Vượt qua nỗi sợ hãi chuyển dạ và sinh nở

Các chuyên gia đưa ra lời khuyên cho bạn giúp và giúp trấn an để cuộc chuyển dạ và sinh nở thành công.

"Nếu tôi không đến bệnh viện đúng giờ thì sao?"

"Điều gì sẽ xảy ra nếu bác sĩ của tôi không đỡ đẻ cho tôi?"

"Điều gì sẽ xảy ra nếu cơn đau chuyển dạ nhiều hơn tôi có thể chịu đựng?"

“Và nếu tôi đi nặng lên bàn đẻ thì sao?

Khi ngày chuyển dạ và sinh nở sắp đến gần, có vẻ như "điều gì sẽ xảy ra" đang hoành hành ngoài tầm kiểm soát!

Các chuyên gia nói rằng hầu hết các sản phụ lần đầu làm mẹ - và nhiều bà mẹ có kinh nghiệm cũng có thể gặp phải trường hợp lo lắng nghiêm trọng khi ngày dự kiến sinh đến gần.

"Nếu lần mang thai đầu tiên của bạn dễ dàng, bạn lo lắng rằng lần mang thai thứ hai của bạn sẽ khó; nếu lần đầu tiên của bạn khó khăn, bạn sợ hãi rằng lịch sử sẽ lặp lại. Và nếu bạn chưa từng làm điều này trước đây, thì trí tưởng tượng của bạn có thể chỉ đơn giản là trở nên hoang mang khi bạn bắt đầu tưởng tượng ra mọi tình huống xấu nhất có thể xảy ra ", bác sĩ khoa sản nguy cơ cao Laura Riley - tác giả của bài viết “Pregnancy: You and Your Baby” cho biết.

Riley nói rằng ngay cả những người mẹ bình tĩnh nhất cũng có thể sẽ trải qua rạng thái lo lắng khi quá trình chuyển dạ và sinh nở khi câu chuyện từ một chương trong cuốn sách thai giáo xuất hiện   trong cuộc sống thực.

Riley- một giáo sư tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts ở Boston nói rằng: "Nó bao gồm một chút phấn khích, một chút mong đợi và một chút nỗi sợ hãi thuần túy về điều chưa biết. Nhưng đó cũng là thời điểm mà một số mối quan tâm thực tế xuất hiện. Và có thể bắt đầu cảm thấy hơi choáng ngợp, ngay cả đối với những phụ nữ bình tĩnh nhất”.

Nếu bạn đang nghĩ rằng mình sẽ kiểm soát được những nỗi sợ hãi đó bằng một kế hoạch sinh nở chi tiết, thì hãy suy nghĩ lại. Một điều đáng ngạc nhiên là các bác sĩ nói rằng đây không phải là cách tốt nhất để xoa dịu nỗi sợ hãi của bạn.

Riley nói rằng: “Sự thật thì người duy nhất kiểm soát mọi thứ trong ngày sinh nở là con bạn, với sự trợ giúp nhỏ từ Mẹ thiên nhiên. Vì vậy, ngay cả khi kế hoạch sinh nở của bạn chi tiết như quyển truyện “Chiến tranh và Hòa bình” thì rất có thể mọi thứ sẽ diễn ra không như cách bạn đã lên kế hoạch”.

Một phương pháp giúp bạn yên tâm hơn là ghi lại năm hoặc sáu điểm cần quan tâm về quá trình chuyển dạ và sinh nở và thảo luận với bác sĩ trước ngày dự sinh của bạn nhiều tháng.

Bác sĩ sản khoa Isabel Blumberg cho biết: “Bạn và bác sĩ của bạn có chung một triết lý sinh đẻ có thể giúp bạn xoa dịu nỗi sợ hãi. Và nếu bạn phát hiện ra rằng bạn không cùng quan điểm, tốt hơn là bạn nên tìm hiểu sớm để cả hai có thể thỏa hiệp trong một số vấn đề, hoặc nếu cần, bạn có thể tìm một bác sĩ khác phù hợp hơn với cách bạn muốn sinh em bé".

