NGHỊ LUẬN VỀ RÁC THẢI NHỰA
Dàn ý Nghị luận về rác thải nhựa
I. Mở bài:
Nêu vấn đề: Nhựa là một trong những chất liệu tiện dụng nhất mà con người từng phát minh. Tuy nhiên, ngày nay chúng ta đang phải đối mặt với mối đe dọa từ chính thứ chất liệu này gây nên.
II. Thân bài:
1. Giải thích khái niệm:
- Vật liệu, đặc tính, màu sắc, tác dụng, lịch sử sản xuất,…
+ Nhựa plastic (hay chất dẻo) là các hợp chất cao phân tử, thành phần chủ yếu là các polyme hữu cơ.
+ Trong lịch sử, chất liệu nhựa nhân tạo đầu tiên được sản xuất chính là vinyl clorua năm 1838.
+ Với tính bền, nhẹ, khó vỡ, tiện dụng và màu sắc đa dạng, nhựa được dùng làm túi nilon, chai lọ, ống nước,… len lỏi vào khắp nơi của cuộc sống hiện đại.
+ Khi mới xuất hiện, nhiều người coi đây là một phát minh quan trọng cho cuộc sống. Tuy nhiên, theo thời gian, chúng đã gây ra hàng loạt tác hại lâu dài đối với môi trường và sức khỏe con người.
2. Hiện trạng và hậu quả:
- Lượng tiêu thụ rất lớn.
- Rác thải nhựa đang bị con người vứt bừa bãi, trôi nổi khắp nơi trên thế giới, cả trên đất liền và trên biển, đặt ra một thách thức về vấn đề môi trường.
- Câu hỏi được đặt ra là, vậy phần lớn rác thải từ nhựa sẽ đi đâu? (tái chế, đốt hay nằm trong những bãi rác hoặc bị vứt bừa bãi khắp Trái đất, cả trên đất liền và trên biển).
- Trên đất liền, sự tồn tại của rác thải nhựa trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước, ảnh hưởng sự sinh trưởng của cây trồng. Rác thải nhựa bị vứt bừa bãi xuống ao hồ, sông ngòi gây ra tắc nghẽn, ứ đọng, ổ bệnh.
- Trên biển, rác thải, phế phẩm từ nhựa như chai, lọ, túi nilon theo các dòng hải lưu mà trôi dạt khắp nơi. Điều này đang đặt ra một thách thức về vấn đề môi trường, đe dọa biến Trái đất trở thành “Trái nhựa” theo đúng nghĩa đen.
- Ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của con người và sinh vật.
- Rác thải từ nhựa đặc biệt nguy hiểm đối với sự sống của các sinh vật, trên đất liền và cả trong lòng đại dương.
- Ngoài ra, do thời gian phân hủy rất lâu nên khi rơi xuống biển, rác thải nhựa phủ lên bề mặt và giết chết các quần thể san hô, gây biến dạng hệ sinh thái dưới đáy biển.
- Không chỉ đặt ra mối đe dọa đối với đại dương, rác thải nhựa còn tác động xấu tới sức khỏe con người.
- Làm nghiêm trọng hơn tình trạng nóng lên của Trái Đất.
- Nhựa rất khó phân hủy và tái chế, dù là đốt hay chôn dưới lòng đất.
3. Giải pháp:
Hạn chế sử dụng túi nilon, đồ nhựa sử dụng một lần.
- Tại các nước Châu Âu, người ta tự mang túi của mình và sử dụng lại túi vải khi đi siêu thị để giảm thiểu lượng túi nilon không cần thiết.
- Tái chế: Thay vì vứt chúng ra bãi rác, chúng ta có thể tái tạo không ít thứ thành vật dụng trong nhà. Hoặc tối thiểu, bạn hãy chú ý đến việc phân loại rác để thuận tiện cho việc tái chế chúng tại các cơ sở sau này.
- Nhằm khuyến khích người dân gom nhựa lại để tái chế, tại Thổ Nhĩ Kì, rác thải nhựa có thể dùng để đổi lấy vé tàu.
- Vật liệu thay thế: Đầu tư vào nhựa sinh học để thay thế cho nhựa plastic cũng đang là một hướng đi mới của con người, nhằm hướng đến sự phát triển bền vững,
- Ngoài ra, nhà nước cũng có thể ban hành các đạo luật nhằm hạn chế việc sử dụng nhựa của người dân như áp thuế cao hoặc ban hành lệnh cấm sản xuất, sử dụng nhựa plastic, đặc biệt là các sản phẩm dùng một lần.
4. Liên hệ với thực tế.
III. Kết bài:
Chúng ta phải quan tâm hơn đến hành tinh này trước khi mọi thứ trở nên quá muộn. Hãy cùng chung tay hành động, bởi “Việc thay đổi không đơn giản dựa vào một vài cá nhân. Số ít không thể tạo ra sự khác biệt nhưng khi 100 triệu người quyết định cùng hành động, đó mới thực sự mang đến những tác động mạnh mẽ” (Chris Jordan).
Bài nghị luận mẫu về rác thải nhựa
Mẫu số 1
Rác thải nhựa hay còn được gọi là "Ô nhiễm trắng" là hiểm họa đang rình rập và sẵn sàng giết chết môi trường toàn cầu. Còn gì đáng sợ hơn khi các đồ nhựa được ưa chuộng, được ưu tiên sử dụng thế nhưng khi không còn sử dụng nữa chúng lại đeo bám trong môi trường sống của chúng ta hàng trăm thậm chí hàng nghìn năm. Vấn đề rác thải nhựa cho đến bây giờ vẫn chưa thể giải quyết được, và cũng có thể mất rất lâu nữa để có thể giải quyết triệt để. Mỗi người cần phải nhìn nhận thật rõ về bản chất của nhựa và tác hại của chúng đến môi trường, sức khỏe của chính mình.
