Béo phì ở trẻ em: Nguy cơ sức khỏe thế hệ tương lai

Ngày càng có nhiều trẻ em thừa cân, béo phì. Trẻ em thường có ít vấn đề về sức khỏe liên quan đến cân nặng hơn so với người lớn. Tuy nhiên, trẻ em thừa cân có nguy cơ cao sau này bị thừa cân khi trở thành thanh thiếu niên và người lớn, điều này khiến trẻ có nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim và tiểu đường sau này trong cuộc sống. Trẻ cũng dễ bị căng thẳng, buồn bã và tự ti.

Video bệnh béo phì ở trẻ em nguy hiểm đến mức nào? 

Nguyên nhân nào gây ra bệnh béo phì ở trẻ em?

Trẻ em trở nên thừa cân béo phì vì nhiều lý do. Nguyên nhân phổ biến nhất là do yếu tố di truyền, lười vận động, ăn uống thiếu lành mạnh hoặc do sự kết hợp của nhiều yếu tố này. Chỉ trong một số trường hợp hiếm hoi là thừa cân do tình trạng bệnh lý như rối loạn nội tiết tố. Thăm khám sức khỏe và làm một số xét nghiệm máu có thể loại trừ khả năng bệnh lý là nguyên nhân gây béo phì. 

Mặc dù các vấn đề về cân nặng thường có liên quan giữa các thành viên trong cùng một gia đình, nhưng không phải tất cả trẻ em có tiền sử gia đình bị béo phì đều sẽ bị thừa cân. Trẻ em có cha mẹ hoặc anh chị em bị thừa cân có thể tăng nguy cơ bị thừa cân, nhưng điều này cũng có liên quan đến các hành vi chung của gia đình như thói quen ăn uống và sinh hoạt.Nguồn ảnh: Parenthub

nguồn ảnh: Parenthub

Chế độ ăn uống và mức độ hoạt động của trẻ đóng vai trò quan trọng trong việc định hình cân nặng của trẻ. Ngày nay, nhiều trẻ em dành nhiều thời gian cho các hoạt động tĩnh. Ví dụ, một đứa trẻ trung bình dành khoảng bốn giờ mỗi ngày để xem tivi. Khi máy tính và trò chơi điện tử ngày càng trở nên phổ biến, số giờ trẻ ngồi yên có thể tăng lên. 

Trẻ em béo phì có nguy cơ mắc những bệnh gì?

Trẻ béo phì có nguy cơ mắc một số bệnh, bao gồm:

  • Tăng Cholesterol
  • Tăng Huyết áp
  • Bệnh tim mạch từ sớm
  • Bệnh đái tháo đường
  • Các vấn đề về xương

Vấn đề da như phát ban nhiệt, nhiễm nấm và mụn trứng cá

Làm cách nào để biết con bạn có bị thừa cân hay không?

Địa chỉ tốt nhất để xác định xem con bạn có bị thừa cân hay không là bác sĩ của con bạn. Để xác định xem con bạn có bị thừa cân hay không, bác sĩ sẽ đo cân nặng và chiều cao của con bạn và tính '' BMI '' hay chỉ số khối cơ thể, sau đó so sánh giá trị này với giá trị tiêu chuẩn. Bác sĩ cũng sẽ xem xét độ tuổi và biểu đồ tăng trưởng của con bạn.

Nguồn ảnh : Shutter StockNguồn ảnh : Shutter Stock

Nếu con bạn bị thừa cân, bạn có thể làm gì để giúp con?

Nếu bạn có con bị thừa cân, bạn cần phải cho con biết rằng bạn sẽ hỗ trợ con. Cảm nhận của trẻ về bản thân thường dựa trên cảm nhận của cha mẹ về chúng. Và nếu bạn thấy con hoàn hảo ở bất kỳ trọng lượng nào, con sẽ có nhiều khả năng sẽ cảm thấy hài lòng về bản thân. Điều quan trọng nữa là hãy nói chuyện với con về cân nặng của bản thân con, cho phép con chia sẻ mối quan tâm của con với bạn. Bác sĩ cũng có thể giúp bạn đặt ra các mục tiêu cân nặng hợp lý theo chiều cao của con bạn. Bác sĩ thậm chí có thể tiên lượng và hướng dẫn về thời điểm đạt được cân nặng hợp lý.

Không khuyến khích bố mẹ đẩy trẻ ra xa vì cân nặng của trẻ. Thay vào đó, cha mẹ nên tập trung vào việc thay đổi dần các hoạt động thể chất và thói quen ăn uống của gia đình. Bằng cách để cả gia đình cùng tham gia, như thế mọi người đều được dạy những thói quen có lợi cho sức khỏe và đứa trẻ thừa cân không cảm thấy bị đơn độc.

Làm thế nào để cả gia đình tham gia vào các thói quen có lợi cho sức khỏe?

Nguồn ảnh:Dr Patrcia MDNguồn ảnh:Dr Patrcia MD

Có nhiều cách để cả gia đình tham gia vào những thói quen lành mạnh. Việc tăng cường hoạt động thể chất của cả gia đình là đặc biệt quan trọng. Một số cách để thực hiện điều này bao gồm:

  • Là hình mẫu cho con. Nếu con bạn thấy bạn hoạt động thể chất và vui vẻ, chúng có nhiều khả năng sẽ năng động và chăm vận động sau này.
  • Lập kế hoạch cho các hoạt động gia đình giúp cả nhà rèn luyện sức khỏe, chẳng hạn như đi bộ, đi xe đạp hoặc bơi lội.
  • Hãy nhạy cảm với nhu cầu của con. Trẻ thừa cân có thể cảm thấy không thoải mái khi tham gia các một số hoạt động nhất định. Hãy giúp con bạn tìm ra những hoạt động thể chất mà chúng thích thú mà không gây khó khăn hay xấu hổ.
  • Cố gắng giảm thời gian bạn và gia đình dành cho các hoạt động vận động tĩnh, chẳng hạn như xem TV hoặc chơi trò chơi điện tử.
  • Cố gắng thường xuyên cùng nhau tạo ra những bữa ăn lành mạnh và cùng mua sắm những thực phẩm tốt.

Dù cha mẹ có chọn cách tiếp cận nào đối với một đứa trẻ thừa cân. Duy trì hoạt động thể chất và giữ một chế độ ăn uống lành mạnh không nên là nhất thời. Đây là cơ hội tuyệt vời để bạn và gia đình có được một lối sống tích cực và khỏe mạnh.

Xem thêm : 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!