Vai trò của hormon tăng trưởng trong 'điều trị loãng xương ở phụ nữ mãn kinh'

Một thử nghiệm lâm sàng gần đây cho thấy: Liệu pháp hormon tăng trưởng có tác dụng điều trị chống lại các vấn đề liên quan đến loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh, tác dụng này kéo dài đến cả khi người phữ đó đã dừng thuốc nhiều năm. Nhiều năm sau khi ngừng điều trị, những phụ nữ đã được điều trị bằng hormon tăng trưởng trước đó vẫn cải thiện được mật độ xương và giảm nguy cơ gãy xương.

Lý do thực hiện nghiên cứu: Loãng xương là một bệnh lý tiến triển từ từ, xương trở nên yếu và dễ gãy. Có hơn 10 triệu người Mỹ trưởng thành đã được chẩn đoán loãng xương. Theo Hiệp hội Nội tiết, 80% những người được điều trị loãng xương ở Mỹ là phụ nữ; Nguy cơ bị gãy xương liên quan đến loãng xương ở phụ nữ tiền mãn kinh cao hơn gấp ba lần so với nam giới. Vì vậy, đã có nghiên cứu tiến hành theo dõi trong 10 năm sau khi sử dụng hormon tăng trưởng ở phụ nữ mãn kinh nhằm xác định vai trò của hormon tăng trưởng trong điều trị loãng xương ở phụ nữ mãn kinh.

Nghiên cứu theo dõi trong 10 năm cho thấy tỷ lệ gãy xương ở những phụ nữ bị loãng xương đã được điều trị bằng hormon tăng trưởng đã giảm một nửa so với không điều trị. 

Cách tiến hành nghiên cứu: 

Hình ảnh cấu trúc xương thay đổi theo tuổi của người phụ nữ

Hình ảnh cấu trúc xương thay đổi theo tuổi của người phụ nữ

  • Đây là nghiên cứu bệnh chứng có quy mô lớn và thời gian theo dõi dài nhất về vấn đề dùng liệu pháp hormon tăng trưởng điều trị trong bệnh nhân nữ mắc loãng xương sau mãn kinh. 
  • Trong một thử nghiệm mù đôi ngẫu nhiên, trong vòng 18 tháng, 80 phụ nữ được chẩn đoán loãng xương sau mãn kinh được tiêm hàng ngày giả dược kèm một đơn vị hormon tăng trưởng hoặc được tiêm hàng ngày 2,5 đơn vị hormon tăng trưởng.
  • Bệnh nhân tham gia thử nghiệm là những người phụ nữ ở độ tuổi từ 50 đến 70. Những bệnh nhân nữ này được theo dõi liên tục 10 năm để có thu được kết quả của thử nghiệm.
  • Những phụ nữ dùng giả dược ngừng tiêm sau 18 tháng, trong khi những người được tiêm hormon tăng trưởng ngẫu nhiên tiếp tục tiêm hormon trong 18 tháng nữa. 
  • Các nhà nghiên cứu tiếp tục theo dõi những người phụ nữ này trong 7 năm tiếp theo sau khi ngừng điều trị hormon tăng trưởng, họ được theo dõi mật độ xương, tình trạng gãy xương và cảm nhận về chất lượng cuộc sống.
  • Các nhà nghiên cứu đã so sánh mật độ xương và tỷ lệ gãy xương của những người tham gia với nhóm 120 phụ nữ không bị loãng xương.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Dùng liều hormon tăng trưởng cao hơn giúp bảo toàn mật độ khoáng của xương 

Một thập kỷ sau khi nghiên cứu bắt đầu, những phụ nữ được điều trị với liều hormon tăng trưởng cao hơn có mật độ chất khoáng trong xương cao hơn so với những người tham gia nghiên cứu được điều trị với liều thấp hơn hoặc giả dược.

Tỷ lệ gãy xương ở những phụ nữ được điều trị loãng xương đã giảm một nửa trong suốt 10 năm nghiên cứu.

Ngược lại, tỷ lệ gãy xương tăng gấp 4 lần ở nhóm đối chứng do một số phụ nữ được chẩn đoán mắc chứng loãng xương. 

Xem thêm : 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!