Ung thư khoang miệng: Phân loại, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và tiên lượng bệnh

Ung thư khoang miệng là ung thư phát sinh trong các mô của miệng hoặc họng. Ung thư khoang miệng thuộc nhóm ung thư lớn hơn được gọi là ung thư đầu và cổ. Ung thư phát triển do sự biến đổi ác tính của các tế bào vảy trong miệng, lưỡi và môi.

Video Tìm hiểu về ung thư khoang miệng

Hàng năm, ở Hoa Kỳ có hơn 49.000 trường hợp của ung thư miệng được chẩn đoán, thường gặp ở những người trên 40 tuổi. Ung thư khoang miệng thường được phát hiện khi đã có di căn đến các hạch bạch huyết ở cổ. Phát hiện sớm ung thư khoang miệng có thể cải thiện tiên lượng sống. 

Các loại ung thư khoang miệng

Ung thư khoang miệng gồm ung thư của:

  • Môi
  • Lưỡi
  • Niêm mạc má
  • Nướu răng
  • Sàn miệng
  • Khẩu cái cứng và khẩu cái mềm

Nha sĩ thường là người khám đầu tiên nhận biết dấu hiệu của ung thư khoang miệng. Khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng một lần có thể giúp nha sĩ cập nhật về sức khỏe răng miệng của bạn.

Các yếu tố nguy cơ phát triển ung thư miệng

Một trong những yếu tố nguy cơ của ung thư khoang miệng là hút thuốc lá như: thuốc lá điếu, xì gà và tẩu, nhai thuốc lá.

Những người tiêu thụ một lượng lớn rượu và thuốc lá có nguy cơ cao hơn, đặc biệt là khi sử dụng cả hai loại này thường xuyên.

Các yếu tố nguy cơ khác như:

  • Nhiễm vi rút u nhú ở người (HPV)
  • Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
  • Tiền sử được chẩn đoán ung thư miệng 
  • Tiền sử gia đình bị ung thư miệng hoặc các loại ung thư khác
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu
  • Dinh dưỡng kém
  • Hội chứng di truyền
  • Nam giới

Nam giới có nguy cơ mắc ung thư khoang miệng cao gấp đôi so với phụ nữ

Các triệu chứng của ung thư khoang miệng 

Các triệu chứng của ung thư khoang miệng bao gồm:

  • Vết loét trên môi hoặc miệng lâu lành
  • U cục hoặc tăng sản trong miệng 
  • Chảy máu miệng 
  • Răng lung lay
  • Đau hoặc khó nuốt
  • Khó đeo răng giả
  • U cục ở cổ
  • Đau tai dai dẳng
  • Giảm cân đáng kể
  • Tê môi dưới, mặt, cổ hoặc cằm
  • Các mảng trắng hoặc đỏ trong, trên miệng hoặc môi 
  • Đau họng
  • Đau hoặc cứng hàm
  • Đau lưỡi
Vết loét miệng lâu lành có thể là dấu hiệu ung thư khoang miệng. Nguồn ảnh: https://lakefrontfamilydentistry.com.Vết loét miệng lâu lành có thể là dấu hiệu ung thư khoang miệng. Nguồn ảnh: https://lakefrontfamilydentistry.com.

Một số triệu chứng như đau họng hoặc đau tai, có thể là dấu hiệu của các bệnh lý khác. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào trong số này, đặc biệt là nếu chúng không biến mất hoặc có nhiều triệu chứng cùng một lúc, hãy đến gặp nha sĩ hoặc bác sĩ càng sớm càng tốt.

Chẩn đoán ung thư khoang miệng

Đầu tiên, bác sĩ hoặc nha sĩ sẽ khám kiểm tra kỹ vòm và sàn miệng, phía sau cổ họng, lưỡi, má và các hạch bạch huyết ở cổ. Nếu nha sĩ chưa chẩn đoán được bệnh lý liên quan đến các triệu chứng, bạn có thể được giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng (ENT).

Nếu bác sĩ tìm thấy khối u, cục hoặc tổn thương nghi ngờ thì sẽ tiến hành sinh thiết bàn chải hoặc sinh thiết mô. Sinh thiết bàn chải là thủ thuật không gây đau để lấy các tế bào từ khối u bằng cách chải lên một phiến kính. Sinh thiết mô là lấy một phần mô để có thể đánh giá tế bào ung thư dưới kính hiển vi.

Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định một hoặc nhiều xét nghiệm sau:

  • Chụp X-quang để đánh giá tế bào ung thư di căn đến hàm, ngực hoặc phổi 
  • Chụp CT để phát hiện khối u trong miệng, cổ họng, cổ, phổi hoặc bất kỳ nơi nào khác trong cơ thể 
  • Chụp PET để xác định ung thư di căn đến các hạch bạch huyết hoặc các cơ quan khác 
  • Chụp MRI hiển thị hình ảnh chính xác hơn về đầu và cổ, đồng thời xác định mức độ hoặc giai đoạn của ung thư
  • Nội soi để kiểm tra đường mũi, xoang, bên trong cổ họng, thanh quản và khí quản

Các giai đoạn của ung thư khoang miệng 

Có bốn giai đoạn của ung thư miệng.

  • Giai đoạn 1: Khối u có kích thước ≤ 2 cm và chưa di căn đến các hạch bạch huyết.
  • Giai đoạn 2: Khối u có kích thước từ 2-4 cm và tế bào ung thư chưa di căn đến các hạch bạch huyết.
  • Giai đoạn 3: Khối u lớn hơn 4 cm và chưa di căn đến các hạch bạch huyết hoặc có kích thước bất kỳ và đã di căn đến một hạch bạch huyết, nhưng không di căn đến các bộ phận khác của cơ thể.
  • Giai đoạn 4: Các khối u có kích thước bất kỳ và tế bào ung thư đã di căn đến các mô lân cận, các hạch bạch huyết hoặc các bộ phận khác của cơ thể.

Theo Viện nghiên cứu quốc gia về ung thư Mỹ , tỷ lệ sống sau 5 năm đối với ung thư khoang miệng và ung thư hầu như sau:

  • 83 %, đối với ung thư khu trú (chưa di căn)
  • 64% đối với ung thư di căn đến các hạch bạch huyết lân cận
  • 38% đối với ung thư di căn đến các bộ phận khác của cơ thể

Nhìn chung, 60% những người bị ung thư khoang miệng sẽ sống trong 5 năm hoặc hơn. Ở giai đoạn chẩn đoán càng sớm, cơ hội sống sau điều trị càng cao. Trên thực tế, tỷ lệ sống sót tổng thể sau 5 năm ở những người bị ung thư khoang miệng giai đoạn 1 và 2 thường là 70 - 90%. Điều này làm cho việc chẩn đoán và điều trị kịp thời trở nên quan trọng hơn.

Điều trị ung thư khoang miệng

Điều trị ung thư miệng tùy thuộc vào loại, vị trí và giai đoạn của ung thư tại thời điểm chẩn đoán.

Phẫu thuật

Điều trị giai đoạn đầu thường bao gồm phẫu thuật để loại bỏ khối u và các hạch bạch huyết ung thư. Ngoài ra, các mô khác xung quanh miệng và cổ có thể được đưa ra ngoài để tạo hình.

Xạ trị

Xạ trị là một phương pháp điều trị. Điều trị có thể xạ vào khối u một hoặc hai lần một ngày trong 5 ngày một tuần kéo dài hai đến tám tuần. Điều trị cho các giai đoạn nặng thường sẽ bao gồm sự kết hợp của hóa trị và xạ trị.

Hóa trị liệu

Hóa trị là phương pháp điều trị bằng thuốc tiêu diệt tế bào ung thư. Thuốc uống hoặc qua đường truyền tĩnh mạch (IV). Hầu hết bệnh nhân điều trị ngoại trú, một vài trường hợp yêu cầu nhập viện.

Liệu pháp nhắm đích

Liệu pháp nhắm đích là một hình thức điều trị có thể có hiệu quả trong cả giai đoạn đầu và giai đoạn cuối của bệnh ung thư. Thuốc điều trị nhắm đích sẽ liên kết với các protein và cản trở sự phát triển của tế bào ung thư.

Dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng cũng là một phần quan trọng trong quá trình điều trị ung thư khoang miệng. Nhiều phương pháp điều trị gây khó khăn hoặc đau khi ăn, nuốt, kém ăn và sụt cân. Hãy thảo luận về chế độ ăn uống của mình với bác sĩ.

Ngoài ra, lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp người bệnh lên kế hoạch thực đơn ăn uống dễ dàng, đồng thời cung cấp cho cơ thể lượng calo, vitamin và khoáng chất cần thiết để chữa bệnh.

Giữ vệ sinh miệng khỏe mạnh

Cuối cùng, giữ vệ sinh miệng khỏe mạnh trong quá trình điều trị ung thư cũng đóng vai trò quan trọng. Đảm bảo giữ cho miệng ẩm, răng và nướu sạch sẽ.

Phục hồi sau điều trị ung thư khoang miệng

Sự phục hồi sau mỗi loại điều trị sẽ khác nhau. Các triệu chứng sau phẫu thuật có thể gặp là đau và sưng, nhưng loại bỏ các khối u nhỏ thường không gặp vấn đề lâu dài.

