Vắc xin COVID-19 vẫn hoạt động hiệu quả ngay cả khi cơ thể bạn không xuất hiện tác dụng phụ

Nhiều người được tiêm vắc-xin COVID-19 đang gặp phải các phản ứng phụ- một số sốt nhẹ, những người khác bị đau đầu, buồn nôn hoặc suy sụp vì mệt mỏi.

Video Sau khi tiêm vắc xin Covid-19 không bị sốt, có phải không hiệu quả?

Nếu bạn không mắc tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin COVID-19, điều đó không có nghĩa là vắc-xin không hoạt động. 

  • Nhiều người được tiêm vắc-xin COVID-19 đang gặp phải các tác dụng phụ
  • Các chuyên gia nói rằng những điều này cho thấy hệ thống miễn dịch của bạn đã được kích hoạt.
  • Nhưng nếu bạn không bị tác dụng phụ của vắc xin, bạn vẫn được bảo vệ.

Các chuyên gia y tế cho biết những phản ứng này có thể xảy ra và cho thấy hệ thống miễn dịch của bạn đang thực hiện nhiệm vụ của mình và hoạt động chống lại coronavirus. 

Nhưng những người không mắc bất kỳ tác dụng phụ nào vẫn tự hỏi liệu hệ thống miễn dịch của họ có hoạt động bình thường hay không. 

Bạn quá tập trung vào các tin tức về tác dụng phụ trong khi thực tế là nhiều người sẽ không gặp tác dụng phụ - và điều đó không sao cả. 

Chris Thompson - bác sĩ miễn dịch học và phó giáo sư tại khoa sinh học của Đại học Loyola, Maryland cho biết: “Ngay cả khi bạn không mắc các tác dụng phụ sau khi tiêm vắc-xin, cơ thể bạn vẫn có phản ứng miễn dịch bảo vệ cơ thể. 

Không quan trọng bạn có xuất hiện tác dụng phụ hay không


Bất kể bạn có bị tác dụng phụ sau tiêm vắc-xin hay không thì đều đạt được miễn dịch bảo vệ cơ thể chống lại coronavirus (nguồn ảnh: https://newseu.cgtn.com/)Bất kể bạn có bị tác dụng phụ sau tiêm vắc-xin hay không thì đều đạt được miễn dịch bảo vệ cơ thể chống lại coronavirus (nguồn ảnh: https://newseu.cgtn.com/)Brian Castrucci - một nhà dịch tễ học và là chủ tịch của tổ chức y tế công cộng phi lợi nhuận Beaumont Foundation cho biết: Khi vắc-xin lần đầu tiên được tung ra, công chúng lo ngại về các tác dụng phụ - điều này khiến các nhà lãnh đạo y tế phải giúp mọi người hiểu đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với việc tiêm chủng. 

Castrucci nói: “Thông điệp này không giải quyết được băn khoăn ở những người không bị tác dụng phụ, khiến một số người tự hỏi liệu họ có được bảo vệ hay không.” 

Mặc dù các tác dụng phụ như đau nhức cơ, sốt hoặc mệt mỏi là những dấu hiệu hệ thống miễn dịch đang hoạt động, nhưng thiếu tác dụng phụ không có nghĩa là hệ miễn dịch của bạn không hoạt động. 

Trong các thử nghiệm lâm sàng của Pfizer và Moderna, một số đáng kể những người tham gia không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, nhưng họ vẫn được bảo vệ cao chống lại coronavirus. 

Castrucci nói: “Khi bạn nhìn vào dữ liệu thử nghiệm, hơn một nửa số người tham gia không có bất kỳ tác dụng phụ nào nhưng họ vẫn được bảo vệ hơn 90% sau khi tiêm vắc-xin.” 

Thông điệp toàn diện hơn lưu ý rằng: tất cả mọi người trong các thử nghiệm, bất kể họ có bị tác dụng phụ hay không, đều đạt được hơn 90% khả năng bảo vệ cơ thể chống lại coronavirus. 

Castrucci nói: “Một số người sẽ bị tác dụng phụ, nhưng nhiều người thì không.” 

