Nhau thai bám mặt sau có tốt cho thai nhi không?

Khi bạn mang thai, cơ thể bạn bắt đầu thích nghi với thai nhi và trải qua nhiều thay đổi. Một trong những thay đổi này là sự phát triển của nhau thai trong tử cung.

Nhau thai là một cơ quan phát triển tạm thời, gắn vào tử cung và dây rốn của thai nhi. Qua nhau thai, thai nhi đang phát triển có thể nhận được oxy và chất dinh dưỡng.

Việc xác định vị trí của nhau thai rất quan trọng và quyết định bạn có thể sinh thường qua đường âm đạo hay sinh mổ sẽ an toàn hơn. 

Các giai đoạn phát triển của nhau thai

Bằng cách gắn vào dây rốn của thai nhi, nhau thai cung cấp cho thai nhi nguồn dinh dưỡng và oxy, đồng thời loại bỏ chất thải của thai nhi. 

Nhau thai phát triển như thế nào?

Nhau thai bắt đầu phát triển khi phôi nang tự làm tổ vào tử cung của bạn. Phôi nang là một chùm tế bào phát triển thành phôi. Cụm tế bào bên ngoài, được gọi là nguyên bào nuôi, tạo thành nhau thai. 

Nguyên bào nuôi phát triển nhanh chóng, và các tế bào của nó chia thành hai lớp: Đơn bào nuôi là các tế bào bên trong và hợp bào nuôi là các tế bào bên ngoài. 

Các tế bào bên trong của nhau thai định hình lại các mạch máu trong tử cung. Đây là cách nhau thai nhận máu để cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi. 

Nhau thai phát triển ở bất cứ nơi nào mà trứng đã thụ tinh tự gắn vào tử cung: 

  • Mặt trước tử cung - gần thành bụng nhất
  • Mặt sau tử cung- gần cột sống nhất
  • Đáy tử cung – vị trí cao nhất của tử cung 
  • Vị trí bên - ở bên phải hoặc bên trái của tử cung 

Đây đều là những nơi bình thường để nhau thai làm tổ và phát triển.

Nhau thai trải qua rất nhiều thay đổi từ khi thụ thai đến khi sinh. Khi thai nhi lớn lên, nhau thai phát triển để thích ứng với sự phát triển của chúng. Vào thời điểm bạn sinh, nhau thai có thể nặng tới 500 gram và dài 23 cm. Sau khi em bé chào đời, tử cung của bạn cũng sẽ co bóp để tống nhau thai ra ngoài. 

Nhau bám mặt sau có bình thường không?

Nhau bám mặt sau tử cung là hoàn toàn bình thường. Phần trên của thành sau tử cung là một trong những vị trí tốt nhất cho nhau thai bám. Nó cho phép thai nhi di chuyển vào vị trí phía trước ngay trước khi sinh.

Nguồn ảnh flo.healthPhim siêu âm thai nhi. Nguồn ảnh flo.health 

Hơn nữa, nhau bám mặt sau không ảnh hưởng hay cản trở đến quá trình sinh trưởng và phát triển của thai nhi.

Vị trí của nhau thai ảnh hưởng như thế nào đến việc sinh nở?

Khi mang thai, vị trí của nhau thai có thể thay đổi. Đây là lý do tại sao bác sĩ có thể thực hiện siêu âm trong tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ (khoảng 18 đến 21 tuần). Một lần siêu âm khác có thể cần thiết trong tam cá nguyệt thứ ba để kiểm tra lại vị trí của nhau thai trước khi sinh.

Vị trí nhau thai có thể có vấn đề là khi nhau thai phát triển về phía cổ tử cung. Tình trạng này được gọi là nhau tiền đạo. Ở vị trí này, nhau thai có thể bong ra khỏi thành tử cung và gây chuyển dạ sớm hoặc chảy máu. 

Một tình trạng khác được gọi là nhau cài răng lược, xảy ra khi các phần của nhau thai bám quá sâu vào thành tử cung. Thay vì tự bong ra hoàn toàn sau khi sinh, một phần hoặc toàn bộ bánh nhau vẫn còn trong tử cung, đôi khi dẫn đến chảy máu sau sinh.  

Trong những trường hợp như vậy, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật mổ lấy thai và cắt tử cung sau sinh. 

Trong một số trường hợp hiếm hoi, nhau thai vẫn còn trong tử cung sau khi sinh. Đây được gọi là tình trạng sót nhau thai. Nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến các biến chứng như nhiễm trùng và chảy máu âm đạo nhiều.  

Nhau bám mặt trước và nhau bám mặt sau

Cả hai vị trí bám này của nhau thai đều được coi là bình thường. Nhau bám mặt sau ngoài việc là một vị trí lý tưởng cho quá trình sinh nở, nó còn cho phép người mẹ có thể cảm nhận được chuyển động của thai nhi từ rất sớm. 

Nhau bám mặt trước sẽ làm người mẹ khó cảm nhận được chuyển động của thai sớm vì nhau thai có thể tạo ra nhiều khoảng trống hơn giữa thai và bụng của mẹ. Vị trí nhau bám mặt trước hay mặt sau đều không ảnh hưởng đến sự phát triển hoặc tăng trưởng của một thai nhi cứng cáp và khỏe mạnh.

Xem thêm: 

Câu hỏi liên quan

Nhau thai là bộ phận hình thành bên trong tử cung khi mang thai để cung cấp cho thai nhi oxy và chất dinh dưỡng.
Xem thêm
Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiện tượng nhau thai bám thấp sẽ hết hoặc được cải thiện ở những thai phụ mang thai dưới 20 tuần, đoạn tử cung phía dưới dần hình thành nên sau đó sẽ làm cho phần cơ ở gần cổ tử cung kéo dài ra và giúp cho bánh nhau được đẩy lên cao.
Xem thêm
Mẹ cần kiêng quan hệ tình dục để tránh tình trạng xuát huyết, không gây tổn thương tới cổ tử cung trong thời gian dưỡng thai.
Xem thêm
Bà bầu bị nhau thai bám thấp vẫn có thể uống nước dừa bởi tất cả những lợi ích mà nó mang lại. Cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra nước dừa có thể tác động tiêu cực đối với bà bầu nhau thai bám thấp.
Xem thêm
Đối với các trường hợp nhau thai bám thấp nhưng không gây chảy máu hoặc chảy máu rất ít, bác sĩ thường sẽ đề nghị mẹ bầu nghỉ ngơi tại giường, chỉ đứng và ngồi khi thật cần thiết.
Xem thêm
Việc sinh thường khi này sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm đặc biệt là băng huyết khi sinh.
Xem thêm
Nhau bám thấp gâу thiếu máu thai kì; Nhiễm trùng hậu sản; Thiếu oxy cho thai nhi;...
Xem thêm
Rau thai bám mặt trước được đánh giá là vị trí tương đối an toàn cho mẹ bầu và thai nhi. Nhưng đây vẫn không phải là vị trí lý tưởng tuyệt đối vì vẫn có những nguy cơ tiềm ẩn
Xem thêm
Khi bị rau thai bám thấp, tình trạng chảy máu sẽ diễn ra nhiều lần trong suốt thời kỳ mang thai do vậy sản phụ dễ thiếu máu và dễ sinh non.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Rau thai
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!