Video: các giai đoạn chuyển dạ từ cơn co đến khi sinh
Không giống như một bộ phim, chuyển dạ và sinh nở không phải lúc nào cũng có kịch bản trước. Không ai biết chính xác điều gì gây ra chuyển dạ, mặc dù các hormone được cho là có một vai trò nhất định. Quá trình chuyển dạ được chia thành ba giai đoạn, nhưng mỗi người phụ nữ có thể không trải qua các giai đoạn theo cách giống nhau. Đối với những người lần đầu làm mẹ, thời gian chuyển dạ có thể kéo dài trung bình từ 12 đến 24 giờ. Đối với một số phụ nữ khác, nó sẽ nhanh hơn hoặc chậm hơn. Sau đây là những gì bạn cần biết.
Giai đoạn một: Giai đoạn tiềm ẩn
Dự kiến: Giai đoạn chuyển dạ này kéo dài nhất và có thể kéo dài từ 12 đến 20 giờ đối với phụ nữ sinh con đầu lòng. Quá trình chuyển dạ bắt đầu khi bạn có các cơn co thắt tử cung - ban đầu có thể nhẹ, xảy ra sau mỗi 15 hoặc 20 phút - và khi cổ tử cung bắt đầu mở ra từ từ và xóa (mỏng dần). Nó kết thúc khi cổ tử cung của bạn mở ra 3 hoặc 4 cm .
Các cơn co thắt kéo dài từ 30 đến 70 giây và có thể cảm thấy như đau lưng hoặc đau bụng kinh. Khi quá trình chuyển dạ tiến triển, các cơn co thắt trở nên đều đặn, thường xuyên và dữ dội hơn, tăng lên sau mỗi 7 đến 10 phút, sau đó 5 đến 7 phút một cơn.
Cần chú ý điều gì: Bạn có thể nhận thấy ra máu âm đạo, chất nhầy màu hồng hoặc nâu – một điều bình thường khi cổ tử cung mở ra. Sự tiết dịch này có thể xảy ra vài ngày trước hoặc khi bắt đầu chuyển dạ.
Việc vỡ màng ối có thể xảy ra một cách tự nhiên ở giai đoạn một hoặc giai đoạn sau của quá trình chuyển dạ và có cảm giác như nước chảy ra rõ ràng hoặc chỉ là cảm giác ẩm ướt - hoặc màng ối có thể không vỡ cho đến khi bác sĩ thực hiện mở màng ối cho sản phụ.
Cách xử trí: Tốt nhất là bạn nên gọi cho bác sĩ khi bạn bắt đầu xuất hiện các cơn co tử cung, nhưng bạn có thể chưa cần đến bệnh viện. Moore-Simas cho biết, những người làm mẹ lần đầu khỏe mạnh thường có thể trải qua giai đoạn chuyển dạ này tại nhà. Vậy khi nào bạn nên đến bệnh viện? Moore-Simas nói: “Khi bạn xuất hiện cơn co tử cung năm phút một lần, đó là thời điểm để bắt đầu để tới bệnh viện. Nếu bạn đang bị chảy dịch đường âm đạo, đó cũng có thể là lúc để vào viện"
Trong khi đó, hãy nghỉ ngơi và tạo cảm giác thoải mái nhất có thể, có thể bằng cách nghe nhạc hoặc ngâm mình trong bồn nước ấm.
Giai đoạn một: Giai đoạn tích cực
Điều gì sẽ xảy ra: Ở giai đoạn này, các cơn co thắt mạnh hơn và đau hơn, xảy ra cách nhau khoảng 3 phút và kéo dài khoảng 45 đến 60 giây. Moore-Simas cho biết cổ tử cung của bạn đang mở ra nhanh hơn nhiều, khoảng 1,2 cm một giờ.
