Viêm buồng trứng: Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Viêm buồng trứng là hiện tượng viêm xảy ra tại cơ quan buồng trứng, thuộc nhóm bệnh viêm vùng chậu hay viêm sinh dục trên. Tình trạng viêm này sẽ có thể cùng lúc ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong khung chậu, bao gồm tử cung, nội mạc tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng và có thể là thành bụng hoặc phúc mạc.

Buồng trứng là một phần quan trọng của hệ thống sinh sản ở nữ giới. Đây là một tuyến sinh dục có chức năng tạo thành giao tử cái hoặc còn gọi là trứng và tổng hợp hormone quy định giới tính nữ, estrogen và progesterone. Buồng trứng nằm trong khung chậu và ở hai bên tử cung, kết nối thông qua các ống dẫn trứng, tiếp cận buồng trứng trong quá trình rụng trứng để đón lấy trứng được phóng thích. Sự rụng trứng ở phụ nữ là vào thời điểm trứng trưởng thành quanh ngày giữa của chu kỳ kinh nguyệt, rời khỏi buồng trứng và sẵn sàng thụ tinh với tinh trùng. Trứng đã được thụ tinh sau đó đi đến làm tổ và phát triển trong môi trường tử cung. Nếu trứng không được thụ tinh, trứng sẽ theo máu kinh đào thải ra ngoài.

Nguyên nhân gây viêm buồng trứng

Viêm buồng trứng chính là hiện tượng buồng trứng bị viêm nhiễm mà nguyên nhân gây viêm buồng trứng chủ yếu do các loại vi trùng, nấm, ký sinh trùng. Sự xuất hiện của các loại vi trùng do các nguyên nhân sau: 

Triệu chứng của viêm buồng trứng

Bệnh viêm buồng trứng được chia làm 2 loại: viêm buồng trứng cấp tính và viêm buồng trứng mạn tính, với mỗi loại bệnh lại có những dấu hiệu nhận biết khác nhau. Dấu hiệm viêm buồng trứng cấp tính bao gồm: 

  • Đau khu vực hạ vị
  • Rối loạn kinh nguyệt hoặc mất kinh
  • Nhiệt độ cơ thể cao hơn mức bình thường, sốt nhẹ

Bệnh viêm buồng trứng mạn tính có các triệu chứng: 

  • Đau vùng hạ vị tăng khi làm việc nặng, quá sức 
  • Rong kinh, kinh nguyệt và dịch tiết âm đạo ra nhiều
  • Cảm giác mệt mỏi, sốt cao thậm chí kèm theo co giật
  • Chán ăn, mệt mỏi và sút cân

Đối tượng nguy cơ 

Nữ giới ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh viêm buồng trứng. 

Viêm buồng trứng thường là biến chứng của bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (sexually transmitted infections - STIs) như chlamydia và bệnh lậu. Bạn có thể giảm nguy cơ bằng cách quan hệ tình dục an toàn.

Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào đường sinh sản qua cổ tử cung khi:

  • Nếu một dụng cụ tử cung (IUD) được đưa vào không đúng cách
  • Trong quá trình phá thai
  • Trong quá trình sinh đẻ

Không rõ nguyên nhân gây ra bệnh viêm buồng trứng tự miễn. Trong một số trường hợp hiếm hoi, thể bệnh này này có thể dẫn đến suy buồng trứng nguyên phát.

Khi nào nên đến khám bác sĩ?

Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn thấy đau vùng bụng dưới và khung chậu. Nguồn ảnh: Healthline.Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn thấy đau vùng bụng dưới và khung chậu. Nguồn ảnh: Healthline.

Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn đang gặp phải bất kỳ trường hợp nào sau đây:

  • Đau vùng bụng dưới và khung chậu
  • Chảy máu kinh nguyệt nhiều hơn bình thường
  • Chảy máu giữa các chu kỳ kinh nguyệt
  • Đau hoặc chảy máu khi giao hợp
  • Tiết dịch âm đạo nhiều, có thể có mùi hôi
  • Cảm giác bỏng rát hoặc đau khi đi tiểu
  • Tiểu khó

Các triệu chứng này có thể xuất hiện dần dần hoặc cùng một lúc. Chúng cũng có thể tăng mức độ nghiêm trọng theo thời gian. Và các triệu chứng này cũng có thể do các bệnh lý khác gây ra.

