Vở thực hành KHTN 8 (Kết nối tri thức) Bài 1: Sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm

Với giải vở thực hành Khoa học tự nhiên 8 Bài 1: Sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH Khoa học tự nhiên 8 Bài 1 từ đó học tốt môn KHTN 8. Mời các bạn đón xem:

Giải VTH KHTN 8 Bài 1: Sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm

Bài 1.1 trang 4 Vở thực hành KHTN 8: Hãy cho biết thông tin có trên các nhãn hoá chất ở Hình 1.1, SGK KHTN8.

a) Chất rắn: …………………………………………………………………….

b) Chất lỏng: ……………………………………………………………………

c) Chất khí: ……………………………………………………………………

Lời giải:

a) Chất rắn: Tên hoá chất: sodium hydroxide; Công thức hoá học: NaOH; Độ tinh khiết: AR – hoá chất tinh khiết; Khối lượng: 500g; Tiêu chuẩn chất lượng: TCCS 51/2008/HCĐG; Hạn sử dụng: 3 năm kể từ ngày sản xuất.

b) Chất lỏng: Tên hoá chất: Hydrochloric acid; Nồng độ chất tan: 37%; Công thức hoá học: HCl; Khối lượng mol: 36,46 g/mol.

c) Chất khí: Oxidizing: có tính oxi hoá; Gas: thể khí; Tên chất: oxygen; Mã số: UN 1072 – mã số này là danh mục để xác định hoá chất nguy hiểm oxygen, nén; Khối lượng: 25 kg.

Bài 1.2 trang 4 Vở thực hành KHTN 8Đọc tên, công thức của một số hoá chất thông dụng có trong phòng thí nghiệm và cho biết ý nghĩa của các kí hiệu cảnh báo trên các nhãn hoá chất.

Lời giải:

- Tên thương mại: Hydrochloric acid; Công thức: HCl; Ý nghĩa các kí hiệu cảnh báo:Độc hại; Gây ăn mòn mạnh; Gây nguy hiểm cho môi trường.

- Tên thương mại: Potassium hydroxide; Công thức hoá học: KOH.

Bài 1.3 trang 4 Vở thực hành KHTN 8Trình bày cách lấy hoá chất rắn và hoá chất lỏng.

- Lấy hoá chất rắn: ……………………………………………………………

- Lấy hoá chất lỏng: …………………………………………………………

Lời giải:

- Lấy hoá chất rắn: Khi lấy hoá chất rắn ở dạng hạt nhỏ hay bột ra khỏi lọ phải dùng thìa kim loại hoặc thuỷ tinh để xúc. Lấy hoá chất rắn ở dạng hạt to, dây, thanh có thể dùng panh để gắp.

- Lấy hoá chất lỏng: Lấy hoá chất lỏng từ chai miệng nhỏ thường phải rót qua phễu hoặc qua cốc, ống đong có mỏ, lấy lượng nhỏ dung dịch thường dùng ống hút nhỏ giọt.

Bài 1.4 trang 4 Vở thực hành KHTN 8: Sử dụng thiết bị đo pH để xác định pH của các mẫu sau:

a) nước máy: ………;

b) nước mưa: ………;

c) nước hồ/ ao: ………;

d) nước chanh: ………;

e) nước cam: ………;

g) nước vôi trong: ……….

Lời giải:

a) nước máy: 7,5;

b) nước mưa: 6,5;

c) nước hồ/ ao: 7,6;

d) nước chanh: 2,4;

e) nước cam: 3,5;

g) nước vôi trong: 12.

Bài 1.5 trang 4 Vở thực hành KHTN 8Quan sát ampe kế, vôn kế trong Hình 1.6, SGK KHTN8:

1. Chỉ ra các điểm đặc trưng của ampe kế và vôn kế…………………………………….

2. Chỉ ra sự khác nhau giữa hai dụng cụ này…………………………………………….

Lời giải:

1. Chỉ ra các điểm đặc trưng của ampe kế và vôn kế: Ampe kế đo cường độ dòng điện, ampe kế đo hiệu điện thế.

2. Chỉ ra sự khác nhau giữa hai dụng cụ này: Ampe kế mắc nối tiếp với thiết bị điện, vôn kế mắc song song với thiết bị điện.

Bài 1.7* trang 6 Vở thực hành KHTN 8Một bạn thực hiện phản ứng điều chế barium sulfate trong phòng thí nghiệm như sau:

Nhỏ từ từ 20 mL dung dịch barium chloride vào 20 mL dung dịch sodium sulfate, thu được barium sulfate là chất rắn không tan trong nước. Sau đó sử dụng giấy lọc, lọc lấy barium sulfate và làm khô.

Em hãy đề xuất:

a) Dùng dụng cụ nào để đong 20 mL mỗi loại dung dịch?

b) Sau khi đong xong, nên đổ dung dịch thu được vào dụng cụ nào?

c) Dùng dụng cụ gì để hút dung dịch barium chloride nhỏ vào dung dịch sodium sulfate?

d) Mô tả cách lọc barium sulfate.

Lời giải:

a) Dùng ống đong để đong 20mL mỗi loại dung dịch.

b) Sau khi đong xong, nên đổ dung dịch thu được vào cốc thuỷ tinh.

c) Dùng ống hút nhỏ giọt để hút dung dịch barium chloride nhỏ vào dung dịch sodium sulfate.

d) Cách lọc barium sulfate:

- Gấp giấy lọc và đặt vào phễu lọc.

- Đặt phễu lọc lên bình tam giác và làm ướt giấy lọc bằng nước.

- Rót từ từ hỗn hợp sau phản ứng xuống phễu đã có giấy lọc, tráng cốc và rót tiếp vào phễu. Chờ cho nước chảy xuống bình tam giác ta thu được nước lọc ở bình tam giác và barium sulfate trên giấy lọc.

Xem thêm các bài giải VTH Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 2: Phản ứng hóa học

Bài 3: Mol và tỉ khối chất khí

Bài 4: Dung dịch và nồng độ

Bài 5: Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học

Bài 6: Tính theo phương trình hóa học

Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm (KNTT)
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!