Khi cổ tử cung của bạn giãn ra từ 8 đến 10 cm, bạn đang ở trong "giai đoạn chuyển tiếp", phần cuối cùng của giai đoạn chuyển dạ; Các cơn co thắt bây giờ đến khoảng hai đến ba phút một lần và kéo dài trong 1 phút hoặc hơn. Bạn có thể cảm thấy buồn nôn và đau lưng tăng lên.
Cách xử trí: Tại bệnh viện, các dấu hiệu sinh tồn (nhiệt độ, huyết áp, mạch) của bạn sẽ được đo. Một thiết bị được đặt trên bụng của sản phụ để kiểm tra nhịp tim thai nhi và các cơn co thắt tử cung. Y tá hoặc bác sĩ sẽ khám bên trong để kiểm tra độ mở của cổ tử cung.
Sản phụ có thể được cung cấp các lựa chọn kiểm soát cơn đau khác nhau, bao gồm gây tê ngoài màng cứng, gây mê để ngăn cơn đau.
Mẹo nhỏ: Tắm nước ấm, đặc biệt với vòi hoa sen, có thể giúp giảm đau thắt lưng. Tập nhẹ với bóng tập, xoa bóp, nghe nhạc êm dịu và thực hành các bài tập thở sâu cũng có thể hữu ích. Một số phụ nữ cảm thấy nhẹ nhõm bằng cách thay đổi tư thế, đi bộ hoặc bài tập chống tay và đầu gối xuống sàn.
Giai đoạn hai
Điều gì sẽ xảy ra: Thường được gọi là giai đoạn rặn đẻ, phần này có thể kéo dài đến ba giờ nếu bạn đã gây tê ngoài màng cứng và tối đa hai giờ nếu không gây tê . Ở 10 cm (khoảng 4 inch), cổ tử cung giãn ra hoàn toàn. Các cơn co thắt có thể kéo dài hơn một phút và thường xảy ra sau mỗi hai đến ba phút. Khi đầu của em bé đi xuống khu vực xương chậu / âm đạo, bạn có thể cảm thấy tăng áp lực trên trực tràng (giống như buồn đi nặng) và mót rặn.
Cách kiểm soát: Moore-Simas nói rằng "Bạn không bao giờ muốn rặn cho đến khi ai đó nói với bạn rằng bạn đã hoàn toàn mở ra". Nếu không, việc rặn đẻ có thể khiến cổ tử cung sưng lên. Bác sĩ nói rằng: “Thường thì việc rặn đẻ xảy ra theo ba lần trong một lần co thắt. Bạn hít một hơi thật sâu và thật mạnh, và bạn muốn rặn như đang thực sự bị táo bón, với tất cả nỗ lực của bạn sẽ dồn xuống phía dưới phía dưới."
Nếu cần, bạn có thể rạch tầng sinh môn - một vết nhỏ ở vùng giữa âm đạo và trực tràng để dễ sinh nở. Moore-Simas cho biết phương pháp này không còn được thực hiện nhiều như trước đây, cô ước tính chỉ có khoảng 5% bệnh nhân của cô phải cắt tầng sinh môn.
Tiến trình đi xuống của em bé qua khung xương chậu được đo bằng độ lọt cho đến khi “Thai nhi đội vương miện” ( đỉnh đầu của thai nhi trở nên rõ ràng khi mở âm đạo).
Giai đoạn ba
Điều gì sẽ xảy ra: Giai đoạn này là giai đoạn chuyển dạ ngắn nhất, diễn ra trong giây lát hoặc kéo dài trong 30 phút. Các cơn co thắt sẽ không còn mạnh như trong lúc xổ rau này (hoặc sau khi sinh). Nếu tầng sinh môn bị rạch hoặc bị rách trong khi sinh, bạn sẽ được khâu lại ngay.
Moore-Simas cho biết quá trình chuyển dạ có thể khác nhau đối với mỗi phụ nữ. Nhưng "Vào cuối ngày, mục tiêu là một bà mẹ và em bé khỏe mạnh. Đó là một ngày đẹp trời và một trải nghiệm tuyệt vời."
Xem thêm :