Tỷ lệ sống sót của ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối, phân loại và điều trị

Tuyến giáp là một trong những tuyến chính của hệ thống nội tiết. Hệ thống nội tiết sản xuất chất nội tiết (được gọi là hormone) để điều chỉnh các chức năng của cơ thể. Tuyến giáp hấp thụ i-ốt từ máu để tạo ra các hormone tuyến giáp điều chỉnh tốc độ trao đổi chất.

Ung thư tuyến giáp là sự phát triển và nhân lên một cách bất thường của các tế bào tuyến giáp. Quá trình này làm giảm dần chức năng của các tế bào bình thường và cuối cùng gây suy mòn sức khỏe cho người bệnh.

Ung thư tuyến giáp là sự phát triển và nhân lên một cách bất thường của các tế bào tuyến giáp.(nguồn: endocrineweb.com)Khi tuyến giáp hoàn toàn bình thường, hầu như chúng ta không thể thấy được nó. Nhưng nếu một khối u phát triển trong tuyến giáp, có thể sẽ được sờ thấy như một khối u ở cổ. Một khối u có thể là ung thư hoặc lành tính. Nó được coi là ác tính khi có thể phát triển và di căn đến các bộ phận khác của cơ thể. Các loại ung thư tuyến giáp khác nhau sẽ có giai đoạn và tiên lượng khác nhau.

Ung thư tuyến giáp giai đoạn IV là khi bệnh đã nặng, ung thư đã lan ra ngoài tuyến giáp và đến các cơ quan ở xa. Ung thư tuyến giáp giai đoạn IV rất khó điều trị và tiên lượng không tốt. Đôi khi, chỉ có thể chăm sóc giảm nhẹ nếu ung thư đã di căn đến não. Không thể chữa khỏi hoàn toàn khi ung thư chuyển sang giai đoạn IV. Nhưng hầu hết các loại ung thư tuyến giáp có tỷ lệ chữa khỏi 100% ở giai đoạn đầu (giai đoạn I và II). Do đó, người bệnh nên đi điều trị càng sớm càng tốt.

Tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với ung thư tuyến giáp

Tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với các loại ung thư tuyến giáp theo Hiệp hội tuyến giáp Hoa Kỳ:

Loại ung thư tuyến giáp

Giai đoạn I

Giai đoạn II

Giai đoạn III

Giai đoạn IV

Tổng

Thể nhú

98 -100%

98%

93%

51%

93%

Thể nang

98 -100%

98 -100%

71%

50%

8%

Thể tủy

98%

98%

81%

28%

75%

Thể không biệt hóa

Luôn luôn giai đoạn IV

Luôn luôn giai đoạn IV

Luôn luôn giai đoạn IV

7%

Không có dữ liệu

Phân loại ung thư tuyến giáp

VIDEO UNG THƯ TUYẾN GIÁP P1- ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI GIAI ĐOẠN

Các loại ung thư tuyến giáp bao gồm:

  • Ung thư tuyến giáp thể nhú: Đây là dạng ung thư tuyến giáp phổ biến nhất, bắt nguồn từ các tế bào nang (các tế bào trong tuyến giáp sản xuất và lưu trữ hormone tuyến giáp). Xảy ra phổ biến nhất ở những người trong độ tuổi từ 30 - 50 tuổi, nhưng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tiên lượng tốt, đặc biệt là trong giai đoạn đầu, với tỷ lệ chữa khỏi khoảng 98%.
  • Ung thư tuyến giáp thể nang: Dạng này cũng phát sinh từ các tế bào nang của tuyến giáp, thường xuất hiện ở những người trên 50 tuổi. Ung thư tế bào Hurthle là một dạng biến thể hiếm gặp của ung thư tuyến giáp thể nang và ác tính hơn. 

Ung thư tuyến giáp thể nhú và ung thư tuyến giáp thể nang đôi khi được gọi chung là ung thư tuyến giáp biệt hóa.