Việc loại bỏ các khối u lớn hơn có thể ảnh hưởng đến khả năng nhai, nuốt hoặc nói chuyện. Người bệnh cũng có thể cần phẫu thuật tạo hình xương và các mô trên khuôn mặt đã bị loại bỏ trong quá trình phẫu thuật.

Xạ trị có thể có tác dụng phụ như:

  • Đau họng hoặc miệng
  • Khô miệng và mất chức năng tuyến nước bọt
  • Sâu răng
  • Buồn nôn và nôn
  • Đau hoặc chảy máu nướu răng
  • Nhiễm trùng da và miệng
  • Cứng hàm và đau
  • Vấn đề khi đeo răng giả
  • Mệt mỏi
  • Thay đổi vị giác và khứu giác
  • Thay đổi da như khô và rát
  • Giảm cân
  • Thay đổi tuyến giáp

Thuốc hóa trị có thể gây độc cho các tế bào không phải ung thư. Điều này có thể gây ra các tác dụng phụ như:

  • Rụng tóc
  • Đau miệng và nướu
  • Chảy máu trong miệng
  • Thiếu máu nặng
  • Yếu
  • Kém ăn
  • Buồn nôn
  • Nôn 
  • Bệnh tiêu chảy
  • Loét miệng và môi
  • Tê tay và chân

Phục hồi từ các liệu pháp nhắm đích thường là tối thiểu. Các tác dụng phụ của phương pháp điều trị này có thể bao gồm:

Mặc dù những phương pháp điều trị này có tác dụng phụ nhưng có tác dụng loại bỏ ung thư. Bác sĩ sẽ thảo luận về các tác dụng phụ và để người bệnh cân nhắc những ưu và nhược điểm của các lựa chọn điều trị.

Tạo hình và phục hồi chức năng sau khi điều trị ung thư khoang miệng

Người bệnh được chẩn đoán mắc bệnh ung thư khoang miệng giai đoạn cuối sẽ cần phẫu thuật tạo hình và phục hồi chức năng để hỗ trợ ăn và nói trong quá trình hồi phục.

Tạo hình có thể là cấy ghép để sửa chữa xương và mô bị thiếu trong miệng hoặc mặt. Vòm miệng nhân tạo được sử dụng để thay thế mô hoặc răng bị mất.

Phục hồi chức năng cũng cần thiết đối với các trường hợp ung thư giai đoạn cuối. Liệu pháp ngôn ngữ có thể cần tiến hành ngay sau khi mổ cho đến khi đạt được khả năng cải thiện tối đa. 

Tóm tắt

Tiên lượng ung thư khoang miệng phụ thuộc vào loại và giai đoạn ung thư khi được chẩn đoán. Ngoài ra cũng phụ thuộc vào sức khỏe chung, tuổi, khả năng chịu đựng và đáp ứng với điều trị. Chẩn đoán sớm là rất quan trọng vì điều trị ung thư giai đoạn 1 và giai đoạn 2 có thể cần ít can thiệp và có cơ hội điều trị thành công cao hơn.

Sau khi điều trị, bác sĩ sẽ hẹn kiểm tra sức khỏe thường xuyên để đánh giá hồi phục. Việc kiểm tra thường bao gồm khám sức khỏe, xét nghiệm máu, chụp X-quang và chụp CT. Đến khám nha sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa ung bướu khi có bất thường trong khoang miệng.

Câu hỏi liên quan

Tùy thuộc vào vị trí khối u mà ung thư khoang miệng chia thành nhiều loại khác nhau. Và mỗi loại cũng có tiên lượng sống không giống nhau dựa vào từng giai đoạn của bệnh.
Xem thêm
Ung thư miệng giai đoạn cuối là giai đoạn khối u đã xâm lấn và phát triển mạnh mẽ. Khối u có thể lan đến các hạch bạch huyết, tổ chức lân cận.
Xem thêm
Ung thư khoang miệng giai đoạn đầu thường không có biểu hiện rõ ràng, cụ thể nhưng các bạn vẫn có thể cảm nhận được thông qua các dấu hiệu như sau: Phần lớn các bệnh nhân ung thư khoang miệng không có cảm giác đau ở giai đoạn đầu, khoang miệng như lưỡi, niêm mạc má, lợi khoang miệng có thể xuất hiện các vết loét, sùi hoặc các nốt màu đỏ, màu trắng,...
Xem thêm
Bệnh nhân ung thư miệng thường không được phát hiện ở giai đoạn đầu do biểu hiện của bệnh rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác như viêm họng, nhiệt miệng,...
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Ung thư miệng
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!