Viêm amidan hốc mủ: nguyên nhân khiến hơi thở có mùi khó chịu

Viêm amidan hốc mủ không phải là bệnh của riêng trẻ nhỏ mà còn là nỗi ám ảnh khiến không ít người lớn khổ sở. Căn bệnh này gây ra đau rát, khó chịu, hơn nữa còn khiến hơi thở có mùi, khiến người bệnh gặp trở ngại trong việc giao tiếp, ảnh hưởng tiêu cực tới công việc và các mối quan hệ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về căn bệnh này, từ nguyên nhân, triệu chứng tới cách điều trị và phòng ngừa.

Viêm amidan hốc mủ là gì?

Video Viêm Amidan hốc mủ có nguy hiểm không?

Amidan có chức năng sản sinh ra kháng thể để bảo vệ cơ thể chống các vi khuẩn xâm nhập qua đường ăn và đường thở. Tuy nhiên do có cấu trúc nhiều hốc, ngăn nên giống như một hạch bạch huyết nghĩa là có nhiều múi, chia nhiều ngăn tạo thành các hốc nên thức ăn và vi khuẩn dễ xâm nhập gây viêm. Vi khuẩn khi xâm nhập ẩn náu tại những hốc amidan trong khoảng thời gian dài tạo nên các khối mủ bã đậu, vón cục. Do hoạt động của các cơ họng khi nhai nuốt cùng sự cọ xát của thức ăn khi đi qua thành họng, các kén mủ trong hốc amidan bật ra có hình dạng như những hạt tấm màu trắng xanh như mủ và có mùi hôi, hiện tượng này được gọi là viêm amidan hốc mủ.

Viêm amidan hốc mủ thường gặp cả 2 bênViêm amidan hốc mủ thường gặp cả 2 bênThông thường tình trạng viêm amidan sẽ xảy ra ở cả hai bên, tuy nhiên trong một số trường hợp có thể gặp viêm amidan hốc mủ 1 bên có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em.

Nguyên nhân gây bệnh viêm amidan hốc mủ

Một số nguyên nhân gây viêm amidan hốc mủ thường gặp ở người bệnh gồm:

  • Vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp: Amidan nằm ngay vị trí giao thoa giữa đường ăn và đường thở, nơi tiếp xúc với nhiều bụi bẩn, thức ăn nên rất dễ bị tấn công bởi các yếu tố vi khuẩn gây hại. 
  • Không điều trị viêm amidan cấp tính triệt để: Cấu trúc của amidan gồm nhiều hốc, ngăn nên đây là “nơi cư trú” của nhiều loại vi khuẩn tấn công đường hô hấp và gây viêm. Tình trạng viêm amidan nếu kéo dài, không được điều trị dứt điểm, người bệnh có thể mắc bệnh, một thể của viêm amidan mạn tính.
  • Yếu tố môi trường: Thời tiết thất thường, sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ và độ ẩm tạo cơ hội cho virus, vi khuẩn tấn công những người có sức đề kháng yếu. Người bệnh viêm amidan thông thường cũng có thể trở thành viêm amidan hốc mủ. Bên cạnh đó, môi trường sống ô nhiễm, chứa nhiều bụi bẩn, vi khuẩn và virus có hại được xem là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. 
  • Lối sống không lành mạnh: Những người có lối sống không lành mạnh như thường xuyên thức khuya, hút thuốc lá; ăn uống không khoa học, thói quen ăn đồ cay nóng, uống rượu bia, các chất kích thích,… hoặc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào răng miệng và tổ chức amidan. Về lâu dài, vi khuẩn phát triển mạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm amidan mạn tính.

Ngoài ra, trong một số trường hợp viêm amidan hốc mủ có thể là do các bã đậu trong họng. Bã đậu là những khối màu trắng, vàng xuất hiện quanh hai túi amidan. Thực tế, đây là những cặn, vụn thức ăn lâu ngày tích tụ lại. Thông thường, bã đậu khá vô hại, nhưng nếu trong miệng có một lượng lớn nó sẽ hôi miệng lâu năm, nghiêm trọng hơn, đây cũng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, virus sinh sôi, phát triển và dẫn tới viêm amidan hốc mủ bã đậu. Tình trạng này khiến amidan sưng tấy, gây nên các triệu chứng khó chịu như ốm, sốt cao, buồn nôn, đau họng, ù tai…

Triệu chứng của viêm amidan hốc mủ viêm amidan hốc mủ

Theo các chuyên gia, triệu chứng và dấu hiệu nhận biết viêm amidan hốc mủ thường dễ bị nhầm lẫn thành ung thư vòm họng. Điều này khiến người bệnh lo lắng và đôi khi dẫn đến việc điều trị sai cách. Tuy nhiên, người bệnh nên nắm rõ các triệu chứng của viêm amidan hốc mủ.

