13 biện pháp trị mụn trứng cá tại nhà hiệu quả

Mụn trứng cá là một trong những tình trạng da phổ biến nhất trên thế giới, ảnh hưởng đến khoảng 85% thanh niên.

Các phương pháp điều trị mụn thông thường như axit salicylic, niacinamide hoặc benzoyl peroxide được chứng minh là những phương pháp trị mụn hiệu quả nhất, nhưng giá thành khá cao và có thể có tác dụng không mong muốn như khô da, đỏ và kích ứng. Điều này đã thúc đẩy nhiều người tìm đến các biện pháp chữa mụn tự nhiên tại nhà. Trên thực tế, một nghiên cứu cho thấy 77% bệnh nhân bị mụn trứng cá đã thử các phương pháp điều trị mụn trứng cá tại nhà trước khi đi khám.

Nhiều phương pháp điều trị tại nhà thiếu sự hỗ trợ của khoa học và cần phải nghiên cứu thêm về hiệu quả của chúng. Tuy nhiên, nếu bạn đang tìm kiếm các phương pháp điều trị đó, vẫn có những lựa chọn mà bạn có thể thử.

Bài viết này gợi ý 13 phương pháp điều trị mụn trứng cá tại nhà hiệu quả.

Nguyên nhân gây ra mụn trứng cá

Mụn trứng cá xuất hiện khi các lỗ chân lông trên da của bạn bị tắc nghẽn bởi dầu và tế bào da chết. Mỗi lỗ chân lông được kết nối với một tuyến bã nhờn. Bã nhờn được tiết ra có thể làm bít lỗ chân lông, tạo điều kiện cho sự phát triển của một loại vi khuẩn được gọi là Propionibacterium acnes, hoặc P. acnes. Điều này kích hoạt quá trình viêm, dẫn đến viêm da và mụn trứng cá. Các loại mụn phổ biến bao gồm mụn đầu trắng, mụn đầu đen và mụn bọc.

Các loại mụn trứng cá phổ biến: mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn bọc(Nguồn ảnh: https://www.laserina)Các loại mụn trứng cá phổ biến: mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn bọc(Nguồn ảnh: https://www.laserina)Nhiều yếu tố có thể góp phần vào sự phát triển của mụn trứng cá, bao gồm:

  • Di truyền
  • Chế độ ăn
  • Căng thẳng
  • Thay đổi hormone
  • Tình trạng nhiễm trùng

Điều trị theo liệu trình của bác sĩ da liễu là phương pháp hiệu quả nhất. Tuy nhiên, nếu không có điều kiện tiếp cận các dịch vụ y tế chuyên nghiệp, bạn cũng có thể thử các phương pháp điều trị tại nhà, mặc dù cần nghiên cứu thêm về hiệu quả của chúng. Dưới đây là 13 phương pháp điều trị mụn trứng cá tại nhà.

Bôi giấm táo

A picture containing person, meal

Description automatically generatedGiấm táo (Nguồn ảnh: https://www.healthline.com)

Giấm táo được làm bằng cách lên men nước ép táo. Giống như các loại giấm hoa quả khác, trong thành phần giấm táo chứa các axit hữu cơ, được biết đến với khả năng chống lại nhiều loại vi khuẩn và nấm trong đó có P. acnes.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng axit succinic trong giấm táo ngăn chặn tình trạng viêm do P. acnes gây ra, từ đó có thể ngăn ngừa sẹo.

Axit lactic, một loại axit khác trong giấm táo, cũng có thể làm giảm sẹo mụn. Tuy nhiên, những tác dụng nói trên chưa được chứng minh tính hiệu quả bằng các nghiên cứu khoa học. Một số bác sĩ da liễu khuyên không nên sử dụng giấm táo vì nó có thể gây kích ứng da.

Công thức:

  • Trộn 1 phần giấm táo và 3 phần nước (tăng lượng nước nếu dùng cho da nhạy cảm).
  • Sau khi rửa mặt sạch, nhẹ nhàng thoa hỗn hợp lên da bằng bông gòn.
  • Để yên trong 5–20 giây, rửa sạch bằng nước và lau khô.
  • Lặp lại quá trình này 1-2 lần mỗi ngày nếu cần.

Điều quan trọng cần lưu ý là thoa giấm táo lên da có thể gây bỏng và kích ứng. Nếu bạn muốn dùng thử, hãy sử dụng với lượng nhỏ và pha loãng với nước trước.

