4 điều bạn cần biết về xét nghiệm kích thích hormon tăng trưởng GH

Cơ thể chúng ta thường thay đổi một cách thầm lặng. Trẻ em dần cao lớn hơn. Tóc của chúng ta mỏng hơn khi chúng ta già đi. Tất cả đều là một phần của quá trình trưởng thành và nó được kiểm soát bởi các hormone. Nhưng đôi khi mọi thứ diễn ra không như ý muốn.

Hormon điều khiển quá trình tăng trưởng và kiểm soát các phản ứng hóa học trong cơ thể chúng ta được gọi là hormone tăng trưởng (Bạn có thể thấy nó được viết tắt là HGH, hoặc GH.) Cơ thể bạn có thể tiết một lượng lớn HGH hoặc hoàn toàn không tiết.

Mức độ quá nhiều hoặc quá ít HGH có thể dẫn đến nhiều vấn đề, bao gồm:

  • Chứng thấp lùn
  • Mệt mỏi
  • Mật độ xương giảm
  • Dậy thì muộn

Nếu bạn hoặc con bạn gặp bất kỳ vấn đề nào trong số các vấn đề này, bác sĩ có thể đề xuất bạn làm xét nghiệm kích thích hormone tăng trưởng (dựa trên xét nghiệm mẫu máu).

Mặc dù các vấn đề về hormone tăng trưởng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị, nhưng việc điều trị chúng có thể đơn giản như tiêm hormone tăng trưởng thường xuyên. Và ở trẻ em, diễn biến bệnh có thể tiến triển tốt hơn theo thời gian.

Tuyến yên

Hormone tăng trưởng được tiết bởi tuyến yên. Đó là một tuyến có kích thước bằng hạt đậu,  nằm gần vùng trung tâm sọ não.

GH không phải là hormone duy nhất được tiết ra bởi tuyến yên. Trên thực tế, tuyến yên còn được gọi là “tuyến chủ” vì các hormone của nó giúp kiểm soát các hormone khác. Đó là một phần của hệ thống nội tiết, nó có chức năng kiểm soát nhiều chức năng của cơ thể.

Nhưng nếu có quá nhiều hoặc quá ít nồng độ GH trong cơ thể, có thể có vấn đề gì đó đang xảy ra với tuyến yên của bạn.

Ở trẻ em, bạn có thể phát hiện ra điều này khi thăm khám với bác sĩ nhi khoa.

Trong một lần khám thông thường, bác sĩ có thể sẽ kiểm tra chiều cao, cân nặng, kích thước vòng đầu của con bạn và so sánh với giá trị bình thường của trẻ ở độ tuổi đó. Nếu các kết quả đo nằm ngoài giới hạn bình thường, bác sĩ có thể đề xuất làm thêm một số xét nghiệm để kiểm tra.

Nếu bạn đã trưởng thành, bạn có thể đi khám vì gặp các triệu chứng sau:

  • Mệt mỏi
  • Thể trạng yếu hơn
  • Sa sút tinh thần
  • Teo cơ
  • Tăng nhiều mỡ trên cơ thể

Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây ra những triệu chứng này, nhưng chúng cũng có thể báo hiệu các vấn đề trong sản xuất GH. Xét nghiệm có thể đo lượng GH trong máu của bạn.

Tuyến yên của bạn tiết ra GH theo các xung khác nhau tùy theo giới tính, tuổi tác và thậm chí cả thời gian trong ngày. Đó là lý do tại sao các bác sĩ sử dụng các phương pháp khác nhau để kích thích hoặc ngăn chặn việc giải phóng hormone tăng trưởng trước khi bạn làm xét nghiệm.

Chuẩn bị cho con bạn trước khi làm xét nghiệm

Con bạn có thể cần được làm một số xét nghiệm để xem có bị thiếu hụt hormone tăng trưởng hay không. Cần sử dụng một hoặc hai loại thuốc khác nhau để “kích thích” hoặc tăng lượng GH được cơ thể tiết ra. Sau đó, bác sĩ sẽ xem cơ thể của trẻ đang tạo ra bao nhiêu lượng GH. Có một số  yêu cầu  trước khi con bạn làm xét nghiệm: 

Cần nhớ: Con bạn không nên ăn gì vào sau nửa đêm trước ngày kiểm tra. 

Tránh dùng một số loại thuốc: Không nên dùng một số loại thuốc vào trước đêm và ngày xét nghiệm trừ khi bác sĩ hoặc điều dưỡng của bạn cho phép. Một trong những loại thuốc có thể được sử dụng, chẳng hạn như clonidine, không được kết hợp với các loại thuốc như amphetamine và dextroamphetamine.