Các triệu chứng sớm của viêm amidanCác triệu chứng sớm của viêm amidanDấu hiệu nhận biết chung:

  • Đau họng
  • Tăng tiết nước bọt
  • Xuất hiện các hạch cứng, đau ở cổ hoặc bên dưới hàm
  • Khó nuốt, không nuốt được hoặc có cảm giác nuốt vướng
  • Khô rát, đau nhói ở cổ họng, đôi khi cơn đau có thể lan đến tai
  • Khi soi gương có thể nhìn thấy lớp mủ trắng, lớn vón cục đóng thành khối như bã đậu. Bề mặt amidan xuất hiện các chấm mủ trắng, vón thành kén, mùi hôi

Viêm amidan hốc mủ cấp tính:

  • Sốt cao
  • Ngực đau
  • Khàn tiếng
  • Ho nhiều và có đờm
  • Lưỡi bẩn và chuyển thành màu trắng
  • Niêm mạc thành họng sưng to, có thể chèn ép lên đường thở
  • Mệt mỏi, suy nhược cơ thể, chán ăn

Viêm amidan hốc mủ mạn tính:

  • Sốt nhẹ
  • Rát và ngứa cổ họng
  • Ho khan
  • Khàn giọng
  • Hôi miệng
  • Thở khò khè hoặc có các dấu hiệu viêm phế quản
  • Ngủ ngáy rất to

Chẩn đoán bệnh viêm amidan hốc mủ

Để chẩn đoán xác định viêm amidan hốc mủ và phân biệt với các bệnh khác, bác sĩ sẽ thực hiện như sau:

  • Khám bệnh: Bác sĩ sử dụng một loại đèn đặc biệt để soi chiếu trong các khoang của tai, mũi và họng để tìm ra ổ nhiễm khuẩn. Sau đó, bác sĩ khám ở cổ xem người bệnh có bị sưng hạch bạch huyết hay không, nghe tiếng ran phổi và khám vùng lách có bị to không.

Bác sĩ thực hiện soi tai mũi họng để phát hiện viêm amidan hốc mủBác sĩ thực hiện soi tai mũi họng để phát hiện viêm amidan hốc mủ

  • Xét nghiệm: Xét nghiệm máu toàn phần và xét nghiệm dịch tiết được lấy từ họng người bệnh để tìm ra nguyên nhân dẫn tới nhiễm khuẩn.

Biến chứng của viêm amidan hốc mủ

Bệnh viêm amidan hốc mủ có thể gây nguy hiểm và đe dọa đến tính mạng nếu người bệnh không được chữa trị kịp thời, dứt điểm. Có 03 dạng biến chứng viêm amidan có mủ nặng, bao gồm:

  • Biến chứng gần: Biến chứng xảy ra tại chỗ viêm amidan mủ, chính là áp xe amidan gây đau rát họng, khó nói, khó nuốt nước bọt và thức ăn. Biến chứng xảy ra kế cận chỗ viêm amidan có mủ: Ổ viêm lan sang các vùng lân cận của hệ tai mũi họng và gây ra nhiều vấn đề về răng miệng, viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm tấy hạch dưới hàm, viêm thanh khí phế quản... Trong đó, hốc mủ khi vỡ ra sẽ gây hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp.
  • Biến chứng toàn thân: Khi amidan mủ to làm tắc nghẽn đường thở và hoạt động của phổi, người bệnh bị khó nuốt, khó phát âm, khó thở. Ở trẻ nhỏ, sẽ khiến trẻ gặp hội chứng ngưng thở khi ngủ.
  • Biến chứng xa: Người bệnh viêm amidan có mủ có thể bị viêm cầu thận, viêm khớp, viêm cơ tim, nhiễm khuẩn huyết; suy phổi, suy tim; phù mặt, phù tay chân.

Một vài biến chứng có thể gặp của viêm amidan hốc mủMột vài biến chứng có thể gặp của viêm amidan hốc mủ

Điều trị viêm amidan hốc mủ như thế nào?