Đối mặt với nỗi sợ hãi về chuyển dạ và sinh nở: Một số thông tin giúp trấn an sản phụ

Khi nói đến những nỗi sợ hãi về chuyển dạ và sinh nở cụ thể, mỗi phụ nữ đều có những mối quan tâm hơi khác nhau. Nhưng các chuyên gia nói rằng cũng có một số nỗi sợ phổ biến đối với hầu hết mọi phụ nữ, ảnh hưởng đến cả những người lần đầu làm mẹ cũng như những người đã có kinh nghiệm.

Để giúp xoa dịu những nỗi sợ hãi đó, các chuyên gia mà chúng tôi đã nói chuyện đưa ra lời khuyên xoa dịu và trấn an sau đây.

Các vấn đề gặp phải

Bất kỳ phụ nữ nào đã từng nghe "câu chuyện kinh dị về cơn đau đẻ" – hoặc  chưa từng nghe - đều không khỏi cảm thấy lo sợ về những cơn đau liên quan đến việc sinh nở. Nhưng các chuyên gia nói rằng nếu bạn thậm chí hơi sợ hãi về cách mình sẽ phản ứng, hãy nói chuyện với bác sĩ về lựa chọn sử dụng một số loại thuốc trước ngày dự kiến sinh.

"Một điều thực sự quan trọng là tìm hiểu xem bệnh viện nơi bạn sẽ sinh có gây tê 24 giờ hay không - có nghĩa là bạn sẽ có sẵn phương pháp gây tê ngoài màng cứng cho bạn bất kể khi nào bạn sinh - bởi vì không phải bệnh viện nào cũng cung cấp dịch vụ đó". Tiến sĩ Robert Atlas chủ nhiệm khoa sản và phụ khoa tại Bệnh viện Mercy ở Baltimore cho biết.

Nếu bạn phát hiện ra bệnh viện của bạn không có, thì đừng hoảng sợ. Nhưng hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về các loại kiểm soát cơn đau khác sẽ có sẵn cho bạn, bao gồm cả các thuốc giảm đau có nguồn gốc thuốc phiện  tác dụng ngắn và dài hạn.

Nhiều phụ nữ lo ngại về ảnh hưởng của thuốc giảm đau nguồn gốc thuốc phiện đối với em bé, nhưng các bác sĩ cho biết chúng tác động nhẹ, thường chỉ khiến em bé buồn ngủ một chút. Atlas cho biết bác sĩ có thể điều chỉnh chế độ thuốc phù hợp với giai đoạn chuyển dạ của bạn để giảm thiểu tác động đến em bé.

Atlas nói: "Điểm cần nhớ là không người phụ nữ nào không  phải trải qua sự khó chịu khi chuyển dạ và bạn không cần phải chịu đựng nó. Các loại thuốc giảm đau được sử dụng ngày nay thường an toàn cho mẹ và con".

Riley cho biết thở đúng cũng có thể giúp kiểm soát cơn đau, đặc biệt nếu nhà bạn cách bệnh viện quá xa để tiến hành gây tê ngoài màng cứng. Nhưng đây không phải là điều bạn có thể học trên đường đến phòng sinh; vì vậy hãy chuẩn bị trước bằng cách tham gia một vài lớp học tiền sản và tập trung vào nhịp thở khi chuyển dạ.

Các chuyên gia nói rằng đừng đánh giá thấp sức mạnh của đội hỗ trợ chuyển dạ chuyên nghiệp để giúp kiểm soát cơn đau chuyển dạ. Trong một phân tích năm 2003 của một số nghiên cứu trên khoảng 12.000 phụ nữ, các nhà nghiên cứu nhận thấy nhu cầu sử dụng thuốc giảm đau - cũng như khả năng sinh nở thành công nhiều hơn - ở những phụ nữ được hỗ trợ chuyển dạ liên tục. Đây có thể là từ “Nhân viên đồng hành”, nữ hộ sinh, y tá hoặc người thân.