(Adderall) hoặc methylphenidate (Ritalin), vì vậy bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn về các loại thuốc được dùng.

Chuẩn bị sẵn sàng: Vì xét nghiệm diễn ra trong   vài giờ, hãy mang theo sách, video hoặc những thứ khác để con bạn không cảm thấy chán. Cho trẻ mặc quần áo thoải mái.

Người trưởng thành cần chuẩn bị gì

Thông thường, bác sĩ sẽ đề xuất bạn thực hiện nhiều loại xét nghiệm.

Bạn có thể cần xét nghiệm kích thích hormone GH, cũng như một số xét nghiệm khác sau:

  • Các xét nghiệm IGF-1 và IGFBP-3 (chất có liên quan hormone)
  • Các xét nghiệm để kiểm tra vấn đề về các hormone khác: cortisol, prolactin và testosterone

Thông thường trẻ em cũng sẽ được làm các xét nghiệm  này.

Nếu bạn cần thực hiện xét nghiệm kích thích hormone tăng trưởng, bạn cần chuẩn bị:

Cần nhớ: Một số chuyên gia y tế khuyên bạn không nên ăn gì trong ít nhất 12 giờ trước khi xét nghiệm. 

Tránh dùng một số loại thuốc: Chúng bao gồm insulin, thuốc tránh thai và thảo mộc St.John. Nếu bạn đang dùng những loại thuốc này hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn.

Tránh hoạt động nặng : Tập luyện nặng trong vòng 10 giờ trước khi xét nghiệm có thể làm giảm nồng độ hormone.

Quá trình kiểm tra kéo dài đến 3 giờ, vì vậy bạn cũng nên ăn mặc thoải mái và mang theo một cuốn sách để giải trí.

Lượng đường huyết thấp và béo phì có thể làm sai lệch kết quả, vì vậy hãy thảo luận với bác sĩ nếu bạn gặp những vấn đề này.

Thực hiện xét nghiệm

Đối với trẻ em, sau khi lấy mẫu máu, trẻ sẽ được dùng thuốc để kích thích tuyến yên tiết ra hormone tăng trưởng. Các loại thuốc phổ biến nhất được chọn là clonidine (Catapres), arginine. 

hoặc glucagon. Insulin ngày nay ít được sử dụng hơn vì lo ngại về sự an toàn với trẻ em.

Trong cả quá trình, trẻ sẽ được lấy mẫu máu khoảng 30 phút một lần. Lượng máu mỗi mẫu không quá nhiều, tổng cộng khoảng vài thìa cà phê trong suốt cả ngày.

Khi kết thúc xét nghiệm, con bạn có thể ăn và nghỉ ngơi.

Quy trình tương tự đối với những người trưởng thành được xét nghiệm kích thích GH. Người lớn có thể lựa chọn một loại thuốc gọi là macimorelin (Macrilen) được dùng dưới dạng chất lỏng để uống. Hiện nay insulin ít được sử dụng hơn vì các tác dụng phụ và lo ngại về an toàn khi lượng đường huyết thấp.

Cả mẫu máu trẻ em và người lớn cũng có thể được kiểm tra IGF-1 và IGFBP-3 cùng với xét nghiệm kích thích hormone GH.

Nếu bạn thực hiện bài kiểm tra ức chế GH, bạn sẽ uống dung dịch glucose trong 5 phút đầu tiên và kiểm tra mẫu máu sau mỗi 30 phút trong 2 giờ.

Các xét nghiệm hormone tăng trưởng không gây ra bất kỳ biến chứng nào, mặc dù một số người có thể cảm thấy như sắp ngất. Có thể bị bầm tím ở vị trí lấy máu. 

Ý nghĩa kết quả xét nghiệm

Kết quả xét nghiệm sẽ có trong vài ngày.

Nồng độ GH cao có thể gợi ý:

  • Bệnh to đầu chi
  • Bệnh khổng lồ (ở trẻ em, nó có thể gây dài xương, dậy thì muộn và các vấn đề khác)
  • Khối u

Nồng độ GH thấp có thể gây ra:

  • Chứng thấp lùn
  • Chậm phát triển
  • Suy tuyến yên, có nghĩa là tuyến yên của bạn hoạt động kém hơn bình thường.

Vì các vấn đề về GH có thể liên quan đến các tuyến khác, chẳng hạn như tuyến giáp, bác sĩ có thể đề xuất bạn làm thêm một số xét nghiệm. Nếu bác sĩ nghi ngờ có khối u, họ có thể yêu cầu bạn chụp MRI, CT hoặc X-quang.

Xem thêm : 




Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!