Viêm amidan hốc mủ bao lâu thì khỏi là câu hỏi của rất nhiều người khi mắc phải căn bệnh này. Khi mắc amidan cấp tính, nếu người bệnh được thăm khám và điều trị đúng cách sẽ khỏi bệnh trong khoảng 10 ngày. Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài không điều trị hoặc điều trị không đúng cách, bệnh sẽ trở nặng và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Để tránh những biến chứng nguy hiểm đe dọa sức khỏe người bệnh, khi nhận thấy các biểu hiện và triệu chứng, bệnh nhân cần có biện pháp điều trị kịp thời. Tùy vào tình trạng bệnh, người bệnh có thể lựa chọn các phương pháp điều trị sau:

Mẹo dân gian

Một số mẹo dân gian thường được dùng để điều trị viêm amidan hốc mủ trong trường hợp bệnh chưa tiến triển nặng như:

  • Súc miệng bằng nước muối: Nước muối có công dụng sát trùng, diệt khuẩn rất tốt, do đó, bệnh nhân có thể súc miệng bằng nước muối mỗi ngày để tiêu diệt những vi khuẩn có hại trong khoang miệng, từ đó giảm thiểu được tình trạng viêm sưng, hôi miệng;
  • Lá húng chanh: Lá húng chanh được biết đến với hiệu quả kháng khuẩn rất tốt. Người bệnh có thể đem lá húng chanh chưng cách thủy đường phèn khoảng 20 phút rồi uống, sau khoảng 5 – 7 ngày sẽ nhận thấy các triệu chứng sưng giảm đi rõ rệt;
  • Mật ong và gừng: Mật ong và gừng là những thực phẩm có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm rất hiệu quả. Người bệnh chưng cách thủy mật ong với vài lát gừng thái mỏng, uống hỗn hợp này khoảng 2-3 lần mỗi ngày giúp giảm bớt tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy tại vùng amidan.

Lá húng chanh được biết đến với hiệu quả kháng khuẩn rất tốt, có thể được áp dụng để chữa viêm amidan hốc mủLá húng chanh được biết đến với hiệu quả kháng khuẩn rất tốt, có thể được áp dụng để chữa viêm amidan hốc mủThuốc đặc trị

Trường hợp người bệnh mới bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu bệnh, chưa xảy ra các biến chứng nguy hiểm, bác sĩ có thể cho thuốc đặc trị. Một số loại thuốc đem lại hiệu quả nhanh gồm:

  • Nhóm thuốc kháng sinh: Được sử dụng trong trường hợp bệnh có nguyên nhân do vi khuẩn.
  • Nhóm thuốc chống viêm: Được kê đơn khi xuất hiện tình trạng viêm nhiễm nặng ở vùng amidan và gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Thuốc hạ sốt: Dùng trong trường hợp người bệnh có dấu hiệu sốt cao trên 38 độ.
  • Thuốc tiêu đờm: Có tác dụng điều trị triệu chứng, tình trạng đờm ở vùng họng.
  • Thuốc giảm ho: Dùng trong tình trạng người bệnh có triệu chứng ho liên tục, ho kéo dài, ho khan, ho có đờm do vùng amidan bị viêm nhiễm.

Tuy nhiên, việc sử dụng các thuốc kể trên cần có sự chỉ định từ bác sĩ để tránh những tác dụng phụ nguy hiểm. Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc, hoặc dùng đơn thuốc của người khác vì có thể không điều trị dứt điểm mà còn gây nguy hiểm cho chính mình.

Cắt amidan

Viêm amidan hốc mủ có nên cắt không?” là băn khoăn của nhiều người. Trả lời câu hỏi này, các chuyên gia cho rằng, amidan là bộ phận giúp bảo vệ vòm họng khỏi sự tấn công của các tác nhân gây bệnh. Do vậy, không phải trường hợp nào cũng nên cắt. Cắt amidan được coi là giải pháp cuối cùng trong việc điều trị viêm amidan hốc mủ và chỉ nên thực hiện thủ thuật này trong các trường hợp:

  • Trường hợp 1: Bệnh tái phát nhiều lần, không điều trị dứt điểm bằng nội khoa.
  • Trường hợp 2: Bệnh tái phát nhiều lần kèm theo tình trạng viêm hạch cổ bởi đây có thể là dấu hiệu ung thư amidan rất nguy hiểm.
  • Trường hợp 3: Bệnh nhân bị áp-xe quanh amidan và phải nhập viện để điều trị.
  • Trường hợp 4: Bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, gây cản trở đường hô hấp, khó nuốt, khó thở, ngủ không yên.
  • Trường hợp 5: Bệnh dẫn tới các biến chứng như viêm xoang, viêm tai giữa,….