Tại sao cơ thể mỗi người phản ứng khác nhau? 

Hệ thống miễn dịch của con người phản ứng theo những cách khác nhau. 

Theo Thompson, mọi người phản ứng khác nhau với vắc xin do một số yếu tố như: sức khỏe, tuổi tác, giới tính, khả năng miễn dịch sẵn có, di truyền, dinh dưỡng, môi trường và việc sử dụng thuốc chống viêm. 

Một số nghiên cứu thậm chí còn cho rằng thời gian tiêm khác nhau trong ngày ở một người được tiêm vắc xin cúm có thể ảnh hưởng đến phản ứng của hệ thống miễn dịch. 

Ngoài ra, những người trước đó đã bị COVID-19 có xu hướng phản ứng mạnh hơn với vắc xin. 

Thompson nói: “Nếu cơ thể có khả năng miễn dịch với [SARS-CoV-2] thì sẽ có phản ứng mạnh hơn với vắc-xin.” 

Cũng có sự nhầm lẫn về việc liệu những người bị suy giảm hệ miễn dịch có được bảo vệ sau khi tiêm vắc-xin không. 

Thompson giải thích: những người bị suy giảm hệ miễn dịch vẫn có phản ứng miễn dịch. Chúng có thể tạo ra kháng thể với tốc độ chậm hơn và về tổng thể chúng có thể tạo ra ít kháng thể hơn, nhưng tiêm vắc-xin vẫn có khả năng mang lại mức độ bảo vệ nhất định. 

“Cơ thể bạn có thể không mắc tác dụng phụ nhưng điều đó không có nghĩa là vắc-xin không hoạt động! ” Thompson nói. 

Ông cho biết phản ứng cơ thể của một người với việc tiêm chủng "bắt nguồn từ sự khác biệt bẩm sinh trong cơ thể, môi trường và tiền sử bệnh tật của mỗi người. 

Bức tranh toàn cảnh về tác dụng phụ sau khi tiêm vắc-xin 

Theo Thompson, vắc-xin được nghiên cứu để có ít hoặc không có phản ứng phụ nghiêm trọng. Tuy nhiên, mọi người thường gặp các phản ứng phụ nhẹ sau khi tiêm chủng - và vắc xin COVID-19 cũng không ngoại lệ. 

“Cúm, MMR, Td / DTaP, Zona và nhiều loại vắc-xin khác đều có khả năng gây phản ứng khác nhau - phản ứng tại chỗ hoặc toàn thân.” Thompson nói. 

Viêm là trạng thái cần thiết để cơ thể phát triển khả năng miễn dịch mạnh mẽ nhưng chúng tôi không có cách đo lường mức độ viêm và xác định xem điều đó có thể phản ánh phản ứng miễn dịch của một người như thế nào. 

Thật khó để xác định lý do tại sao một số người xuất hiện các tác dụng phụ còn những người khác thì không. Castrucci nói: “Đó là một câu hỏi chưa có lời giải đáp  

Lưu ý

Người ta tập trung quá nhiều vào thực tế là các tác dụng phụ sau khi tiêm vắc-xin có nghĩa là hệ miễn dịch đang thực hiện công việc của nó, nên những người không xuất hiện bất kỳ tác dụng phụ nào sẽ tự hỏi liệu hệ miễn dịch của họ có hoạt động bình thường hay không.

Các chuyên gia y tế cho rằng, dù xuất hiện tác dụng phụ hay không thì những ai tiêm vắc-xin cũng sẽ được bảo vệ. 

Không rõ tại sao một số người lại phản ứng với vắc-xin trong khi những người khác thì không, nhưng có thể do sự kết hợp của nhiều yếu tố bao gồm tuổi tác, sức khỏe, môi trường, dinh dưỡng và giới tính.

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Loại virus gây ra đại dịch COVID – 19 thường tấn công vào phổi đầu tiên, vì vậy các triệu chứng thường gặp liên quan tới hô hấp. Tuy nhiên, sự nhiễm trùng có thể lan sang cả tim mạch.
Xem thêm
Khi vắc-xin COVID-19 tiếp tục được tung ra, những người mang thai phải xem xét tiền sử bệnh của mình và các yếu tố nguy cơ để xác định xem họ có nên tiêm vắc-xin không.
Xem thêm
Mạch máu Tim mạch Đột quỵ Suy đa tạng Hệ thần kinh
Xem thêm
Có thể có hoặc không tùy theo từng điều kiện nhất định. Nếu Covid-19 tạo được miễn dịch bền vững như virus sởi hoặc quai bị thì không bị lại; tuy nhiên điều này chưa thể khẳng định được vì còn quá sớm. Nếu miễn dịch không bền vững, trong giai đoạn đầu mới khỏi bệnh lượng kháng thể đủ mạnh thì có thể không bị lại, nhưng đến giai đoạn sau lượng kháng thể đặc hiệu mất dần đi thì vẫn có thể bị lại. Trong trường hợp này thì cần sử dụng vắc xin để khôi phục lại khả năng đề kháng chống virus.
Xem thêm
Tháng 10/2021, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố định nghĩa chính thức về hậu Covid-19. Hậu Covid-19 xảy ra ở người có tiền sử nhiễm SARS-CoV-2, thường là 3 tháng kể từ khi bắt đầu mắc Covid-19 với các triệu chứng và kéo dài ít nhất 2 tháng mà không thể giải thích bằng chẩn đoán thay thế. Về mặt lâm sàng, các triệu chứng sau Covid-19 chia thành 2 giai đoạn. Những triệu chứng kéo dài 4-12 tuần sau khi mắc bệnh gọi là tình trạng Covid-19 kéo dài còn các triệu chứng kể từ khi mắc Covid-19 kéo dài sau 3 tháng thì gọi là hậu Covid-19.
Xem thêm
Hoàn toàn có thể có. Những người có đột biến gen mã hóa thụ thể dành cho virus làm cho virus không thể chui được vào bên trong tế bào là người có khả năng đề kháng tự nhiên với virus. Điều này đã được khẳng định ở trường hợp của HIV.
Xem thêm
Xét nghiệm nhanh kháng nguyên Xét nghiệm RT-PCR Xét nghiệm nhanh kháng thể (ELISA)
Xem thêm
Cùng một người nhưng nếu bị nhiễm với số lượng virus ít và độc lực của virus thấp có thể sẽ không phát thành bệnh; cùng lượng virus nhưng khả năng đề kháng chống virus của mỗi người khác nhau, trong đó người có sức đề kháng tốt có thể không bị bệnh. Vì vậy, bên cạnh việc bảo vệ bản thân hạn chế lây nhiễm mầm bệnh, luyện tập làm tăng sức đề kháng chung cũng góp phần phòng chống bệnh tật - đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng.
Xem thêm
Trong đợt dịch này các nhà khoa học Trung Quốc đã theo dõi 9 trường hợp phụ nữ mang thai nhiễm Covid-19 và đã sinh con. Các xét nghiệm dịch ối, máu dây rốn trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm Covid-19 và sữa mẹ không thấy có virus Covid-19. Cùng thêm các thông tin về SARS-CoV và MERS-CoV không lây truyền dọc từ mẹ sang con khiến cho các nhà khoa học tạm kết luận rằng Covid-19 không lây truyền dọc từ mẹ sang con. Mặc dù vậy, các quan sát mới chỉ thực hiện ở 9 ca bệnh nên cần có số liệu của nhiều người hơn để có thể kết luận chắc chắn về vấn đề này.
Xem thêm
Không phải cứ có ho, sốt là bị bệnh do Covid-19. Ho, sốt là biểu hiện của nhiều bệnh lý cấp và mãn tính khác nhau liên quan đến đường hô hấp. Bệnh do Covid-19 là một bệnh viêm đường hô hấp cấp. Có nhiều nguyên nhân có thể gây viêm đường hô hấp cấp tính như các loại vi khuẩn gây bệnh; các loại virus như virus cúm mùa, virus á cúm, virus hô hấp hợp bào… Do đó, không phải cứ có ho, sốt là đều biểu hiện bị bệnh do Covid-19.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: COVID-19
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!