Giảm đau bằng gây tê ngoài màng cứng

Mặc dù có thể an ủi khi biết có phương pháp gây tê ngoài màng cứng, nhưng nó cũng có thể là nguồn gốc gây lo lắng cho nhiều phụ nữ. Lo sợ về thủ thuật cũng như các tác dụng phụ bao gồm tê bì có thể khiến một số phụ nữ tránh dùng thuốc giảm đau hoàn toàn. Nhưng các bác sĩ nói rằng có rất ít điều phải lo sợ. Theo Blumberg, "tỷ lệ biến chứng cực kỳ nhỏ, đặc biệt là các biến chứng lâu dài. Các vấn đề ngắn hạn - như đau đầu cột sống - phổ biến hơn, nhưng vẫn hiếm, chỉ ảnh hưởng đến khoảng một trong số 200 bệnh nhân, ngoài ra chúng có thể dễ dàng điều trị". 

Minh họa thủ thuật gây tê ngoài màng cứng. Nguồn: phsmedicalsolutions.com

Minh họa thủ thuật gây tê ngoài màng cứng. Nguồn: phsmedicalsolutions.com

Sợ hãi về sinh mổ

Với tất cả các bài báo gần đây ủng hộ mẹ bầu sinh mổ, bạn có thể nghĩ rằng đây là phương pháp sinh ưu tiên được lựa chọn. Nhưng các bác sĩ cho biết hầu hết phụ nữ vẫn sợ phương pháp này - và sẽ làm mọi cách để tránh nó.

Wendy Wilcox, MD, một bác sĩ sản khoa tại Trung tâm Y tế Montefiore ở Thành phố New York cho biết: “Hầu hết phụ nữ đều lo lắng về khoảng thời gian cần thiết để hồi phục, về sự nguy hiểm của vết mổ mở.

Nếu bác sĩ đề nghị sinh mổ trong quá trình chuyển dạ và sinh nở, các chuyên gia cho biết sản phụ hãy hỏi lý do tại sao điều đó là cần thiết và liệu có cách nào để tránh nó hay không. Nhưng nếu không còn cách nào,  thì hãy tin tưởng độ ngũ nhân viên y tế.

Nguy cơ sinh mổ không phải bằng 0, nhưng nó cực kỳ thấp. Nếu đó là những gì bác sĩ của bạn nói là cần thiết cho một ca sinh khỏe mạnh, tôi sẽ không lo lắng về điều đó. ... Riley cho biết sản phụ có nhiều khả năng sẽ gặp vấn đề nếu cố gắng sinh qua đường âm đạo khi cơ thể mẹ và bé không đủ các điều kiện phù hợp.

Những lý do phổ biến dẫn đến sinh mổ không theo kế hoạch bao gồm em bé rất lớn (so với kích thước khung chậu), em bé của bạn có vị trí bất thường trong quá trình chuyển dạ, hoặc cổ tử cung của bạn không mở đủ.

Sợ hãi không đến bệnh viện đúng giờ

Tất cả chúng ta đều đã nghe những câu chuyện về một em bé sinh ra ở ghế sau của một chiếc taxi - hoặc trong cửa hàng tạp hóa. Nhưng thực tế là đối với hầu hết phụ nữ, đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ, việc chuyển dạ hiếm khi diễn ra đủ nhanh để những điều trên xảy ra.

Wilcox nói: “Sự thật là quá trình chuyển dạ có thể sẽ lâu hơn bạn dự đoán rất nhiều. Và khả năng con bạn sẽ ra đời trước khi bạn đến bệnh viện là rất khó xảy ra, ngay cả khi bạn sống ở một nơi xa bệnh viện”.  Để thêm sự chắc chắn, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về các dấu hiệu chuyển dạ thực sự, để bạn biết khi nào nên ra khỏi nhà.

