FeCl3 (dư), thu được 10,7 gam kết tủa. Số đồng phân cấu tạo bậc 1 của X là :

A. 5.

B. 8.

C. 7.

D. 4.

Hướng dẫn giải chi tiết

Ta có phương trình phản ứng:

3RNH2 + Fe3+ + H2O → 3[RNH3]+ + Fe(OH)3 (1)

n Fe(OH)3 = 10,7 : 107 = 0,1 (mol)

n Amin = 3 n Fe(OH)3 = 0,3 mol

=>Khối lượng mol của amin là: 21,9 : 0,3 = 73 gam/mol

=> X là : C4H9NH2

=> Số đồng phân cấu tạo bậc 1 của X là:

CH3-CH2-CH2-CH2-NH(1)

CH3-CH2-CH(NH2)-CH3 (2)

CH3-CH(CH3)-CH2-NH2 (3)

CH3-C(CH3)(NH2)-CH3 (4)

Đáp án D.

Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai amin no, đơn chức, là đồng đẳng liên tiếp, thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Công thức phân tử của2 amin là :

A. CH5N và C2H7N.

B. C2H7N và C3H9N.

C. C3H9N và C4H11N.

D. kết quả khác.

Hướng dẫn giải chi tiết:

n H2O = 3,6 : 18 = 0,2 (mol)

 n CO2 = 2,24 : 22,4 = 0,1 (mol)

=> Số mol của hỗn hợp amin là : (0,2 – 0,1) : 1,5 = 0,2/3 (mol)

Số nguyên tử C trung bình có trong hỗn hợp amin là:

n CO2 : n Amin = 0,1 : 0,2/3 = 1,5

2 amin thuộc dãy đồng đẳng liên tiếp

=> Công thức của 2 amin là CH5N và C2H7N

Đáp án A.

Câu 9: Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 16,80 lít khí CO; 2,80 lít N2 (các thể tích đo ở đktc) và 20,25 gam H2O. CTPT của X là :

A. C4H9N.                  

B. C3H7N.

C. C2H7N.

D. C3H9N

Hướng dẫn giải chi tiết:

n N2 = 2,8 : 22,4 = 0,125 (mol)

n Amin  = n N (có trong amin) = 0,125 . 2 = 0,25 (mol)

n CO2 = 16, 8 : 22,4 = 0,75 (mol)

=> Số nguyên tử C có trong amin là: 0,75 : 0,25 = 3

n H2O = 20,25 : 18 = 1,125 (mol)

=> Số nguyên tử H có trong amin là: 1,125 . 2 : 0,25 = 9

=> CTPT của amin là: C3H9N

Đáp án D.

Câu 10: 0,1 mol etylamin tác dụng hết với dung dịch HNO2 dư thu được V lít khí N2. Giá trị của V là

Hướng dẫn giải chi tiết:

C2H5NH2 + HNO2 → C2H5OH + N2 + H2O

   0,1 mol                  →                0,1 mol

=> V = 0,1.22,4 = 2,24 lít

Xem thêm các dạng câu hỏi và bài tập liên quan khác:

Tính chất hóa học của rượu Etylic (ancol etylic hoặc etanol) chi tiết nhất (2024)

90 Bài tập Đồng và hợp chất của đồng (có đáp án)

70 Bài tập về Crom và hợp chất của Crom (2024) có đáp án chi tiết nhất

70 Bài tập sắt và hợp chất của sắt (2024) có đáp án (chi tiết nhất)

70 Bài tập về Peptit và protein (2024) có đáp án chi tiết nhất

70 Bài tập về Amin (2024) có đáp án chi tiết nhất (trang 1)
Trang 1
70 Bài tập về Amin (2024) có đáp án chi tiết nhất (trang 2)
Trang 2
70 Bài tập về Amin (2024) có đáp án chi tiết nhất (trang 3)
Trang 3
70 Bài tập về Amin (2024) có đáp án chi tiết nhất (trang 4)
Trang 4
70 Bài tập về Amin (2024) có đáp án chi tiết nhất (trang 5)
Trang 5
70 Bài tập về Amin (2024) có đáp án chi tiết nhất (trang 6)
Trang 6
70 Bài tập về Amin (2024) có đáp án chi tiết nhất (trang 7)
Trang 7
70 Bài tập về Amin (2024) có đáp án chi tiết nhất (trang 8)
Trang 8
Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!