Uống bổ sung kẽm

Kẽm là một chất dinh dưỡng thiết yếu quan trọng đối với sự phát triển của tế bào, sản xuất hormone, chuyển hóa và miễn dịch.

So với các phương pháp điều trị mụn trứng cá tự nhiên khác, phương pháp sử dụng kẽm được nghiên cứu kiểm định tính hiệu quả nhiều hơn. Nghiên cứu chỉ ra rằng những người bị mụn trứng cá có lượng kẽm trong máu thấp hơn so với những người ít mụn trứng cá. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng uống kẽm có thể giúp giảm mụn trứng cá. Một trong số đó là nghiên cứu vào năm 2014 cho thấy kẽm hiệu quả trong việc điều trị mụn trứng cá nặng hơn là điều trị mụn trứng cá vừa.

Bổ sung kẽm có thể cải thiện tình trạng mụn (Nguồn ảnh: https://www.allure.com)Bổ sung kẽm có thể cải thiện tình trạng mụn (Nguồn ảnh: https://www.allure.com)8Liều lượng kẽm tối ưu cho mụn trứng cá chưa được khuyến cáo chính thức, nhưng một số nghiên cứu đã quan sát thấy sự giảm đáng kể mụn trứng cá khi sử dụng 30-45 mg kẽm nguyên tố (kẽm nằm trong các hợp chất) mỗi ngày. Kẽm oxit chứa lượng kẽm nguyên tố cao nhất với tỉ lệ lên đến 80%. Giới hạn trên an toàn được khuyến nghị của kẽm là 40 mg mỗi ngày, vì vậy tốt nhất là không nên vượt quá lượng đó trừ khi bạn được bác sĩ theo dõi. Uống quá nhiều kẽm có thể gây ra các tác dụng phụ, bao gồm đau dạ dày và kích ứng ruột. Cũng cần lưu ý rằng việc thoa kẽm lên da không được chứng minh là có hiệu quả. Điều này có thể là do kẽm không được hấp thụ hiệu quả qua da.

Làm mặt nạ mật ong và quế

A picture containing person, cup, close, honey

Description automatically generatedMật ong có tính chất kháng khuẩn (Nguồn ảnh: https://www.healthline.com)

Mật ong và quế có khả năng kháng khuẩn và giảm viêm, giúp cải thiện tình trạng mụn trứng cá. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng các chất trong mật ong có thể ngăn chặn sự phát triển của P. acnes. Mặc dù, phát hiện này không đồng nghĩa với việc mật ong trị mụn hiệu quả.

Một nghiên cứu ở 136 người bị mụn cho thấy việc thoa mật ong lên da sau khi sử dụng xà phòng diệt khuẩn không có hiệu quả trị mụn cao hơn so với việc chỉ sử dụng xà phòng. Mặc dù các đặc tính chống viêm và kháng khuẩn của mật ong và quế có thể làm giảm mụn trứng cá, nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm.

Cách làm mặt nạ mật ong và quế:

  • Trộn 2 thìa mật ong và 1 thìa quế để tạo thành hỗn hợp sền sệt.
  • Sau khi rửa mặt sạch, đắp mặt nạ lên mặt và giữ nguyên trong 10–15 phút.
  • Rửa sạch mặt nạ và lau khô mặt.

Sử dụng dầu

A group of glass jars with ice cream in them

Description automatically generated with low confidenceDầu cây tràm trà (Nguồn ảnh: https://www.healthline.com)

Dầu cây trà là một loại tinh dầu được chiết xuất từ lá của cây tràm trà, một loại cây nhỏ có nguồn gốc từ Úc. Nó nổi tiếng với khả năng kháng khuẩn và giảm viêm da. Hơn nữa, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thoa dầu cây trà lên da có thể làm giảm mụn trứng cá. Một nghiên cứu nhỏ khác cho thấy, so với benzoyl peroxide, những người tham gia sử dụng dầu tràm trà trị mụn ít bị khô da và kích ứng hơn. Họ cũng cảm thấy hài lòng hơn với phương pháp điều trị này. Do thuốc kháng sinh tại chỗ và đường uống có thể gây ra tình trạng vi khuẩn kháng thuốc nếu sử dụng lâu dài đề điều trị mụn trứng cá, dầu cây trà có thể là một chất thay thế hiệu quả. Dầu cây trà có tác dụng có hoạt tính sinh học rất mạnh, vì vậy hãy luôn pha loãng trước khi thoa lên da.