Tuy nhiên, nếu đây không phải là em bé đầu tiên của bạn thì thời gian chuyển dạ có thể ngắn hơn. Nhưng các bác sĩ cho biết nếu bạn chú ý đến các dấu hiệu cơ thể của mình, bạn vẫn sẽ có nhiều thời gian để đến bệnh viện.

Wilcox nói: “Về cơ bản, bạn biết thời gian cho cơn đau đẻ của mình đã đến ngay sau khi các cơn co thắt trở nên đều đặn, bạn biết rằng mình chắc chắn đang chuyển dạ và ít nhất nên gọi điện thoại cho bác sĩ nếu không đến được bệnh viện ngay.

Để xoa dịu hơn nữa nỗi sợ hãi "đưa tôi đến đúng giờ", hãy đảm bảo bạn chuẩn bị đồ cho cuộc sinh nở ít nhất hai tuần trước ngày dự sinh  và có một kế hoạch rõ ràng về cách bạn sẽ đến bệnh viện ban ngày và cả ban đêm như thế nào. Nếu đây là đứa con thứ hai hoặc thứ ba của bạn, các chuyên gia khuyên bạn nên nhờ một người nào đó mà bạn có thể gọi để chăm sóc cho những đứa trẻ khác của bạn cho đến khi bạn xuất viện.

Sợ bác sĩ sẽ bỏ lỡ lịch sinh của bạn

Như vậy là bạn đã bắt đầu chuyển dạ và sinh con với đúng thời gian dự kiến. Bây giờ, bác sĩ của bạn ở đâu? Nỗi sợ hãi rằng họ sẽ không đến kịp thời là một nỗi lo lớn đối với nhiều phụ nữ.

Thư giãn đi – đó không bao giờ là nỗi lo của riêng bạn. Đầu tiên, các chuyên gia nói rằng hầu hết các bác sĩ sống gần bệnh viện hơn bạn, vì vậy việc đến đó ngay hầu như không có vấn đề gì.

Wilcox nói ngay cả khi bác sĩ sản khoa của bạn gặp phải một vụ tắc đường kinh hoàng, bạn sẽ không còn ở một mình trên bất kỳ giai đoạn chuyển dạ và sinh nở nào.

Mỗi bàn chuyển dạ đều có sự tham gia của hàng chục chuyên gia - từ các y tá và các hộ sinh dày dặn kinh nghiệm, đến các bác sĩ chăm sóc sức khỏe và các bác sĩ sản khoa khác. Vì vậy, bạn chắc chắn đang bước vào một môi trường mà mức độ trợ giúp chuyên nghiệp cao. Và điều đó có nghĩa là bạn sẽ không bao giờ phải ở một mình trong cuộc chuyển dạ.

Nỗi sợ hãi về việc đi nặng trên bàn sinh

Nó có thể không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nhiều phụ nữ sợ rằng họ sẽ chết vì xấu hổ nếu câu chuyện kinh dị cuối cùng này xảy ra - họ đi nặng ra bàn sinh.

Mặc dù chúng tôi không thể hứa điều này sẽ không xảy ra, nhưng Blumberg có một số lời khuyên 

Blumberg nói: "Không gì hạnh phúc hơn khi một người phụ nữ chuyển dạ đi tiêu, bởi vì điều đó hầu như luôn có nghĩa là em bé sắp chào đời, rằng cuộc sinh nở qua đường âm đạo đang diễn ra bình thường và tôi không phải lo lắng về việc sẽ phải phẫu thuật. Đó thực sự là một dấu hiệu cho thấy mọi thứ đều ổn và nếu bạn có thể nhìn nó theo cách đó, bạn sẽ quên đi sự bối rối và cảm thấy hạnh phúc như khi tôi thấy con bạn sắp đến với thế giới".

Xem thêm : 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!