Video 5 biến chứng tim mạch hậu COVID-19 không thể lơ là
Một số trường hợp gặp vấn đề về tim trong vài tuần, thậm chí vài tháng sau khi các triệu chứng COVID của họ đã hoàn toàn biến mất. Điều này xảy ra với cả những người từng mắc COVID có biểu hiện rất nhẹ.
COVID – 19 có liên quan đến tim mạch như thế nào?
Loại virus gây ra đại dịch COVID – 19 thường tấn công vào phổi đầu tiên, vì vậy các triệu chứng thường gặp liên quan tới hô hấp. Tuy nhiên, sự nhiễm trùng có thể lan sang cả tim mạch.
Hai biến chứng liên quan đến tim mạch phổ biến nhất của COVID là:
Viêm cơ tim: Đây là tình trạng cơ tim của bạn bị viêm, nó làm tim bạn gặp khó khăn hơn trong việc bơm máu và đập đều. Virus có thể gây viêm cơ tim, vì vậy COVID cũng là một trong những nguyên nhân của bệnh này. Bạn có thể đã bị viêm cơ tim nếu bạn có các triệu chứng dưới đây:
- Đau ngực
- Mệt mỏi
- Khó thở
- Nhịp tim không đều
Nếu bạn chỉ bị viêm cơ tim nhẹ, bạn có thể không có triệu chứng nào kể trên. Nếu viêm cơ tim trở nên nghiêm trọng, tim của bạn sẽ yếu đi rất nhiều và khó có thể cung cấp đủ máu cho các cơ quan trong cơ thể.
Cách tốt nhất để phòng tránh viêm cơ tim do COVID là tiêm vaccin chống COVID. Sau khi tiêm, nếu bạn bị nhiễm loại virus này, cơ thể bạn sẽ có các phản ứng miễn dịch mạnh mẽ hơn và COVID sẽ khó để lại hậu quả nghiêm trọng.
Huyết khối: Đây là những cục máu đông đặc như gel. Đông máu là cách cơ thể tự chữa lành vết thương khi bị chảy máu. Tuy nhiên, các cục máu đông có thể gây nguy hiểm nếu xuất hiện không đúng lúc, đúng chỗ. Chúng có thể làm thuyên tắc tĩnh mạch, cản trở máu tới các cơ quan.
Có hai loại huyết khối thường gặp:
Huyết khối tĩnh mạch sâu: Loại huyết khối này thường xuất hiện ở cẳng tay, cẳng chân hoặc các phần khác trên cơ thể.
Tắc mạch phổi: Đây là tình trạng nghiêm trọng khi huyết khối nằm trong phổi của bạn.
Triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu bao gồm:
- Sưng phù cẳng tay hoặc cẳng chân
- Chuột rút, đau chân
- Màu sắc da thay đổi
- Vùng nóng trên cẳng tay hoặc cẳng chân.
Triệu chứng của tắc mạch phổi bao gồm:
- Khó thở
- Ho khạc đờm có máu
- Nhịp tim không đều
- Đau khi ho hoặc hít thở sâu
Nếu bạn nghi ngờ mình bị tắc mạch phổi, hãy gọi 115 hoặc nhập viện cấp cứu ngay lập tức.
COVID có thể làm trầm trọng hơn các bệnh tim mạch trước đó của bạn. Tuy bạn không có nhiều nguy cơ mắc COVID nhưng bạn có nguy cơ mắc biến chứng nghiêm trọng hơn những người không có tiền sử bệnh lý tim mạch nếu bạn mắc COVID.
Đó là lý do tại sao bạn nên tiêm phòng càng sớm càng tốt và đừng ngần ngại đến gặp bác sĩ nếu bạn nghĩ cơ thể mình có điều gì đó bất thường.
Khi nào bạn nên đến gặp bác sỹ?
Cơ thể bạn có thể sẽ xuất hiện một vài dấu hiệu nếu COVID – 19 gây ảnh hưởng lên tim mạch. Gọi cho bác sỹ của bạn hoặc đi cấp cứu ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào dưới đây sau khi điều trị COVID:
- Mệt mỏi
- Khó thở
- Sưng phù
- Đau ngực
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nghiêm trọng hãy đến phòng cấp cứu để được xử trí kịp thời.
Vaccin COVID có an toàn với người có bệnh nền tim mạch không?
Tất nhiên rồi! Vaccin Moderna và Vaccin Prizer an toàn và hiệu quả đối với người có bệnh nền tim mạch. Tác dụng phụ của vaccin không nghiêm trọng hơn so với những người khoẻ mạnh. Tiêm vaccin phòng chống COVID đặc biệt quan trọng đối với người có bệnh nền tim mạch.
Nếu bạn đã được tiêm vaccin, bạn sẽ khó bị nhiễm virus hơn, kể cả khi bị nhiễm COVID, triệu chứng của bạn sẽ không nghiêm trọng tới mức phải nhập viện.
Vaccin COVID có thể khiến con tôi mắc các vấn đề về tim mạch không?
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh đang theo dõi phản ứng của trẻ em và thanh thiếu niên với vaccin COVID. Cho đến nay, rất hiếm các trường hợp trẻ em có các biến chứng tim mạch, những trường hợp nặng nhất cũng bình phục hoàn toàn sau vài ngày nằm viện. Nhìn chung, nhiễm COVID là mối đe doạ lớn hơn rất nhiều lần tới sức khoẻ tim mạch của trẻ so với tác dụng phụ của vaccin.
Xem thêm:
- Tác dụng phụ của vắc xin so với hậu quả do COVID-19?
- Có mối liên hệ nào giữa COVID-19 và triệu chứng khô mắt không?
- Vắc xin COVID-19 vẫn hoạt động hiệu quả ngay cả khi cơ thể bạn không xuất hiện tác dụng phụ
- Đau nướu có phải là triệu chứng của COVID-19 hay không?
- Hướng dẫn điều trị Coronavirus (COVID-19)