  • Ung thư tuyến giáp không biệt hóa: Là một loại ung thư tuyến giáp hiếm gặp, thường xảy ra ở những bệnh nhân trên 60 tuổi. Nó rất ác tính và phát triển nhanh chóng. Tiên lượng  rất xấu do thể bệnh ung thư này rất khó để điều trị. 
  • Ung thư tuyến giáp thể tuỷ: bắt nguồn từ các tế bào C của tuyến giáp. Tế bào C sản xuất một loại hormone gọi là calcitonin. Nồng độ calcitonin trong máu tăng cao có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư tuyến giáp thể tủy ở giai đoạn đầu. Mức độ calcitonin cũng giúp theo dõi quá trình điều trị.
  • Các loại hiếm gặp khác: Mặc dù cực kỳ hiếm, một số loại ung thư có thể gặp ở tuyến giáp như u lympho tuyến giáp (bắt nguồn từ các tế bào miễn dịch của tuyến giáp) hoặc sarcoma tuyến giáp (bắt nguồn từ các tế bào mô liên kết trong tuyến giáp).
Ung thư tuyến giáp thể nhú là dạng ung thư tuyến giáp phổ biến nhất, bắt nguồn từ các tế bào nang, có tiên lượng tốt. (nguồn: medicine.uiowa.edu Ung thư tuyến giáp thể nhú là dạng ung thư tuyến giáp phổ biến nhất, bắt nguồn từ các tế bào nang, có tiên lượng tốt. (nguồn: medicine.uiowa.edu 

Điều trị ung thư tuyến giáp

Điều trị ung thư tuyến giáp phụ thuộc vào kích thước khối u, loại ung thư và liệu ung thư đã di căn hay chưa. 

Các phương pháp điều trị bao gồm:

  • Phẫu thuật: Phẫu thuật là phương pháp điều trị phổ biến nhất đối với bệnh ung thư tuyến giáp. Tùy thuộc vào kích thước và vị trí của khối u, bác sĩ phẫu thuật có thể thực hiện phẫu thuật cắt thùy (loại bỏ một phần tuyến giáp) hoặc cắt bỏ tuyến giáp (toàn bộ tuyến) và có thể loại bỏ các hạch bạch huyết lân cận nơi tế bào ung thư đã di căn.
  • Liệu pháp iốt phóng xạ: Trong phương pháp này, bác sĩ điều trị yêu cầu bệnh nhân nuốt một viên thuốc hoặc chất lỏng có chứa một lượng iốt phóng xạ. Iốt phóng xạ thu nhỏ và phá hủy tuyến giáp bị bệnh cùng với các tế bào ung thư. Phương pháp điều trị này rất an toàn. Tuyến giáp hấp thụ gần như tất cả các chất phóng xạ. Phần còn lại của cơ thể tiếp xúc với bức xạ tối thiểu.

Iốt phóng xạ sẽ thu nhỏ và phá hủy tuyến giáp bị bệnh cùng với các tế bào ung thư.(nguồn: childrensomaha.org)

  • Xạ trị từ bên ngoài: Bức xạ tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chúng phát triển. Xạ trị từ bên ngoài sử dụng một máy để cung cấp các chùm năng lượng mạnh trực tiếp đến vị trí khối u. 
  • Hóa trị: Thuốc hóa trị qua đường tĩnh mạch hoặc đường uống sẽ tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn sự phát triển của ung thư. Rất ít bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến giáp sẽ cần hóa trị.

Thuốc hóa trị qua đường tĩnh mạch hoặc đường uống sẽ tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn sự phát triển của ung thư.(nguồn: cancercenter.com)

  • Liệu pháp hormone: Phương pháp điều trị này ngăn chặn việc giải phóng các hormone có thể khiến ung thư di căn hoặc tái phát.
  • Điều trị bằng thuốc nhắm trúng đích: Các phương pháp điều trị bằng thuốc nhắm trúng đích tập trung vào các protein bất thường cụ thể trong tế bào ung thư. Thuốc ngăn chặn các bất thường và có thể gây chết các tế bào ung thư.
  • Tiêm cồn vào khối ung thư: Đây là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu qua da bằng cách tiêm cồn vào các khối ung thư tuyến giáp nhỏ dưới hướng dẫn của siêu âm, khiến ung thư tuyến giáp thu nhỏ lại.
  • Chăm sóc giảm nhẹ: Đây là dịch vụ chăm sóc y tế chuyên biệt tập trung vào việc giúp bệnh nhân giảm đau và giảm các triệu chứng nghiêm trọng khác.

Xem thêm:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!