Video Phân biệt các triệu chứng của Covid - 19 với cảm cúm cảm lạnh
Nếu bạn chỉ bị đau nướu răng và không xuất hiện các triệu chứng khác thì khả năng cao bạn không bị mắc COVID -19. Nhưng nếu bạn bị đau nướu cùng với các triệu chứng phổ biến hơn như sốt, ho và mệt mỏi, thì nhiều khả năng bạn đang phải đối mặt với COVID-19 hoặc một loại bệnh nghiêm trọng khác.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến cách xác định triệu chứng đau nướu của bạn là do COVID-19 hay do nguyên nhân khác gây ra.
Làm thế nào để biết bạn có đang mắc COVID -19 hay không?
Đau nướu có thể là một triệu chứng của COVID – 19, nhưng nó không phải một trong những triệu chứng thường gặp. Bạn có khả năng cao không bị mắc COVID nếu bị đau nướu và không có các triệu chứng khác.
COVID -19 là nguyên nhân gián tiếp gây đau nhức vùng nướu vì loại virus này gây khô miệng, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về nướu răng.
COVID – 19 cũng có thể làm hình thành các vết loét trên nướu, trên môi và các phần khác của miệng.
Nhiệt miệng
Triệu chứng nhiệt miệng thường xuất hiện cùng với COVID – 19 cũng như các bệnh virus khác như sốt xuất huyết, Ebola và sởi. Vết loét có thể xuất hiện ở nướu, môi, vòm miệng, lưỡi và họng.
Một loạt các trường hợp được ghi nhận vào tháng 2/2021 chỉ ra rằng nhiệt miệng xảy ra phổ biến hơn ở người mắc COVID – 19 và có liên quan tới triệu chứng mất khứu giác, vị giác.
Vết loét thường xuất hiện ở người lớn tuổi và người bị nhiễm trùng nặng.
Các vết loét thường phát triển ở giai đoạn đầu của bệnh sau khi bệnh nhân mất khứu giác và vị giác, nhưng xuất hiện trước các triệu chứng nổi bật như sốt, ho và mệt mỏi. Các vết loét thường lành lại sau khi được điều trị trong khoảng 2 tuần.
Khô miệng có thể góp phần gây đau nhức vùng nướu răng
Một đánh giá năm 2021 về các nghiên cứu chỉ ra rằng khô miệng là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh nhân COVID -19. Và được báo cáo ở 75 người trong số 170 người có triệu chứng ở miệng.
Khô miệng có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện bệnh về nướu. Đau nướu là một triệu chứng tiềm ẩn của bệnh viêm nướu, cơn đau này có thể do COVID 19 gián tiếp gây ra.
Các nghiên cứu đã liên hệ bệnh về nướu răng với COVID -19 do có chung các yếu tố nguy cơ sau:
- Tiểu đường
- Béo phì
- Lão hoá
- Tăng huyết áp
Khô miệng có thể xuất hiện trước các triệu chứng điển hình của COVID – 19.
Một phụ nữ 56 tuổi bị khô miệng và mất vị giác 2 ngày trước khi các triệu chứng khác của COVID -19 như sốt, chán ăn, mệt mỏi xuất hiện.
Các nguyên nhân khác gây đau nướu
Dưới đây là một số bệnh lý có thể là nguyên nhân của cảm giác đau nhức nướu răng.
Bệnh viêm nướu
Bệnh viêm nướu thường do vi khuẩn xâm nhập, vi khuẩn phát triển mạnh hơn khi thức ăn và các mảng bám bám vào trong và xung quanh nướu của bạn. Bệnh này có thể gây đau nướu và các triệu chứng khác như:
- Sưng nướu
- Chảy máu nướu răng
- Bong nướu răng
- Hơi thở hôi
- Răng lung lay
Thay đổi nội tiết tố
Phụ nữ có thể bị đau nướu khi có sự thay đổi về hormon trong cơ thể. Hormon estrogen và progesteron làm tăng lượng máu tới nướu và làm chúng trở nên nhạy cảm hơn.
Một số nguyên nhân làm thay đổi lượng hormone thường gặp bao gồm:
- Mang thai
- Dậy Thì
- Hành Kinh
- Mãn Kinh
Suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân gây đau nướu. Nguồn ảnh cherrubics.com
Thiếu vitamic C, protein và vitamin B có thể dẫn tới tình trạng sưng và đau nướu răng cùng với các triệu chứng răng miệng khác.
Trong một số trường hợp, thay đổi chế độ ăn có thể giải quyết được tình trạng suy dinh dưỡng.