Cách sử dụng:

  • Trộn 1 phần dầu cây trà với 9 phần nước.
  • Nhúng tăm bông vào hỗn hợp và thoa lên các vùng da bị mụn.
  • Bôi kem dưỡng ẩm nếu muốn.

Lặp lại quá trình này 1-2 lần mỗi ngày nếu cần.

Đắp mặt nạ trà xanh

A picture containing person, wall, indoor

Description automatically generatedMặt nạ trà xanh (Nguồn ảnh: https://markscrub.eu)

Trà xanh có rất nhiều chất chống oxy hóa và uống trà xanh hàng ngày có thể giúp tăng cường sức khỏe. Nó cũng có thể giúp giảm mụn trứng cá do polyphenol trong trà xanh giúp chống lại vi khuẩn và giảm viêm. Không có nhiều nghiên cứu về lợi ích của việc uống trà xanh đối với mụn trứng cá. Trong một nghiên cứu nhỏ với 80 phụ nữ, những người tham gia đã uống 1.500 mg chiết xuất trà xanh mỗi ngày trong 4 tuần. Kết quả là những phụ nữ sử dụng chiết xuất này ít bị mụn hơn ở mũi, cằm và quanh miệng. Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng uống trà xanh có thể làm giảm lượng đường trong máu và mức insulin, là những yếu tố có thể góp phần vào sự phát triển của mụn trứng cá. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc thoa trà xanh trực tiếp lên da có thể giúp trị mụn. Chất chống oxy hóa chính trong trà xanh - epigallocatechin-3-gallate (EGCG) - làm giảm sản xuất bã nhờn, chống viêm và ức chế sự phát triển của P. acnes ở những người có làn da bị mụn trứng cá. Có nhiều loại kem và sữa tắm có chứa trà xanh, nhưng bạn cũng có thể dễ dàng tự làm hỗn hợp tại nhà.

Công thức:

  • Ngâm trà xanh trong nước sôi khoảng 3-4 phút.
  • Để trà nguội.
  • Sử dụng một miếng bông gòn, thoa trà lên da hoặc đổ vào bình xịt để thoa lên da.
  • Để khô, sau đó rửa sạch với nước và vỗ nhẹ cho da khô.

Bạn cũng có thể thêm phần lá trà còn lại vào mật ong và làm mặt nạ.

Thoa nước cây phỉ

Close up of a plant

Description automatically generated with low confidenceCây phỉ (Nguồn ảnh: https://www.healthline.com)

Nước cây phỉ được chiết xuất từ vỏ và lá của cây bụi phỉ Bắc Mỹ (tên khoa học: Hamamelis virginiana). Nước này chứa tannin, có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm mạnh. Đó là lý do tại sao nó được sử dụng để điều trị một loạt các vấn đề ở da, bao gồm gàu, chàm, giãn tĩnh mạch, bỏng, vết tụ máu, vết côn trùng cắn và mụn trứng cá. Hiện tại, có rất ít nghiên cứu về khả năng đặc trị mụn của cây phỉ này. Trong một nghiên cứu nhỏ được tài trợ bởi một công ty chăm sóc da, 30 người bị mụn trứng cá nhẹ hoặc trung bình đã sử dụng phương pháp điều trị da mặt ba bước hai lần mỗi ngày trong 6 tuần.

Hầu hết những người tham gia đã cải thiện đáng kể tình trạng mụn trứng cá của họ khi hoàn thành liệu trình. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cây phỉ có thể chống lại vi khuẩn, giảm kích ứng da và viêm nhiễm, những nguyên nhân có thể gây ra mụn trứng cá.

Công thức:

  • Kết hợp 1 thìa vỏ cây phỉ và 1 cốc nước.
  • Ngâm trong 30 phút rồi đun sôi hỗn hợp trên bếp.
  • Giảm nhỏ lửa và nấu, đậy nắp, trong 10 phút.
  • Tắt bếp và để thêm 10 phút.
  • Lọc và bảo quản sản phẩm trong hộp kín.
  • Dùng bông gòn thoa lên da sạch 1-2 lần mỗi ngày.

Điều quan trọng cần lưu ý là các sản phẩm được bán trên thị trường có thể không chứa tannin, vì chúng thường bị mất trong quá trình chưng cất.

Dưỡng ẩm bằng nha đam

A group of cucumbers

Description automatically generated with low confidenceGel trong trong lá nha đam (Nguồn ảnh: https://www.prevention.com)

Nha đam là một loại cây nhiệt đới có lá tạo ra chất gel trong. Gel này thường được thêm vào kem dưỡng da, kem bôi, thuốc mỡ và xà phòng. Nó có tác dụng hỗ trợ điều trị trầy xước, phát ban, bỏng và các bệnh da khác. Khi thoa lên da, gel lô hội (gel của cây nha đam) có thể giúp chữa lành vết thương, điều trị bỏng và chống viêm. Nha đam có chứa axit salicylic và lưu huỳnh, cả hai đều được sử dụng rộng rãi trong điều trị mụn trứng cá. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc thoa axit salicylic lên da sẽ làm giảm mụn trứng cá. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng gel lô hội, khi kết hợp với các chất khác như kem tretinoin hoặc dầu cây trà, cũng giúp cải thiện tình trạng mụn trứng cá. Mặc dù thành phần cây nha đam cho thấy nhiều hứa hẹn trong việc dùng nha đam điều trị mụn trứng cá tuy nhiên vẫn cần thêm các nghiên cứu khoa học để kiểm định.

Công thức:

  • Dùng thìa cạo sạch gel từ cây nha đam.
  • Bôi trực tiếp gel lên da sạch như một loại kem dưỡng ẩm.
  • Lặp lại 1-2 lần mỗi ngày hoặc theo ý muốn.

Bạn cũng có thể mua gel lô hội từ cửa hàng nhưng hãy đảm bảo rằng đó là lô hội nguyên chất không chứa bất kỳ thành phần phụ gia nào.

Uống bổ sung dầu cá

Dầu cá chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể và giúp giảm tình trạng mụn. (Nguồn ảnh: https://www.healthline.com)Dầu cá chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể và giúp giảm tình trạng mụn. (Nguồn ảnh: https://www.healthline.com)

Axit béo omega 3 là chất béo có lợi mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy hầu hết những người ăn theo chế độ ăn uống của phương Tây không có đủ lượng chất béo này trong khẩu phần ăn. Dầu cá chứa hai loại axit béo omega 3 chính: axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA). Chế độ ăn giàu EPA và DHA đã được chứng minh là làm giảm các yếu tố gây viêm, có thể làm giảm nguy cơ mụn trứng cá. Trong một nghiên cứu, 45 người bị mụn trứng cá được bổ sung axit béo omega 3 có chứa cả EPA và DHA hàng ngày. Sau 10 tuần, mụn trứng cá của những người tham gia nghiên cứu giảm đáng kể. Không có khuyến nghị cụ thể về lượng axit béo omega 3 hàng ngày. Bản Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Mỹ khuyến nghị rằng những người trưởng thành khỏe mạnh nên tiêu thụ khoảng 250 mg EPA và DHA kết hợp mỗi ngày. Bạn cũng có thể bổ sung axit béo omega 3 bằng cách ăn cá hồi, cá mòi, cá cơm, quả óc chó, hạt chia và hạt lanh xay.

Tẩy tế bào chết thường xuyên

Woman exfoliating faceTẩy tế bào chất bằng phương pháp vật lý (Nguồn ảnh: https://www.womenshealthmag.com)

Tẩy da chết là quá trình loại bỏ lớp tế bào chết trên cùng của da. Bạn có thể sử dụng các chất hoá học tổng hợp được bán trên thị trường để đạt được điều này hoặc tẩy tế bào chết cơ học bằng cách sử dụng bàn chải chuyên dụng. Tẩy da chết có thể cải thiện mụn trứng cá do loại bỏ các tế bào da làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Nó cũng có thể làm cho các phương pháp điều trị mụn khác hiệu quả hơn do tạo điều kiện cho các chất bổ sung bằng đường bôi tại chỗ thâm nhập sâu hơn sau khi lớp da trên cùng được loại bỏ. Hiện nay, các nghiên cứu về tẩy da chết và khả năng điều trị mụn của nó còn hạn chế. Trong một nghiên cứu nhỏ, 38 bệnh nhân bị mụn trứng cá được điều trị bằng phương pháp tẩy da chết mỗi tuần cho thấy kết quả cải thiện sau khi điều trị. Một nghiên cứu nhỏ khác cho thấy sáu lần tẩy da chết hàng tuần giúp kích thích quá trình phục hồi da. Mặc dù những kết quả này chỉ ra rằng tẩy da chết có thể cải thiện sức khỏe và vẻ ngoài của da, nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm về hiệu quả mụn trứng cá.

Có rất nhiều sản phẩm tẩy da chết có sẵn, nhưng bạn cũng có thể tự làm hỗn hợp tẩy tế bào chết tại nhà bằng đường hoặc muối. Lưu ý rằng tẩy da chết bằng phương pháp vật lý như sử dụng bàn chải có độ thô ráp cao có thể gây kích ứng.

Do đó, một số bác sĩ da liễu thường khuyên bệnh nhân nên tẩy da chết bằng phương pháp hóa học nhẹ nhàng với các sản phẩm có gốc axit salicylic hoặc glycolic.

Nếu bạn dùng phương pháp tẩy da chết cơ học, hãy nhớ chà nhẹ lên da để tránh làm tổn thương da.

Cách làm hỗn hợp tẩy tế bào chết tại nhà

  • Trộn các phần đường (hoặc muối) và dầu dừa bằng nhau.
  • Nhẹ nhàng chà xát da của bạn với hỗn hợp và rửa sạch.
  • Tần suất tẩy tế bào chết tuỳ vào tình trạng da của bạn, tối đa một lần mỗi ngày

Chế độ ăn uống ít đường

A plate of food

Description automatically generated with medium confidenceChế độ ăn uống ít đường (Nguồn ảnh: https://www.healthline.com)

Mối liên quan giữa chế độ ăn uống và mụn trứng cá đã được tranh luận trong nhiều năm. Nghiên cứu cho thấy rằng các yếu tố bị tác động bởi chế độ ăn uống như insulin và chỉ số đường huyết, có thể liên quan đến mụn trứng cá.

Chỉ số đường huyết (glycaemic index - GI) của thực phẩm là thước đo mức độ làm tăng lượng đường trong máu sau khi ăn một lượng nhất định thực phẩm đó.

Ăn thực phẩm có chỉ số GI cao làm tăng đột biến insulin, có khả năng làm tăng sản xuất bã nhờn. Do đó, thực phẩm có GI cao có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá.

Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao bao gồm thực phẩm đã qua chế biến, chẳng hạn như:

  • Bánh mì trắng
  • Nước ngọt có đường
  • Bánh rán
  • Bánh ngọt
  • Kẹo
  • Ngũ cốc ăn sáng có đường

Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp bao gồm:

  • Trái cây
  • Rau
  • Cây họ đậu
  • Các loại hạt nut
  • Ngũ cốc nguyên hạt hoặc chế biến tối thiểu

Trong một nghiên cứu, 66 người theo chế độ ăn bình thường hoặc ít đường. Sau 2 tuần, những người tiêu thụ chế độ ăn uống có chỉ số đường huyết thấp có nồng độ yếu tố tăng trưởng giống insulin 1 (Insulin-like growth factor 1: IGF 1) - một loại hormone liên quan đến sự phát triển của mụn trứng cá - thấp hơn.

Một nghiên cứu khác ở 64 người cho thấy những người bị mụn trứng cá trung bình hoặc nặng ăn chế độ ăn có nhiều carbohydrate hơn và lượng đường huyết cao hơn những người không bị mụn trứng cá.

Những nghiên cứu nhỏ này cho thấy rằng một chế độ ăn uống có hàm lượng đường huyết thấp có thể giúp giảm tình trạng trứng cá. Các nghiên cứu lớn hơn là cần thiết để đánh giá hiệu quả chính xác của phương pháp này.

Cắt giảm lượng sữa

A salt shaker and a salt shaker on a plate

Description automatically generated with medium confidenceBổ sung lượng sữa hợp lý mỗi ngày (Nguồn ảnh: https://www.healthline.com)

Mối liên quan giữa sữa và mụn trứng cá còn nhiều tranh cãi. Sữa và các sản phẩm từ sữa có chứa các hormone như IGF-1, có liên quan đến mụn trứng cá. Các hormone khác trong sữa cũng có thể gây ra thay đổi nội tiết tố và dẫn đến mụn trứng cá.

Một nghiên cứu ở những người từ 10 đến 24 tuổi cho thấy uống sữa nguyên chất từ 3 ngày trở lên mỗi tuần có liên quan đến mụn trứng cá vừa hoặc nặng. Trong một nghiên cứu khác bao gồm 114 người tham gia, những người bị mụn được phát hiện uống nhiều sữa hơn đáng kể so với những người không bị mụn. Mặt khác, một nghiên cứu liên quan đến hơn 20.000 người lớn không tìm thấy mối liên hệ giữa việc tiêu thụ sữa và mụn trứng cá.

Những người tham gia đã tự báo cáo dữ liệu trong các nghiên cứu này, do đó, cần phải thực hiện nhiều nghiên cứu hơn để xác định liệu lượng sữa được tiêu thụ mỗi ngày có tác động đến tình trạng trứng cá hay không.

Giảm căng thẳng

Mối liên quan giữa tình trạng căng thẳng và mụn trứng cá vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Các hormone được giải phóng khi bị stress có thể làm tăng sản xuất bã nhờn và gây viêm nhiễm, khiến tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn. Căng thẳng cũng có thể ảnh hưởng đến vi khuẩn đường ruột và gây phản ứng viêm khắp cơ thể, có thể liên quan đến mụn trứng cá. Ngoài ra, căng thẳng có thể làm chậm quá trình chữa lành vết thương, do đó làm chậm quá trình liền tổn thương do mụn trứng cá.

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy căng thẳng làm nặng thêm tình trạng mụn trứng cá. Tuy nhiên, mỗi nghiên cứu này tương đối nhỏ, vì vậy cần phải nghiên cứu thêm.

Một nghiên cứu ở 80 người tham gia không tìm thấy mối liên hệ nào giữa cường độ căng thẳng và mụn trứng cá. Tuy nhiên, kết quả lại cho thấy mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá có thể liên quan đến khả năng đối phó với căng thẳng của mỗi người.

Blonde woman meditating on her couch with her eyes closedGiảm căng thẳng có thể cải thiện mụn trứng cá. (Nguồn ảnh: https://www.healthline.com)

Một số phương pháp điều trị như thư giãn và giảm căng thẳng có thể cải thiện mụn trứng cá, nhưng cần phải nghiên cứu thêm.

Cách giảm căng thẳng

  • Ngủ đủ giấc
  • Tham gia hoạt động thể chất
  • Tập yoga
  • Thiền
  • Tập thở sâu

Tập thể dục thường xuyên

Có rất ít nghiên cứu về tác động của tập thể dục đối với mụn trứng cá. Tuy nhiên, tập thể dục ảnh hưởng đến các chức năng của cơ thể theo những cách có thể giúp cải thiện mụn trứng cá. Ví dụ, tập thể dục thúc đẩy lưu thông máu. Sự gia tăng lưu lượng máu giúp nuôi dưỡng các tế bào da, có thể giúp ngăn ngừa và chữa lành mụn trứng cá.

Tập thể dục cũng đóng một vai trò trong việc điều hòa và mức độ hormone. Một số nghiên cứu đã gợi ý rằng tập thể dục. Tập thể dục cũng đóng một vai trò trong việc điều hòa  độ hormone.

Một số nghiên cứu cho thấy tập thể dục có thể làm giảm căng thẳng và lo lắng, cả hai đều là yếu tố góp phần vào sự phát triển của mụn trứng cá.

Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ khuyến nghị rằng người lớn nên tập thể dục nhịp điệu 150 phút và tham gia các hoạt động rèn luyện  cường độ nặng hơn (đi bộ, đi bộ đường dài, chạy và nâng tạ) hai ngày mỗi tuần.

Tổng kết

Mụn trứng cá là một vấn đề phổ biến với một số nguyên nhân cơ bản.

Các chuyên gia đồng thuận rằng các phương pháp điều trị thông thường như axit salicylic, niacinamide hoặc benzoyl peroxide vẫn là hiệu quả nhất, mặc dù có thể thấy khó chịu cho một số bệnh nhân.

Nhiều người chọn thử các biện pháp tự nhiên để cải thiện mụn trứng cá. Hầu hết các phương pháp này không được chứng minh là có hiệu quả về mặt lâm sàng, nhưng chúng có sẵn và được coi là các lựa chọn điều trị thay thế.

Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu nếu bạn bị mụn trứng cá nặng.

Xem thêm: 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!