11 điều cần biết về điếc và giảm thính lực

Suy giảm thính lực, điếc hoặc mất thính lực là tình trạng không thể nghe toàn bộ hoặc một phần âm thanh.

Các triệu chứng có thể nhẹ, vừa, nặng hoặc điếc sâu. Bệnh nhân khiếm thính nhẹ có thể gặp khó khăn trong việc hiểu lời nói, đặc biệt nếu xung quanh có nhiều tiếng ồn, còn những người bị điếc vừa phải có thể cần máy trợ thính.

Một số người bị điếc nặng và dựa vào khẩu hình miệng để giao tiếp với người khác. Những người bị điếc nặng hoàn toàn không nghe thấy gì và hoàn toàn phụ thuộc vào việc khẩu hình miệng hoặc ngôn ngữ ký hiệu.

Tại Hoa Kỳ, khoảng 15% người trên 18 tuổi cho thấy có vấn đề về các mức độ mất thính giác.

Nguyên nhân gây điếc

Một số bệnh hoặc trường hợp có thể gây điếc:

  • Thủy đậu
  • Vi-rút CMV
  • Quai bị
  • Viêm màng não
  • Bệnh hồng cầu hình liềm
  • Bệnh giang mai
  • Bệnh lyme
  • Đái tháo đường, như các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bị bệnh đái tháo đường có nhiều khả năng bị một số loại mất thính giác 
  • Thuốc điều trị bệnh lao, streptomycin, được cho là một yếu tố nguy cơ chính
  • Suy giáp
  • Viêm khớp
  • Một số bệnh ung thư
  • Thanh thiếu niên tiếp xúc với khói thuốc thụ động

Ở tai trong có một số xương nhỏ nhất trong cơ thể và tổn thương màng nhĩ hoặc tai giữa có thể gây mất thính lực và điếc.

Mất thính lực và điếc 

Điều quan trọng là phải phân biệt giữa các mức độ mất thính lực khác nhau. 

  • Suy giảm thính lực: Đây là tình trạng giảm khả năng nghe, cách tiếp nhận âm thanh bất thường.
  • Điếc: Tình trạng này xảy ra khi không thể hiểu lời nói thông qua thính giác, thậm chí khi âm thanh được khuếch đại. 
  • Điếc sâu: Tình trạng khiếm thính hoàn toàn. Một người bị điếc nặng hoàn toàn không thể tiếp nhận âm thanh. 

Mức độ nghiêm trọng của tình trạng khiếm thính được phân loại theo ngưỡng âm lượng to nhất có thể nghe được. Một số người định nghĩa điếc sâu và điếc hoàn toàn theo cùng một cách, trong khi những người điếc nặng là mất hoàn toàn phổ nghe.

  • Cơ chế nghe

Sóng âm thanh đi vào tai, ống tai hoặc ống thính giác và đập vào màng nhĩ, làm chuyển động các xương thính giác. Các rung động từ màng nhĩ truyền đến ba xương được gọi là các xương ở tai giữa. 

Chuỗi xương tai giữa này khuếch đại các rung động, sau đó được thu nhận bởi các tế bào lông trong ốc tai. 

Những xung động khi tác động vào tế bào lông được truyền qua dây thần kinh thính giác đến não. Bộ não xử lý thông tin và cho kết quả là âm thanh.

Phân loại mất thính lực

Có ba dạng mất thính lực khác nhau:

Mất thính giác dẫn truyền

Điều này có nghĩa là các rung động không truyền từ tai ngoài đến tai trong, cụ thể là ốc tai. Loại này có thể xảy ra vì nhiều lý do:

  • Quá nhiều ráy tai
  • Dính tai
  • Nhiễm trùng tai với tình trạng viêm và tích tụ chất lỏng
  • Thủng màng nhĩ
  • Trục trặc của chuỗi xương con
  • Tổn thương màng nhĩ

Viêm tai có thể để lại mô sẹo, làm giảm chức năng màng nhĩ. Các chuỗi xương có thể bị giảm chức năng do nhiễm trùng, chấn thương hoặc dính với nhau, được gọi là chứng dính khớp.