Bổ sung không đủ các loại thực phẩm thiết yếu và mắc các bệnh tiềm ẩn như bệnh Crohn có thể là nguyên nhân của tình trạng trên.
Bệnh tưa miệng
Tưa miệng là một nhiễm trùng do nấm men gây ra ở khoang miệng, làm xuất hiện các tổn thương có màu trắng kem, hình thành ở niêm mạc má, nướu răng, môi và lưỡi.
Nguyên nhân khác của nấm miệng bao gồm
- Chảy máu
- Đau rát miệng
- Cảm giác như có bông trong miệng
- Có vị khó chịu trong miệng
- Mất vị giác
Herpes miệng
Nhóm virus herpes thường gây ra nhiễm trùng dễ lây từ người sang người và làm xuất hiện các nốt mụn rộp ở miệng.
Trong suốt thời kỳ bùng phát bệnh, bạn sẽ cảm thấy đau khi chạm vào. Các vết loét có thể ở trên môi, ở nướu hoặc vòm miệng của bạn.
Áp xe răng
Áp xe răng là một “túi” mủ hình thành do nhiễm trùng vi khuẩn, chúng hình thành ở chân răng hoặc nướu của bạn. Triệu chứng chính của áp xe răng là đau buốt, ngoài ra có thể gây ra sưng lợi, hôi miệng và sưng vùng mặt.
Các nguyên nhân nào khác
Một số nguyên nhân khác của đau nhức nướu bao gồm:
- Trầy xước nướu răng
- Đánh răng quá mạnh
- Dùng chỉ nha khoa sai cách
- Dị ứng với sản phẩm nha khoa như kem đánh răng hoặc nước súc miệng
- Dị ứng thức ăn
- Bỏng
- Lắp răng giả không đúng cách
- Tổn thương nướu do sử dụng thuốc lá
- Nhiệt miệng
Khi nào thì bạn nên đi khám?
Bạn nên đi gặp bác sỹ hoặc nha sỹ nếu bạn bị đau nhức nướu răng kéo dài trong vài ngày không khỏi, hoặc xuất hiện các triệu chứng của bệnh viêm nướu như chảy máu nướu hoặc bong nướu khỏi răng.
Nếu bạn có các triệu chứng điển hình của COVID – 19 hoặc bạn thấy mình có yếu tố dịch tễ, hãy tự cách ly và hạn chế tiếp xúc với mọi người nhiều nhất có thể. Bạn nên gọi cho bác sỹ ngay nếu các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn.
Bạn có thể tự điều trị đau nhức nướu răng như thế nào?
Điều trị triệu chứng đau nướu răng phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh
Nguyên nhân | Điều trị |
COVID -19 |
|
Bệnh tưa miệng |
|
Herpes miệng |
|
Áp xe răng |
|
Suy dinh dưỡng |
|
Thay đổi nội tiết tố |
|
Nhiệt miệng |
|
Làm thế nào để phòng tránh đau nhức nướu và COVID – 19?
Bạn có thể làm giảm khả năng bị đau nướu do bệnh viêm nướu bằng cách vệ sinh răng miệng đúng cách.
Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ đề xuất một số biện pháp sau:
- Đánh răng 2 lần/ ngày với kem đánh răng chứa Flo
- Làm sạch kẽ răng 1 lần/ngày
- Giảm thiểu đường và ăn chế độ ăn giàu dinh dưỡng
- Thăm khám nha sĩ thường xuyên để phòng ngừa và điều trị bệnh răng miệng
Một lối sống tốt cho sức khoẻ toàn diện bao gồm ngủ đủ giấc, chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng và giảm thiểu căng thẳng. Sống lành mạnh giúp hệ miễn dịch của bạn khoẻ mạnh và giảm khả năng nhiễm trùng gây đau nhức nướu răng.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh, bạn có thể giảm nguy cơ mắc COVID -19 của mình bằng những cách sau:
- Tiêm vaccin nếu có thể
- Tránh tụ tập đông người, tránh những khu vực kém thông gió
- Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước hoặc sử dụng nước sát khuẩn nhanh nếu không có xà phòng.
- Tránh tiếp xúc với người bị mắc COVID-19 gần đây
- Tránh xa những người không trong gia đình 2m
- Đeo khẩu trang che kín mũi và miệng
Tổng kết
COVID-19 có thể dẫn đến đau nhức nướu răng hoặc các triệu chứng răng miệng khác.
Tuy nhiên có rất nhiều nguyên nhân khác gây đau nướu răng. Đau nhức nướu răng có thể không phải do COVID-19 gây ra nếu bạn không có các triệu chứng phổ biến của COVID -19 như sốt, mệt mỏi hoặc ho.
Xem thêm: