3 điều cần biết về sinh thiết

Sinh thiết là một phương pháp nhằm chẩn đoán bệnh. Bác sĩ lấy mẫu mô hoặc tế bào để gửi tới chuyên gia giải phẫu bệnh, và mẫu bệnh phẩm thường được soi dưới kính hiển vi.

Nhà giải phẫu bệnh là chuyên gia được đào tạo để đánh giá mẫu mô nhằm chẩn đoán và xác định mức độ bệnh bằng sử dụng kính hiển vi. 

Mô sinh thiết thường được lấy từ cá thể sống. 

Từ sinh thiết bắt nguồn từ từ “bios” trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “sự sống” và “opsis”, có nghĩa là “cái nhìn”. Cùng với nhau, chúng có nghĩa là “nhìn vào sự sống”.

Sinh thiết là gì?

Video Bác sĩ điều trị ung thư nói về sinh thiết và sinh thiết lỏng

Kiểm tra mô dưới kính hiển vi có thể đem lại thông tin về nhiều bệnh khác nhau. 

Tùy thuộc vào mục đích, sinh thiết có thể là sinh thiết mở hoặc sinh thiết lấy một phần mô: 

  • Sinh thiết mở là khi toàn bộ khối u hoặc vùng đích được phẫu thuật cắt bỏ
  • Sinh thiết lấy một phần mô là chỉ lấy một mẫu mô của vùng đích. 

Có nhiều loại sinh thiết khác nhau. 

Cạo: Tế bào được lấy ra khỏi bề mặt mô, ví dụ như bên trong miệng hoặc cổ tử cung. Nó thường được sử dụng trong tầm soát ung thư cổ tử cung, thường được gọi là phết tế bào cổ tử cung (pap smear). Phương pháp này có thể được sử dụng để xác định nhiễm nấm da. 

Sinh thiết bấm: sử dụng một con dao hình tròn để cắt và lấy mẫu mô. Điều này được sử dụng để lấy mẫu da nhằm kiểm tra bệnh ác tính, ung thư, hoặc viêm da. 

Sinh thiết bằng kim: dùng kim để lấy mẫu, thường là dịch lỏng. Kim lớn được sử dụng để sinh thiết lõi, trong khi một kim nhỏ được dùng để sinh thiết kim nhỏ. Phương pháp này thường được sử dụng để lấy mẫu mô tuyến vú và tuyến giáp.

Sinh thiết nang: Phương pháp này được sử dụng để lấy mẫu từ ruột. 

Sinh thiết có định vị cố định: lấy mẫu mô từ não, sử dụng phương pháp định vị lập thể để tìm vị trí sinh thiết. Hệ thống định vị lập thể sử dụng tọa độ ba chiều để xác định vị trí các mục tiêu nhỏ bên trong cơ thể. 

Sinh thiết qua nội soi cổ tử cung: Phương pháp này được sử dụng để đánh giá một bệnh nhân đã có kết quả phết tế bào cổ tử cung, hoặc có u nhú bất thường. Dụng cụ soi cổ tử cung là một kính hội tụ gần cho phép bác sĩ nhìn thấy khu vực của cổ tử cung một cách rõ ràng. 

Sinh thiết nội soi: Sử dụng ống nội soi trong quá trình thu thập mẫu. Ống nội soi là một dụng cụ quang học dài, mỏng, có gắn đèn được sử dụng để đưa sâu vào bên trong cơ thể nhằm kiểm tra hoặc phẫu thuật. 

Các loại ống nội soi chuyên biệt bao gồm ống nội soi bàng quang, ống nội soi thận, ống nội soi phế quản (trong phổi), ống nội soi thanh quản và ống nội soi tai. 

Hầu như bất kỳ cơ quan nào cũng có thể được sinh thiết.

Ứng dụng sinh thiết

Chúng ta không thể nhìn thấy các cơ quan hoặc mô bên trong cơ thể, nhưng sinh thiết giúp chẩn đoán thông qua mẫu mô để kiểm tra. Sinh thiết thường liên quan đến ung thư, nhưng cũng có thể được sử dụng để chẩn đoán các bệnh khác cũng như tiến triển của bệnh. Chúng thường giúp loại trừ ung thư.

Cần sinh thiết trong các trường hợp nghi ngờ các bệnh lý sau: 

  • Ung thư: Nếu bệnh nhân có một khối u hoặc sưng tấy không rõ nguyên nhân, cách duy nhất để xác định xem đó có phải là ung thư hay không là thông qua sinh thiết.
  • Loét dạ dày: Sinh thiết có thể giúp bác sĩ xác định xem có loét do thuốc chống viêm không steroid (NSAID) hay không. Sinh thiết ruột non được sử dụng để đánh giá bệnh nhân kém hấp thu, thiếu máu hoặc bệnh celiac.
  • Chẩn đoán bệnh gan: giúp bác sĩ chẩn đoán các khối u hoặc ung thư gan. Nó có thể được sử dụng để chẩn đoán xơ gan, khi gan bị xơ sẹo hoàn toàn do chấn thương hoặc bệnh tật trước đó, chẳng hạn như lạm dụng rượu lâu dài hoặc viêm gan. Sinh thiết cũng có thể được sử dụng để đánh giá mức độ đáp ứng của bệnh nhân với điều trị, ví dụ, trong trường hợp viêm gan.
  • Nhiễm trùng: Sinh thiết bằng kim có thể giúp xác định xem có nhiễm trùng hay không và căn nguyên gây nhiễm trùng.
  • Viêm: Bằng cách kiểm tra các tế bào, chẳng hạn như sinh thiết bằng kim, bác sĩ có thể xác định được nguyên nhân gây viêm. 

Đôi khi, sinh thiết được thực hiện trên các cơ quan được cấy ghép để xác định xem liệu cơ thể có đang thải trừ cơ quan đó hay không, hoặc có tái phát căn bệnh ban đầu hay không. 

Nếu có khối u, quá trình sinh thiết có thể loại bỏ khối u này.

Phân tích và kết quả sinh thiết

Cần đợi bao lâu để nhận được kết quả sẽ phụ thuộc vào loại sinh thiết. Kết quả đơn giản có thể nhận trong vòng 2 đến 3 ngày, nhưng trường hợp phức tạp hơn có thể mất từ 7 đến 10 ngày.

Các mẫu mô được gửi đến phòng xét nghiệm và được bác sĩ giải phẫu bệnh đánh giá. Mẫu bệnh phẩm được xử lý hóa học và cắt thành lát rất mỏng, và soi dưới kính hiển vi. Bác sĩ huyết học cũng có thể đánh giá mẫu.

Mẫu bệnh phẩm được xử lý hóa học và cắt thành lát rất mỏng, và soi dưới kính hiển vi, nguồn: https://www.medicalnewstoday.comMẫu bệnh phẩm được xử lý hóa học và cắt thành lát rất mỏng, và soi dưới kính hiển vi, nguồn: https://www.medicalnewstoday.com

Phần lát mỏng được gắn vào một lam kính, và phần mô còn lại thường được giữ lại cho các đánh giá sau này. 

Đôi khi thuốc nhuộm được thêm vào lam kính giúp nhuộm màu mô, và bác sĩ nhìn thấy các tế bào rõ ràng hơn. 

Trong trường hợp nghi ngờ ung thư, bác sĩ giải phẫu bệnh sẽ cần xác định xem mẫu mô là ác tính, có nghĩa là ung thư hay lành tính. Nếu là ác tính, họ sẽ đánh giá mức độ xâm lấn hoặc tiến triển của ung thư. Sau đó, một số loại thuốc đặc biệt được sử dụng nhằm xác định hướng điều trị và tiên lượng. 

Cuối cùng, bác sĩ giải phẫu bệnh gửi báo cáo về phát hiện bất thường hoặc quan trọng cho bác sĩ đã yêu cầu sinh thiết

Thời gian cần thiết để nhận được kết quả phụ thuộc vào loại xét nghiệm cần thiết. 

Thông thường người bệnh sẽ phải hẹn khám lại với bác sĩ để nhận kết quả. Nếu cần thực hiện xét nghiệm, thì thời gian nhận kết quả sẽ lâu hơn.

Những gì mong đợi 

Trong hầu hết các trường hợp, sinh thiết là một thủ thuật ngoại trú và bệnh nhân có thể về nhà ngay lập tức hoặc rất sớm sau khi hoàn thành.

Việc chuẩn bị phụ thuộc vào loại sinh thiết. Đối với sinh thiết kim nhỏ được thực hiện tại phòng khám của bác sĩ, sẽ không cần sự chuẩn bị đặc biệt nào. 

Bệnh nhân sẽ cần phải ký vào mẫu đồng ý để khẳng định họ đồng ý với thủ thuật và họ có thể phải mặc áo choàng thay vì quần áo của mình. 

Trong một số trường hợp, bệnh nhân nên nhịn ăn uống trước đó và hỏi bác sĩ xem có nên dùng thuốc hoặc thực phẩm chức năng thông thường hay không. 

Đôi khi, thuốc gây tê cục bộ sẽ được sử dụng, có thể sử dụng thêm thuốc để giúp thư giãn trong quá trình làm thủ thuật. 

Nếu phải lấy mẫu từ cơ quan nội tạng, bệnh nhân có thể cần gây mê toàn thân và phải nằm viện qua đêm. Nếu không, họ chỉ cần sử dụng thuốc gây tê cục bộ. 

Ví dụ, lấy mẫu mô từ bên trong miệng thường không cần gây tê, nhưng bạn có thể cảm thấy đau trong một thời gian. 

Đôi khi, vết mổ cần được khâu và băng lại. 

Bệnh nhân được lấy mẫu từ các cơ quan quan trọng, chẳng hạn như gan hoặc thận, có thể phải nằm viện nghỉ ngơi trong vài giờ trước khi họ có thể về nhà.

 Sau khi lấy mẫu từ niêm mạc tử cung hoặc cổ tử cung, có thể xuất hiện chảy máu âm đạo nhẹ.

Sinh thiết có đau không? 

Nếu sử dụng thuốc tê, sẽ không có cảm giác đau trong quá trình thực hiện, mặc dù sẽ có cảm giác kim châm trên da trong lần tiêm đầu. 

Khi sinh thiết bằng kim, sẽ cảm thấy có kim châm. 

Có thể bị đau nhức trong vài ngày, tùy thuộc vào loại sinh thiết.

Sinh thiết có an toàn không? 

Sinh thiết thường an toàn và nó được coi là một thủ thuật có rủi ro rất thấp. Các vết thương trên da có khả năng nhiễm trùng nhỏ, và nguy cơ nhiễm trùng cần điều trị kháng sinh có lẽ thấp hơn 1/1.000. 

Đôi khi quá trình sinh thiết có thể ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận, ví dụ như tổn thương ruột trong khi sinh thiết cơ quan trong bụng. 

Các biến chứng bao gồm chảy máu, bỏ sót vị trí của mô nghi ngờ, có thể dẫn đến kết quả âm tính giả và không thu thập đủ mẫu bệnh phẩm, do đó cần sinh thiết lại. 

Một nghiên cứu về kết quả của sinh thiết được sử dụng trong các thử nghiệm lâm sàng cho thấy rằng 5,2% sinh thiết dẫn đến biến chứng. 

Một nghiên cứu về sinh thiết vú cho thấy các tế bào ung thư có thể tách ra khỏi khối u, lây lan bệnh sang các khu vực khác. 

Trong khi đó, nghiên cứu khác về sinh thiết ung thư tuyến tụy kết luận rằng chọc hút kim nhỏ có hướng dẫn siêu âm qua nội soi không làm tăng nguy cơ tử vong. 

Bất kể rủi ro là gì, sinh thiết có thể giúp chẩn đoán sớm ung thư và các bệnh khác, và trong nhiều trường hợp, phát hiện sớm là chìa khóa để tăng tỷ lệ sống sót. 

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!