Mất thính giác thần kinh giác quan

Mất thính lực là do rối loạn chức năng của tai trong, ốc tai, dây thần kinh thính giác hoặc tổn thương não.

Loại mất thính giác này bình thường là do các tế bào lông trong ốc tai bị tổn thương. Khi già đi, các tế bào lông mất một số chức năng và dẫn đến thính giác kém đi.

Tiếp xúc lâu với tiếng ồn lớn, đặc biệt là âm thanh tần số cao, là một nguyên nhân phổ biến khác gây tổn thương tế bào lông. Các tế bào lông bị tổn thương không thể hồi phục được. Hiện tại, đang có các nghiên cứu đánh giá việc sử dụng tế bào gốc để phát triển tế bào lông mới.

Điếc toàn bộ thần kinh thính giác có thể xảy ra do dị tật bẩm sinh, nhiễm trùng tai trong hoặc chấn thương sọ não.

Khiếm thính hỗn hợp

Đây là sự kết hợp của mất thính giác dẫn truyền và thần kinh thính giác. Nhiễm trùng tai lâu dài có thể làm hỏng cả màng nhĩ. Đôi khi, can thiệp phẫu thuật có thể khôi phục thính lực, nhưng không phải lúc nào cũng hiệu quả.

Điếc và lời nói

Mất thính lực có thể ảnh hưởng đến khả năng nói tùy thuộc vào thời điểm xảy ra.

Điếc bẩm sinh

Đây là tình trạng không có khả năng nghe toàn bộ hoặc một phần trước khi học cách nói hoặc hiểu lời nói.

Một người bị điếc ngôn ngữ có một dị tật bẩm sinh khi mới sinh hoặc sẽ bị mất thính giác trong thời kỳ thơ ấu.

Trong phần lớn các trường hợp, những người bị điếc trước ngữ có cha mẹ và anh chị em của họ vẫn còn khả năng nghe. Nhiều người cũng sinh ra trong những gia đình không biết ngôn ngữ ký hiệu. Do đó, trẻ cũng có xu hướng chậm phát triển ngôn ngữ. Một số ít trẻ sinh ra trong các gia đình dùng ký hiệu ngôn ngữ có xu hướng không phải đối mặt với sự chậm phát triển ngôn ngữ.

Nếu trẻ bị điếc ngôn ngữ được cấy điện cực ốc tai trước 4 tuổi, trẻ có thể tiếp thu ngôn ngữ bằng khẩu hình miệng hiệu quả.

Ngôn ngữ miệng và khả năng sử dụng các tín hiệu xã hội có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Đó là lý do tại sao trẻ khiếm thính, đặc biệt là những trẻ có các triệu chứng nghiêm trọng, có thể không chỉ chậm phát triển ngôn ngữ mà còn chậm phát triển xã hội hơn.

Kết quả là, trẻ em bị điếc ngôn ngữ dễ bị cô lập với xã hội, trừ trường hợp trẻ được học tại một trường có khoa đặc biệt cho những trẻ khác có cùng tình trạng.

Những đứa trẻ thuộc cộng đồng ngôn ngữ ký hiệu hoặc những trẻ đã học cách sử dụng ngôn ngữ ký hiệu, có thể cảm thấy ít bị cô lập hơn. Tuy nhiên, một số trẻ có thể bị cô lập nếu cha mẹ chưa học ngôn ngữ ký hiệu.

Có những trường hợp trẻ em bị điếc nặng cảm thấy bị cô lập so với xã hội, với bạn bè, không được các bạn bị điếc hoàn toàn chấp nhận do không thông thạo ngôn ngữ ký hiệu.