Bệnh nhân trước khi quyết định cắt amidan cần được sự đồng ý của bác sĩ và phải cân nhắc kỹ lưỡng bởi quá trình cắt có thể xảy ra biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Không ít bệnh nhân từng bị hôn mê trong quá trình cắt, hoặc cắt không đúng kỹ thuật dẫn tới chảy máu trong, nhiễm trùng vết cắt. 

Cắt amidan được xem là phương pháp điều trị cân nhắc cuối cùngCắt amidan được xem là phương pháp điều trị cân nhắc cuối cùng

Ngoài ra, nếu cắt amidan, bệnh nhân cần làm các xét nghiệm máu, gan, thận nhằm tránh trường hợp máu khó đông gây ảnh hưởng tới việc phẫu thuật.

Amidan đóng vai trò như một phòng tuyến bảo vệ hệ thống miễn dịch, chống lại các tổn thương đến vòm họng và hệ thống hô hấp. Do đó, việc cắt amidan có thể cần đến một số ảnh hưởng và biến chứng bao gồm:

  • Gây suy giảm hệ thống miễn dịch, ảnh hưởng đến khả năng đề kháng của cơ thể, đặc biệt là ở trẻ em.
  •  Bệnh nhân trên 45 tuổi nên cân nhắc khi được đề nghị cắt Amidan. Biến chứng phổ biến thường bao gồm chảy nhiều máu do amidan xơ dính.
  • Người có bệnh về tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao nên cân nhắc khi thực hiện cắt Amidan.
  • Có thể dẫn đến tử vong do xuất huyết trong và sau khi cắt amidan.

Chế độ ăn cho người bị viêm amidan hốc mủ

Người bệnh viêm Amidan, đặc biệt là viêm Amidan hốc mủ nên có chế độ ăn uống phù hợp để tránh tình trạng viêm nhiễm và tái phát bệnh. Người bệnh nên thực hiện chế độ ăn uống cụ thể như:

  • Kiêng ăn các loại thực phẩm, thức uống cay nóng.
  • Hạn chế sử dụng đồ lạnh, uống nước đá.
  • Không sử dụng quá nhiều các loại thức uống có cồn hoặc chứa nhiều axit như nước chanh.
  • Hạn chế các loại thực phẩm từ sữa và nhiều chất béo.
  • Kiêng thực phẩm chứa nhiều Arginin.
  • Bổ sung nhiều trái cây, rau xanh, tăng cường Vitamin C, các loại thực phẩm chứa kẽm.
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu đạm như trứng, thịt bò để tăng cường đề kháng và hệ thống miễn dịch.

Phòng ngừa viêm amidan hốc mủ

Để phòng ngừa bệnh viêm amidan hốc mủ cần:

  • Luôn chú ý giữ sức khỏe tốt, nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng của cơ thể bằng rèn luyện thân thể, tập thể dục thể thao;
  • Giữ vệ sinh răng miệng, mũi, họng bằng cách đánh răng sau khi ăn, súc họng bằng nước muối ấm;
  • Tránh dùng nước đá quá nhiều và ra vào phòng lạnh đột ngột, nhất là khi nhiệt độ ngoài môi trường cao;
  • Hạn chế nói to, không nên la hét. Điều này có thể gây tổn thương amidan, thanh quản và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về họng.
  • Nên dùng khẩu trang tránh bụi khi làm việc những nơi có mức độ ô nhiễm cao hay khi đến nơi đông người để tránh hít phải khói, bụi, mầm bệnh gây viêm hầu họng, amidan.
  • Khám và điều trị tích cực các bệnh tai - mũi - họng, răng - hàm - mặt.
  • Nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng việc rèn luyện thân thể, dinh dưỡng hợp lý, tránh bị nhiễm lạnh.

Viêm amidan hốc mủ là bệnh lý không quá nguy hiểm và có thể điều trị khỏi. Tuy nhiên, điều quan trọng là người bệnh nên đến bệnh viện để được khám và điều trị phù hợp. Trao đổi với bác sĩ hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!