Vị trí của nhau thai và ảnh hưởng của nó tới quá trình mang thai, sinh nở

Nhau thai là bộ phận hình thành bên trong tử cung khi mang thai để cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho thai nhi. Vị trí bám của nhau thai vào thành tử cung có thể mang tới những ảnh hưởng khác nhau tới cả quá trình mang thai và sinh nở. Cùng đọc bài viết này để tìm hiểu sâu hơn về nhau thai!

Nhau thai là gì?

Hình ảnh nhau thai (Nguồn ảnh: JoVE)Nhau thai là một cơ quan phức tạp phát triển từ trứng đã được thụ tinh. Nó bám vào thành tử cung và kết nối với thai nhi qua dây rốn. Nhau thai cung cấp oxy và chất dinh dưỡng, đồng thời lấy đi các chất thải từ máu của thai nhi (chẳng hạn như carbon dioxide). Sự phát triển của thai nhi phụ thuộc vào chất lượng và hiệu quả của nhau thai, vì vậy nó có vai trò rất lớn đối với thai kỳ. Nhau thai được hình thành và hoạt động đầy đủ 10 tuần sau khi thụ tinh và có đường kính khoảng 20cm, dày 2,5cm và nặng bằng 1/6 trọng lượng của em bé (khi đủ tháng).

Vị trí của nhau thai

Vị trí bám của nhau thai có thể được xác định bằng siêu âm (thường là ở tuần thứ 12 và tuần thứ 20). Thông thường nhất là nhau thai nằm ở đáy của tử cung. Các vị trí bám khác là:

  • Mặt trước 
  • Mặt sau
  • Mặt bên (bên trái hoặc bên phải)
  • Nhau tiền đạo (bao phủ cổ tử cung)

Lưu lượng máu qua tử cung không đồng đều, do đó lượng máu cung cấp sẽ khác nhau khi nhau thai được làm tổ ở các khu vực khác nhau của tử cung. Khi nhau thai được làm tổ ở những vị trí bình thường hơn (trước, sau, đáy hoặc bên) hiếm khi có bất kỳ biến chứng nào do cung cấp máu, tuy nhiên nếu nhau thai bao phủ cổ tử cung (nhau tiền đạo) thì có thể có nhiều biến chứng hơn cho cả mẹ và thai.

Nhau bám đáy tử cung

Đây là vị trí phổ biến nhất khi nhau thai làm tổ vào đáy của tử cung. Một số nghiên cứu đã xác định mối liên quan giữa việc nhau thai nằm ở vị trí đáy và vỡ ối sớm (vỡ ối trước 37 tuần). Khi nhau thai nằm ở đáy tử cung, nó sẽ tạo ra điểm yếu nhất của màng ối trên cổ tử cung, do đó dẫn đến vỡ ối sớm. Nhau bám đáy cũng có thể dẫn tới giai đoạn bong nhau khi sinh ngắn hơn.

Nhau bám mặt trước

Nguồn ảnh baobag.com.auNhau thai bám mặt trước. Nguồn ảnh baobag.com.au 

Nhau thai bám mặt trước không ảnh hưởng tiêu cực đến việc mang thai hoặc sinh nở, tuy nhiên nó có thể dẫn tới:

  • Bạn sẽ khó cảm nhận được thai nhi hơn vì được đệm bởi nhau thai ở phía trước. Điều này có nghĩa là bạn thường cảm thấy thai cử động muộn hơn trong thai kỳ.
  • Thai có nhiều khả năng “nằm ngửa” (ra sau) nghĩa là cột sống của em bé dựa vào cột sống mẹ. Điều này có thể làm tăng nguy cơ chuyển dạ lâu hơn và / hoặc đau đớn hơn, khả năng phải dùng dụng cụ hỗ trợ sinh hoặc mổ lấy thai. Tuy nhiên, hầu hết trường hợp thai nhi sẽ xoay về một vị trí tối ưu (nằm trước) trong quá trình chuyển dạ và sinh nở.
  • Có mối liên quan giữa bám mặt trước và tình trạng đau lưng tăng, nguyên nhân là do em bé ở tư thế nằm ngửa.
  • Khó thực hiện một số xét nghiệm nhất định như chọc dò nước ối khi được chỉ định.
  • Một số nghiên cứu cho thấy sự gia tăng tỷ lệ chuyển dạ, vỡ ối kéo dài (ối vỡ lâu hơn 18h mà không bắt đầu co bóp), nhiều khả năng phải sinh mổ do chuyển dạ không tiến triển được và tỷ lệ băng huyết sau sinh cao hơn (mất máu nhiều hơn 500ml khi sinh) và lấy nhau thai thủ công.
  • Một số nghiên cứu cho thấy có sự gia tăng nhẹ giữa nhau bám mặt trước và tăng huyết áp do thai nghén, đái tháo đường thai kỳ, nhau bong non, hạn chế tăng trưởng trong tử cung, thai chết lưu trong tử cung.