Điếc sau ngôn ngữ

Hầu hết những người bị suy giảm thính lực đều là điếc sau ngôn ngữ. Người bệnh hình thành ngôn ngữ nói trước khi thính giác bị suy giảm. Tác dụng phụ của thuốc, chấn thương, nhiễm trùng hoặc bệnh tật có thể là nguyên nhân mất thính giác.

Ở hầu hết những người bị điếc sau ngôn ngữ, tình trạng mất thính lực thường khởi phát dần dần.

Các thành viên trong gia đình, bạn bè và giáo viên có thể đã nhận thấy vấn đề trước khi người bệnh biết bệnh. Tùy thuộc vào mức độ suy giảm thính lực, người bệnh có thể phải sử dụng máy trợ thính, cấy điện cực ốc tai hoặc học cách sử dụng khẩu hình.

Những người bị mất thính lực phải đối mặt với những khó khăn tùy thuộc vào thời điểm xảy ra và thời gian tiến triển. Người bệnh có thể phải làm quen với thiết bị mới, phẫu thuật, học ngôn ngữ ký hiệu và khẩu hình, sử dụng các thiết bị giao tiếp khác nhau.

Cảm giác bị cô lập là một vấn đề phổ biến, đôi khi có thể dẫn đến trầm cảm và đơn độc. Một người bị mất thính giác sau ngôn ngữ cũng phải trải qua cảm giác đau khổ khi đối mặt với tình trạng mất thính lực. Tình trạng này cũng có thể gây ra những khó khăn cho các thành viên trong gia đình, những người thân và bạn bè thân thiết, những người phải thích nghi với tình trạng khiếm thính.

Thông tin sai lệch có thể gây căng thẳng cho các mối quan hệ, không chỉ đối với người khiếm thính mà còn với những người xung quanh. Nếu tình trạng nghe kém dần dần và vẫn chưa được chẩn đoán, các thành viên trong gia đình có thể nhầm tưởng rằng người bị bệnh xa lánh.

Điếc một bên và hai bên

Điếc một bên là sự suy giảm khả năng nghe ở một bên tai, trong khi điếc hai bên là sự suy giảm khả năng nghe của cả hai.

Những người bị khiếm thính một bên có thể khó tiếp tục cuộc trò chuyện nếu người kia ở phía bên tai bị ảnh hưởng. Việc xác định nguồn phát ra âm thanh có thể khó hơn so với những người nghe tốt cả hai tai. 

Người bệnh có thể khó hiểu người khác đang nói gì khi môi trường có nhiều tiếng ồn.

Với ít hoặc không có tiếng ồn xung quanh, người bệnh điếc một bên hầu như có khả năng giao tiếp giống như người nghe ở cả hai tai.

Trẻ sơ sinh bị điếc một bên có xu hướng chậm phát triển lời nói. Trẻ có thể khó tập trung hơn khi đến trường. Các hoạt động xã hội có thể khó khăn hơn so với trẻ không có vấn đề về thính giác.

Triệu chứng

Các triệu chứng của suy giảm thính lực phụ thuộc vào nguyên nhân. Một số người sinh ra đã không thể nghe được, trong khi những người khác đột ngột bị điếc do tai nạn hoặc bệnh tật. Đối với hầu hết trường hợp, các triệu chứng của bệnh điếc tiến triển dần dần theo thời gian.

Một số tình trạng có thể có triệu chứng mất thính giác, như ù tai hoặc đột quỵ.

Khiếm thính ở trẻ sơ sinh

Các dấu hiệu có thể cho thấy vấn đề về thính giác:

  • Trước 4 tháng tuổi, em bé không quay đầu về phía có tiếng ồn.
  • Đến 12 tháng tuổi, bé vẫn chưa nói được từ nào.
  • Trẻ sơ sinh không bị giật mình bởi tiếng ồn lớn.
  • Trẻ sơ sinh đáp lại bạn khi chúng có thể nhìn thấy bạn, nhưng ít phản ứng hoặc hoàn toàn không đáp lại khi bạn khuất tầm nhìn và gọi tên chúng.
  • Trẻ sơ sinh chỉ nhận thức được một số âm thanh nhất định.

Khiếm thính ở trẻ mới biết đi và trẻ em

Những dấu hiệu này có thể trở nên rõ ràng hơn ở trẻ lớn hơn một chút:

  • Đứa trẻ chậm phát triển về giao tiếp bằng miệng so với trẻ cùng tuổi.
  • Đứa trẻ tiếp tục nói "Cái gì?" hoặc "Xin lỗi?"
  • Trẻ nói với giọng rất lớn và có xu hướng tạo ra những tiếng động to hơn bình thường.
  • Lời nói không rõ ràng khi trẻ biết nói.

Bốn mức độ điếc

Có bốn mức độ điếc hoặc khiếm thính. Đó là:

  • Điếc nhẹ hoặc khiếm thính nhẹ: Người bệnh chỉ có thể phát hiện âm thanh từ 25 đến 29 decibel (dB). Họ có thể cảm thấy khó hiểu những từ mà người khác đang nói, đặc biệt nếu có nhiều tiếng ồn xung quanh.
  • Điếc vừa hoặc khiếm thính trung bình: Người đó chỉ có thể phát hiện âm thanh từ 40 đến 69 dB. Không sử dụng máy trợ thính thì khó khăn để theo dõi một cuộc trò chuyện.
  • Điếc nặng: Người bệnh chỉ nghe được âm thanh trên 70 đến 89 dB. Người khiếm thính nặng phải nhìn khẩu hình miệng hoặc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu để giao tiếp, ngay cả khi có máy trợ thính.
  • Điếc sâu: Điếc sâu là không thể nghe thấy âm thanh dưới 90dB. Một số người bị điếc sâu hoàn toàn không thể nghe thấy gì, ở bất kỳ mức độ decibel nào. Giao tiếp bằng cách sử dụng ngôn ngữ ký hiệu, đọc khẩu hình miệng hoặc đọc và viết.

Chẩn đoán 

Người bệnh nếu thấy có vấn đề về thính lực thì nên đi khám bác sĩ.

Bác sĩ sẽ nói chuyện với bệnh nhân và hỏi một số câu hỏi liên quan đến các triệu chứng, bao gồm thời điểm bắt đầu, nặng lên và đau.

Bác sĩ sẽ khám tai đèn soi tai để đánh giá những vấn đề:

  • Tắc nghẽn do dị vật
  • Xẹp màng nhĩ
  • Nhiều ráy tai
  • Nhiễm trùng trong ống tai
  • Nhiễm trùng tai giữa nếu có khối phồng trong màng nhĩ.
  • Cholesteatoma, một khối dưới da sau màng nhĩ ở tai giữa.
  • Dịch trong ống tai
  • Lỗ thủng trong màng nhĩ

Bác sĩ sẽ hỏi những câu hỏi về ảnh hưởng của thính giác như:

  • Bạn có thường xuyên yêu cầu mọi người lặp lại những gì họ đã nói không?
  • Bạn có thấy khó hiểu khi nói chuyện qua điện thoại không?
  • Bạn có bỏ lỡ chuông cửa không? Nếu vậy, điều này có xảy ra thường xuyên không?
  • Khi trò chuyện trực tiếp với mọi người, bạn có phải tập trung cao độ không?
  • Có ai nói bạn có thể có vấn đề với thính giác không?
  • Bạn có thấy nhiều người nói nhỏ hơn trước không?
  • Bạn thường khó xác định âm thanh phát ra từ đâu?
  • Khi nhiều người đang nói chuyện, bạn có thấy khó hiểu một trong số họ đang nói gì không?
  • Bạn có thường nói rằng âm lượng tivi, radio hoặc bất kỳ thiết bị tạo âm thanh nào quá lớn không?
  • Bạn có thấy giọng nam dễ hiểu hơn giọng nữ không?
  • Bạn có thường làm việc trong môi trường ồn ào không?
  • Bạn có thường thấy mình hiểu lầm những gì người khác nói không?
  • Bạn có nghe thấy âm thanh gấp gáp, tiếng rít, hoặc tiếng chuông không?
  • Bạn có tránh các cuộc trò chuyện nhóm không?

Nếu bạn trả lời “có” cho hầu hết các câu hỏi trên, hãy đi khám bác sĩ và kiểm tra thính lực.

Kiểm tra tổng quát

Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân che một bên tai và mô tả mức độ họ nghe thấy các từ được nói ở các âm lượng khác nhau, cũng như kiểm tra độ nhạy với các âm thanh khác.

Ống soi tai là dụng cụ giúp bác sĩ thăm khám bên trong tai. Nguồn ảnh: https://doctorshearingservices.net.Ống soi tai là dụng cụ giúp bác sĩ thăm khám bên trong tai. Nếu bác sĩ nghi ngờ có vấn đề về thính giác, người bệnh sẽ được chuyển đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng (ENT) hoặc bác sĩ thính giác.

Các bài kiểm tra tiếp theo sẽ được thực hiện, bao gồm:

Đo âm thoa: Đây còn được gọi là test Rinne. Âm thoa là dụng cụ kim loại có 2 ngành tạo ra âm thanh khi va chạm vào. Đo âm thoa có thể giúp bác sĩ phát hiện mất thính giác và nguyên nhân ở đâu.

Một âm thoa rung đặt vào xương chũm phía sau tai. Bệnh nhân được yêu cầu ra hiệu khi không còn nghe thấy âm thanh. Sau đó ngành âm vẫn đang dao động được đặt cách ống thính giác từ 1 đến 2 cm Bệnh nhân được hỏi còn nghe thấy âm rung không.

Vì sự dẫn truyền qua không khí lớn hơn sự dẫn truyền qua xương, bệnh nhân sẽ có thể nghe thấy tiếng rung. Nếu không thể nghe thấy nó vào thời điểm này điều đó có nghĩa là khả năng dẫn truyền qua xương trội hơn so với dẫn truyền qua không khí.

Nguyên nhân là vấn đề sóng âm thanh qua ống tai đến ốc tai.

Đo thính lực: Bệnh nhân đeo tai nghe và hướng âm thanh vào từng tai một. Bệnh nhân được nghe một loạt âm thanh với nhiều âm sắc khác nhau. Bệnh nhân phải ra hiệu mỗi khi nghe thấy âm thanh.

Mỗi âm thanh có các âm lượng khác nhau, để chuyên gia thính học có thể xác định tại thời điểm phát hiện âm thanh. Thử nghiệm với các từ nói cũng được thực hiện tương tự. Nhà thính học trình bày các từ ở các âm và mức decibel khác nhau để xác định khả năng nghe dừng lại ở đâu.

Kiểm tra dao động xương: Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu mức độ rung động truyền qua chuỗi xương con. Một máy tạo dao động xương được đặt dựa vào xương chũm. Mục đích là để đánh giá chức năng của dây thần kinh truyền tín hiệu đến não.

Khám trẻ em định kỳ

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo trẻ nên kiểm tra thính lực vào những thời điểm sau:

  • Khi họ bắt đầu đi học
  • Lúc 6, 8 và 10 tuổi
  • Ít nhất một lần khi học cấp hai
  • Một lần khi học trung học

Khám trẻ sơ sinh

Đo âm ốc tai (OAE) được thực hiện bằng cách đưa một đầu dò nhỏ vào tai ngoài; thường được thực hiện trong khi em bé đang ngủ. Đầu dò phát ra âm thanh và kiểm tra âm thanh “dội lại” từ tai.

Nếu không có âm dội, em bé có thể không có vấn đề về thính giác, nhưng các bác sĩ sẽ cần tiến hành thêm các xét nghiệm để chắc chắn và tìm ra nguyên nhân.

Điều trị điếc

Luôn có sự trợ giúp cho những người bị khiếm thính. Việc điều trị phụ thuộc vào cả nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của điếc.

Mất thính giác thần kinh giác quan không thể điều trị. Khi các tế bào lông trong ốc tai bị tổn thương, chúng sẽ không thể hồi phục được. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị và chiến lược khác nhau có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống.

Trợ thính

Máy trợ thính có thể giúp cải thiện tình trạng nghe và chất lượng cuộc sống. Nguồn ảnh: https://coastalearnoseandthroat.com.Máy trợ thính có thể giúp cải thiện tình trạng nghe và chất lượng cuộc sống. 

 Đây là những thiết bị đeo hỗ trợ thính giác.

Có một số loại máy trợ thính. Chúng có nhiều kích cỡ, mạch điện và mức công suất. Máy trợ thính không có tác dụng chữa điếc mà khuếch đại âm thanh đi vào tai để người nghe nghe rõ hơn.

Máy trợ thính có pin, loa, bộ khuếch đại và micrô. Ngày nay, các loại máy rất nhỏ, kín đáo và có thể nằm gọn trong tai. Nhiều phiên bản hiện đại có thể phân biệt tiếng ồn xung quanh với âm thanh nền trước, như lời nói.

Máy trợ thính không phù hợp cho người bị điếc sâu.

Chuyên gia thính giác sẽ lấy mẫu hình tai để thiết kế thiết bị vừa vặn. Máy sẽ được điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu thính giác.

Các loại máy trợ thính:

  • Máy trợ thính đeo sau tai (BTE): Bao gồm một vòm được gọi là nút tai và một hộp đựng, với một bộ phận kết nối liên kết. Vỏ máy nằm sau tai ngoài, với kết nối với vòm đi xuống phía trước tai. Âm thanh từ thiết bị được chuyển hướng bằng điện hoặc âm đến tai.

Máy trợ thính BTE thường kéo dài tuổi thọ hơn các thiết bị khác, vì các thành phần điện nằm bên ngoài tai, có nghĩa là ít có độ ẩm và ít khả năng tổn thương ráy tai. Những thiết bị này phổ biến hơn ở trẻ em, những người cần một thiết bị chắc chắn và dễ sử dụng.

  • Máy trợ thính nằm trong tai (ITC): Những thiết bị này che kín phần bên ngoài của ống tai và có thể dễ nhìn thấy. Miếng đệm tai mềm, thường làm bằng silicone, được sử dụng để định vị loa bên trong tai. Những thiết bị này phù hợp với hầu hết bệnh nhân ngay lập tức và có chất lượng âm thanh tốt hơn.
  • Máy trợ thính trong ống cực nhỏ (CIC): Đây là những thiết bị nhỏ, kín đáo nhưng không được khuyên dùng cho những người bị suy giảm thính lực nặng.
  • Máy trợ thính dẫn truyền qua xương: Những thiết bị này hỗ trợ những người bị mất thính giác dẫn truyền, cũng như những người không thể đeo máy trợ thính loại thông thường. Bộ phận rung của thiết bị được giữ dựa vào xương chũm bằng một chiếc băng đô. Các rung động đi qua xương chũm, đến ốc tai. Những thiết bị này có thể gây đau hoặc khó chịu nếu đeo quá lâu.

Cấy ghép ốc tai điện tử

Nếu màng nhĩ và tai giữa hoạt động bình thường, việc cấy ghép ốc tai điện tử có thể có hiệu quả.

Điện cực mỏng này được đưa vào ốc tai. Nó kích thích điện thông qua một bộ vi xử lý cực nhỏ được đặt dưới da sau tai.

