Dùng hormone tăng trưởng ở trẻ em làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường

Theo một báo cáo trên tạp chí The Lancet , trẻ em được tiêm hormone tăng trưởng có thể tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường) typ 2. Hormone tăng trưởng thường được kê đơn cho những trẻ có tuyến yên không tiết đủ lượng hormone cần thiết. Tuy nhiên, việc dùng hormone GH ở trẻ em gây tranh cãi khi nó được sử dụng ngắn hạn chỉ để thúc đẩy quá trình phát triển của trẻ.

Các nhà điều tra New Zealand nói rằng việc tiêm hormone có thể gây khởi phát sớm bệnh tiểu đường ở trẻ em - đối tượng vốn đã có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường sau này.

Bệnh tiểu đường typ 2 phát triển khi các tế bào trong cơ thể kháng lại tác động của insulin - hormone cho phép đường hoặc glucose được đưa vào các tế bào và chuyển hóa thành năng lượng. Điều này dẫn đến sự tích tụ glucose trong máu. Bệnh tiểu đường typ 2  thường được điều trị bằng chế độ ăn uống và tập thể dục, và trong một số trường hợp có thể điều trị bằng thuốc. Đôi khi còn tiêm insulin nếu các phương pháp điều trị trước đó không kiểm soát được lượng đường trong máu.

Allison Goldfine, MD, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Đái tháo đường Joslin ở Boston cho biết: “Chúng tôi luôn lo lắng về việc hormone tăng trưởng làm trầm trọng thêm tình trạng kháng insulin và đây là bằng chứng rõ ràng hơn . "Phát hiện này  nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xét nghiệm xác định tình trạng glucose trước khi tiêm hormone tăng trưởng và để có thể theo dõi lượng đường huyết định kỳ."

Nhưng Goldfine nói rằng điều quan trọng là phải đưa các kết quả vào để  xem xét tác động của việc có tiếp tục hoặc ngừng điều trị hormone tăng trưởng đối với một đứa trẻ chậm phát triển nghiêm trọng chỉ vì điều đó có khả năng gây khởi phát bệnh tiểu đường.

Nghiên cứu bao gồm hơn 20.000 trẻ em và thanh thiếu niên Nhật Bản từ 19 tuổi trở xuống được điều trị bằng cách tiêm hormone tăng trưởng trong trung bình gần ba năm. Tuổi trung bình khi bắt đầu điều trị bằng hormone tăng trưởng là 10 tuổi. Hầu hết trẻ em được điều trị bằng hormone tăng trưởng trong vòng dưới ba năm.

Nhìn chung, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở trẻ em dùng hormone tăng trưởng cao hơn gấp 6 lần so với tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em Hoa Kỳ và Nhật Bản khỏe mạnh không dùng hormone này.

Các tác giả đưa ra một số giải thích cho tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường typ 2 cao được báo cáo trong nghiên cứu. Wayne S.Cutfield, MD, bác sĩ nhi khoa nội tiết tại Đại học Auckland viết: "Mặc dù bệnh đái tháo đường typ 2 được coi là ít xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên, đã có một sự gia tăng đáng kể  tỷ lệ mắc bệnh này trong vài năm trở lại đây".

Một giải thích khác là do hormone tăng trưởng có thể đã đẩy nhanh sự khởi phát của bệnh tiểu đường typ 2 (điều vốn đã xảy ra ở tuổi trưởng thành ngay cả khi trẻ em không dùng hormone này).

Stephen Gitelman, MD, giám đốc chương trình điều trị bệnh đái tháo đường nhi khoa tại Đại học California ở San Francisco nói rằng những phát hiện này không quá ngạc nhiên.

Gitelman nói với WebMD: “Đang có sự gia tăng thực sự của bệnh tiểu đường typ 2 ở độ tuổI thanh thiếu niên. Trẻ em có nguy cơ gia tăng tỉ lệ mắc bệnh do sự đa dạng sắc tộc ở đất nước này và gia tăng tình trạng béo phì, lối sống ít vận động,...Và trên hết, trẻ được dùng thêm hormone có ảnh hưởng quá trình chuyển hóa glucose và làm trầm trọng thêm tình trạng kháng insulin. Với bối cảnh đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi xu hướng ngày càng có nhiều trẻ em mắc bệnh tiểu đường hơn. "

Nhưng Gitelman nói rằng khả năng phát triển bệnh tiểu đường trong quá trình điều trị hormone tăng trưởng nên được thảo luận với các bậc cha mẹ, và nếu bệnh tiểu đường xuất hiện, có thể ngừng tiêm hoặc điều chỉnh liều lượng để không ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường.

Tóm tắt thông tin quan trọng:

  • Các phương pháp điều trị bằng hormone tăng trưởng được kê cho trẻ em có tuyến yên không tiết đủ lượng hormone cần thiết, nhưng việc sử dụng thuốc còn gây tranh cãi.
  • Một nghiên cứu mới cho thấy trẻ em dùng hormone tăng trưởng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường typ 2 cao gấp 6 lần so với những trẻ khỏe mạnh không dùng hormone này.
  • Các chuyên gia không chắc chắn về những phát hiện này vì nhiều trẻ em trong số này đã có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường typ 2 và hormone tăng trưởng chỉ đóng vai trò thúc đẩy sự khởi phát của nó.

Xem thêm : 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!