Nhau bám mặt sau

Nguồn ảnh baobag.com.auNhau thai bám mặt sau. Nguồn ảnh baobag.com.au 

Nhau bám mặt sau sẽ làm mẹ dễ dàng cảm nhận được chuyển động của thai nhi sớm hơn và mạnh hơn cũng như cho phép thai vào vị trí tối ưu nhất để chào đời (cột sống ở phía trên bụng – ngả trước). Lưu lượng máu ở mặt sau tử cung đôi khi có thể kém hơn do thành tử cung dài hơn và dày hơn, điều này có thể làm tăng khả năng sinh non.

Nhau bám bên

Nhau bám bên là khi nhau làm tổ ở bên trái hoặc bên phải của tử cung. Khi điều này xảy ra, thai nhi sẽ nhận được một lượng máu đơn thuần từ một trong các động mạch tử cung và / hoặc buồng trứng và một phần nhỏ lưu lượng máu từ động mạch tử cung kia. Điều này có thể có nghĩa là bạn có nguy cơ bị tiền sản giật tăng lên, tuy nhiên, quá trình chuyển dạ và sinh nở thường không bị ảnh hưởng. Trong một số nghiên cứu, nhau bám bên đã được xác định là khiến thai phụ tăng nguy cơ sinh con ngôi mông.

Nhau bám bên là vị trí nhau bám ít gặp nhất.

Nhau tiền đạo

Nhau tiền đạo. Nguồn ảnh baobag.com.auNhau tiền đạo. Nguồn ảnh baobag.com.au

Nhau tiền đạo xảy ra khi nhau thai làm tổ trên lỗ cổ tử cung, tỉ lệ gặp ở khoảng 1 trong 200 trường hợp mang thai. Nó thường được chẩn đoán trên siêu âm định kỳ hoặc nếu thai phụ bị chảy máu âm đạo. Các nguyên nhân có thể gây ra nhau tiền đạo là: sinh nhiều (sinh đôi / sinh ba), tuổi mẹ lớn hơn 35 tuổi, nhau tiền đạo ở lần mang thai trước, sinh mổ trước đó và hút thuốc trong thai kỳ. Khi nhau thai che phủ hoàn toàn cổ tử cung, sẽ rất nguy hiểm nếu sinh con qua đường âm đạo và thai phụ sẽ phải sinh mổ. Nếu bạn nhau tiền đạo, bạn thường phải siêu âm thêm khi thai được 32 tuần để xác định mức độ nghiêm trọng của nhau tiền đạo và cách xử trí trong tam cá nguyệt thứ ba. Những rủi ro chính liên quan đến nhau tiền đạo là chảy máu nhiều, có thể xảy ra đột ngột.

Nếu bạn bị nhau tiền đạo, bạn có thể phải nằm trên giường nghỉ ngơi tại nhà hoặc tại bệnh viện từ khoảng tuần thứ 34 ngay cả khi bạn không bị chảy máu trong suốt thai kỳ. Nếu bất kỳ hiện tượng chảy máu nào xảy ra, bạn cần đi khám ngay lập tức, nếu máu chảy nhiều, thai nhi có thể phải sinh non.

Vị trí nhau bám và tai nạn xe cộ


Nguồn ảnh baobag.com.auNhau bám và tai nạn xe. Nguồn ảnh baobag.com.au 

Nhau bong non do tai nạn xe cộ là nguyên nhân hàng đầu gây thai chết lưu do tai nạn khi mang thai (50-70% tổng số thai chết trong tử cung). Nhau bong non là khi nhau thai ra khỏi thành tử cung một phần hoặc hoàn toàn, làm giảm việc cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi. Điều quan trọng là phải hiểu vị trí của nhau thai ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của thai nhi trong các tai nạn xe cộ và bạn có thể làm gì để giảm thai chết lưu. Một nghiên cứu của Acar và Meric (2016) chứng minh rằng những phụ nữ có nhau thai bám mặt trước có nguy cơ nhau bong non cao nhất, tiếp theo là vị trí nhau bám đáy và những phụ nữ có nhau bám mặt sau có nguy cơ nhau bong non thấp nhất. Nghiên cứu này cũng cho thấy rằng các tác động ở tốc độ 15km / giờ hoặc thấp hơn sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ bong nhau thai. Đai an toàn ba điểm phải luôn được đeo ở vị trí chính xác, bên dưới vùng bụng và túi khí phải được trang bị đầy đủ.

Khi nào cần đi cấp cứu?

Các vấn đề với nhau thai có thể xảy ra đột ngột và thường nghiêm trọng. Cần đi cấp cứ ngay lập tức nếu phụ nữ mang thai nhận thấy:

  • Chảy máu âm đạo
  • Các cơn co thắt nhanh hoặc liên tục
  • Đau lưng hoặc đau bụng dữ dội, bụng co cứng liên tục
  • Giảm cử động của thai nhi

Xem thêm: 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!