Chẩn đoán 

Trên cơ sở các triệu chứng, dấu hiệu bệnh, bác sĩ có thể xác định được nguyên nhân và mức độ của các ổ nhiễm trùng có trong buồng trứng cũng như các bộ phận xung quanh. Hầu hết các trường hợp bị viêm buồng trứng là một phần của tình trạng viêm tử cung, ảnh hưởng đến cả ống dẫn trứng và buồng trứng.

Để chuẩn đoán bệnh chính xác cần chú ý đến tiền sử phụ khoa và các kết quả xét nghiệm. Thông qua siêu âm có thể xác định chính xác vị trí viêm và mức độ lây lan của bệnh.

Điều trị viêm buồng trứng

Có thể điều trị nội khoa và ngoại khoa với viêm buồng trứng. Nguồn ảnh: theAsianparent.Có thể điều trị nội khoa và ngoại khoa với viêm buồng trứng. Nguồn ảnh: theAsianparent.

Hiện nay có 2 phương pháp điều trị viêm buồng trứng, bao gồm:

  • Điều trị nội khoa: Được áp dụng khi bệnh đang ở giai đoạn mạn tính. Kháng sinh điều trị sẽ có tác dụng làm giảm các triệu chứng bên ngoài, ngăn chặn sự phát triển của các tác nhân gây bệnh, kìm hãm sự lây nhiễm sang các bộ phận lân cận.
  • Điều trị ngoại khoa: Trong trường hợp bị dính buồng trứng, dính ống dẫn trứng có thể sử dụng phương pháp tiểu phẫu, nội soi ổ bụng. Với các bệnh nhân áp xe buồng trứng hoặc áp xe ống dẫn trứng cần chọn kháng sinh điều trị, khi không có kết quả có thể xem xét các biện pháp tiểu phẫu.

Phòng ngừa viêm buồng trứng

Có nhiều biện pháp để phòng ngừa nguy cơ bị viêm buồng trứng, trong đó việc duy trì chế độ sinh hoạt khoa học có ý nghĩa quan trọng hàng đầu góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
  • Có phương pháp tránh thai an toàn để tránh việc mang thai ngoài ý muốn
  • Hạn chế tối đa sử dụng các chất kích thích có hại cho sức khỏe
  • Duy trì tập thể dục thường xuyên để có cơ thể khỏe mạnh
  • Quan hệ tình dục an toàn
  • Thăm khám phụ khoa thường xuyên để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh

Câu hỏi liên quan

Một số cách điều trị viêm buồng trứng tại nhà hiệu quả, bao gồm: Chữa viêm buồng trứng bằng lá trà xanh; Chữa viêm buồng trứng bằng tỏi...
Xem thêm
Ăn nhiều trái cây: các loại hoa quả như cam, nho, dâu tây, ổi… Có chứa rất nhiều vitamin A, C rất tốt cho sức khỏe nhất là khi bị viêm buồng trứng.
Xem thêm
Các thuốc điều trị viêm buồng trứng bao gồm: Thuốc chữa viêm buồng trứng bằng Tây y; Thuốc chữa viêm buồng trứng bằng Đông y
Xem thêm
Viêm buồng trứng sẽ gây ảnh hưởng đáng kể đến việc thụ thai ở chị em phụ nữ
Xem thêm
Mắc chứng rối loạn kinh nguyệt ( kỳ kinh kéo dài hoặc quá ngắn, ra ít máu hoặc quá nhiều, nghiêm trọng hơn là mất kinh).
Xem thêm
Rối loạn kinh nguyệt là biểu hiện thường thấy nhất của viêm buồng trứng
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Viêm buồng trứng
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!