Ốc tai điện tử được đưa vào để giúp những bệnh nhân bị suy giảm thính lực do tổn thương tế bào lông trong ốc tai. Cấy ghép thường cải thiện khả năng hiểu giọng nói. Ốc tai điện tử mới nhất có công nghệ mới giúp bệnh nhân thưởng thức âm nhạc, hiểu giọng nói tốt hơn ngay cả khi có tiếng ồn xung quanh và sử dụng bộ xử lý khi họ đang bơi.

Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), có khoảng 58.000 người lớn và 38.000 trẻ em được cấy ghép ốc tai điện tử ở Mỹ vào năm 2012. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết khoảng 219.000 người trên toàn cầu sử dụng ốc tai điện tử.

Nhìn bên ngoài, ốc tai điện tử bao gồm:

  • Bộ phận thu âm: Tiếp nhận âm thanh từ môi trường.
  • Bộ xử lý âm thanh: Ưu tiên những âm thanh quan trọng hơn đối với bệnh nhân, như giọng nói. Các tín hiệu âm thanh điện được tách thành các kênh và được gửi qua một dây mỏng đến máy truyền âm.
  • Máy truyền âm: Đây là một sợi mỏng được bảo vệ bằng nam châm. Nó nằm phía sau tai ngoài và truyền tín hiệu âm thanh đã xử lý đến thiết bị được cấy ghép bên trong.

Bên trong:

Bác sĩ phẫu thuật cố định một thiết bị thu và kích thích trong xương bên dưới da. Các tín hiệu được chuyển đổi thành các xung điện và được gửi qua các dây dẫn bên trong đến các điện cực.

Có tới 22 điện cực được quấn qua ốc tai. Các xung động được gửi đến các dây thần kinh ở đoạn dưới của ốc tai và sau đó trực tiếp đến não. Số lượng điện cực phụ thuộc vào nhà sản xuất thiết bị cấy ghép.

Trẻ em thường sẽ được cấy ghép ốc tai điện tử ở cả hai tai, trong khi người lớn có xu hướng chỉ cấy một chiếc.

Ngôn ngữ ký hiệu và đọc lời nói

Ngôn ngữ ký hiệu giúp những người khiếm thính có thể giao tiếp được với nhau. Nguồn ảnh: https://cdn.centraljersey.com.Ngôn ngữ ký hiệu giúp những người khiếm thính có thể giao tiếp được với nhau. 

Một số người khiếm thính có thể gặp vấn đề về giọng nói, cũng như khó hiểu lời nói của người khác.

Một tỷ lệ cao những người khiếm thính có thể học các cách giao tiếp khác nhau.

Đọc lời nói và ngôn ngữ ký hiệu có thể thay thế hoặc bổ sung cho giao tiếp thường.

Có một loạt các ngôn ngữ ký hiệu rất khác nhau.

Đọc môi

Còn được gọi là đọc lời nói, đọc môi là một phương pháp để hiểu ngôn ngữ nói bằng cách xem chuyển động môi, mặt và lưỡi của người nói, cũng như ngoại suy từ dữ liệu được cung cấp bởi ngữ cảnh và bất kỳ thính giác còn lại nào mà bệnh nhân có thể có.

Những người bị khiếm thính sau khi học nói có thể đọc môi nhanh chóng. Đây không phải là trường hợp của những người bị khiếm thính bẩm sinh.

Ngôn ngữ ký hiệu

Đây là ngôn ngữ sử dụng các dấu hiệu được thực hiện bằng tay, nét mặt và tư thế cơ thể, nhưng không có âm thanh. Phương pháp được sử dụng chủ yếu bởi những người khiếm thính.

Có một số loại ngôn ngữ ký hiệu khác nhau. Ngôn ngữ ký hiệu của Anh (BSL) rất khác với Ngôn ngữ ký hiệu của Mỹ (ASL). Ví dụ, BSL sử dụng bảng chữ cái dùng hai tay, trong khi ngôn ngữ ký hiệu của Mỹ sử dụng bảng chữ cái một tay.

Một số quốc gia sử dụng ngôn ngữ ký hiệu do các nhà truyền giáo từ xa đến. Ví dụ, ngôn ngữ ký hiệu của Na Uy được sử dụng ở Madagascar.

Ngôn ngữ ký hiệu hoàn toàn khác với dạng nói, thứ tự từ và ngữ pháp trong BSL không giống như trong tiếng Anh nói. ASL giống về mặt ngữ pháp với tiếng Nhật hơn là tiếng Anh nói.

Phòng ngừa điếc

Không có phương pháp đề phòng ngừa các vấn đề về thính giác xảy ra từ khi sinh, khiếm thính do bệnh tật hoặc tai nạn.

Tuy nhiên, một số biện pháp có thể được thực hiện để giảm nguy cơ mất thính giác.

Các cấu trúc trong tai có thể bị tổn thương theo nhiều cách khác nhau. Tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn trên 85 dB - âm lượng của một máy cắt cỏ thông thường - cuối cùng có thể gây mất thính lực.

Các biện pháp sau đây có thể giúp bảo vệ thính giác của bạn:

  • TV, đài, máy nghe nhạc và đồ chơi: Không đặt âm lượng quá cao. Trẻ em đặc biệt nhạy cảm với tác hại của âm nhạc lớn. Đồ chơi ồn ào có thể khiến thính giác của trẻ gặp nguy hiểm.
  • Tai nghe: Tập trung vào âm thanh bạn muốn nghe và chặn càng nhiều âm thanh môi trường càng tốt, thay vì át những âm thanh khác bằng âm lượng lớn.
  • Sức khỏe nghề nghiệp: Nếu bạn làm việc trong môi trường ồn ào, như vũ trường, hộp đêm và quán rượu, hãy đeo nút tai hoặc bịt tai.
  • Địa điểm giải trí: Nếu bạn đến các buổi hòa nhạc nhạc pop, đua mô tô, đua xe kéo và các sự kiện ồn ào khác, hãy đeo nút tai.
  • Tăm bông: Không nhét vào tai người lớn hoặc trẻ sơ sinh que tăm bông hoặc khăn giấy.

Thính lực thường có thể kém đi theo tuổi tác, nhưng nguy cơ có thể được giảm thiểu bằng cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa đúng cách sớm.

Câu hỏi liên quan

Điếc dẫn truyền là tình trạng thính lực bị suy giảm, xảy ra khi âm thanh không được dẫn truyền đầy đủ qua ống tai ngoài tới màng nhĩ và chuỗi xương con trong tai giữa.
Xem thêm
Điếc nghề nghiệp là bệnh do tiếng ồn của môi trường lao động có cường độ cao trên mức gây hại (≥85 dBA), tác động như một vi chấn thương âm trong một thời gian dài gây tổn thương ở tai trong.
Xem thêm
Khó khăn để nghe thấy lời nói hay các âm thanh. Khó khăn trong hiểu các từ ngữ, đặc biệt khi đứng giữa đám đông hoặc khu vực có tiếng ồn. Thường phải yêu cầu người khác nói to hơn, chậm hơn.
Xem thêm
Ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm: Kẽm giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Kẽm cũng là khoáng chất tốt giúp bảo vệ thính lực. Thực phẩm giàu kẽm bao gồm: Thịt bò, thịt heo, thịt gà, hạt điều, hạnh nhân, đậu phộng, đậu Hà Lan,
Xem thêm
Nguyên nhân gây điếc tai bao gồm: Bẩm sinh: bệnh điếc tai ở trẻ sơ sinh thường có nguyên nhân bẩm sinh; Tổn thương tai trong...
Xem thêm
Dưới đây làm một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị, cải thiện bệnh điếc tai: Thuốc tăng tuần hoàn ốc tai và hệ thần kinh trung ương: Thuốc kích thích giao cảm, thuốc giãn cơ trơn, thuốc chẹn alpha – 1, vitamin. Thuốc kháng histamin. Thuốc chống phù nề
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Điếc
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!