Rác thải nhựa là gì? Chúng từ đâu mà có? Các sản phẩm làm từ nhựa khi còn đang sử dụng thì được gọi là sản phẩm nhựa nhưng đến khi sản phẩm nhựa đó không còn sử dụng được nữa và phải bỏ đi thì đó chính là rác thải nhựa. Giống như việc bạn uống nước trong chai nhựa, khi bạn uống hết nước và bỏ chai đi thì lúc đó chai nhựa đựng nước lại thành rác thải nhựa. Việc sử dụng chế phẩm từ nhựa đồng nghĩa với việc thải ra rác nhựa, ngoài chai nhựa còn có nhiều loại như túi nilon, ca cốc nhựa, ống hút nhựa,... đều là những vật dụng quá quen thuộc gần như không thể thiếu của chúng ta. Rác thải nhựa trở thành vấn đề nan giải chính bởi tính chất khó phân hủy, chúng ta dễ dàng tạo ra nhựa nhưng để nhựa tự phân hủy thì phải mất hàng trăm, nghìn năm. Rác thải nhựa còn có khả năng phát tán vi nhựa ra môi trường. Các quốc gia trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang rất đau đầu về tình trạng gia tăng rác thải nhựa và vấn đề xử lý cũng như tái chế rác thải nhựa. Nhu cầu sử dụng càng lớn, nhựa sản xuất ra càng nhiều dẫn đến không thể kiểm soát rác thải nhựa. Trên thế giới mỗi phút có 1 triệu chai nhựa được tiêu thụ thì ở Việt Nam một gia đình sử dụng khoảng 1kg túi nilon/tháng, hàng năm có đến 8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường.
Bất cứ đâu có hoạt động sống của con người thì đều có rác thải nhựa, rác thải nhựa có mặt ở khắp mọi nơi, rất bừa bãi và không được phân loại rõ ràng. Bởi ở nước ta hiện nay cũng như đa số người dân trên thế giới không có thói quen phân loại rác, rác thải nhựa, có đến 4,8 - 12,7 triệu tấn rác thải nhựa đổ ra các đại dương mỗi năm. Ở Việt Nam lĩnh vực tái chế rác thải nhựa chưa phát triển và công nghệ tái chế chậm tiến bộ, xử lý rác thải nhựa chủ yếu vẫn là chôn lấp nhưng vẫn gây ô nhiễm. Đa số các công ty xử lý rác thải nhựa là công ty nhỏ, công nghệ lỗi thời, không thể xử lý trên quy mô lớn. Hậu quả đến từ rác thải nhựa là rất nghiêm trọng, sự tồn tại của rác thải nhựa trong môi trường sẽ ảnh hưởng đến các môi trường khác như môi trường đất, môi trường nước. Ví dụ như túi nilon trong đất làm cho đất không giữ được nước, ngăn cản quá trình hấp thụ dưỡng chất của cây cối; túi nilon vứt xuống ao hồ làm tắc nghẽn, ứ đọng sinh ra nhiều vi khuẩn. Môi trường đất nước ô nhiễm bởi túi nilon ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, nếu đem túi nilon để đốt chúng sẽ sinh ra chất khí độc dioxin và furan rất có hại cho con người khi hít phải như ảnh hưởng tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch. Hàng ngày, hàng giờ rác thải vẫn đang được thải ra, đe dọa đến sinh thái, sức khỏe con người và xa hơn là sự phát triển bền vững trên toàn cầu. Rác thải nhựa tồn tại hàng trăm nghìn năm nếu không xử lý kịp thời Trái Đất sẽ ngập trong rác thải nhựa, mọi môi trường đều bị ô nhiễm bởi rác thải nhựa và con người không thể sinh sống được.
Để giải quyết được vấn đề rác thải nhựa, chúng ta phải đi từ căn nguyên, khởi đầu của rác thải nhựa, nếu không dùng các sản phẩm từ nhựa nữa thì chắc chắn sẽ không thải ra rác thải nhựa. Vì thế mọi người cần thay đổi thói quen sử dụng chế phẩm từ nhựa đặc biệt là các sản phẩm nhựa dùng một lần, thay vào đó hãy dùng sản phẩm từ thủy tinh, sứ, gốm, hợp kim,... Bên cạnh đó nhất định phải phân loại rác thải nhựa với các loại rác thải khác để giúp cho quá trình xử lý rác được tốt hơn. Cần thiết phải tuyên truyền, giáo dục nhận thức về nguy hại của rác thải nhựa, lên án những hành vi xử lý rác thải nhựa không đúng cách, ví dụ như phát động những chiến dịch thu gom rác thải nhựa trên bờ biển. Nhìn ra xa chúng ta cần phải tìm ra được vật liệu thay thế nhựa, có thể là nhựa từ sinh học thay cho nhựa plastic như bây giờ.
Cần chung tay hành động vì một môi trường sống trong lành, bảo vệ môi trường trái đất tránh khỏi những ô nhiễm do rác thải nhựa gây ra. Vấn đề rác thải nhựa có thể giải quyết được hay không tùy thuộc vào ý thức, hành vi và thói quen sử dụng sản phẩm nhựa của bạn. Hãy dừng lại ngay việc sử dụng sản phẩm nhựa một lần, hãy lan tỏa thông điệp này đến bạn bè ở trường lớp, những người xung quanh để bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.
Mẫu số 2
Chúng ta vẫn luôn được giáo dục rằng: “Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta”. Đúng như vậy, môi trường có trong lành, sạch đẹp thì sức khỏe của con người mới có thể được bảo vệ, cải thiện cả về thể chất lẫn tinh thần; trái lại, khi môi trường ô nhiễm, con người cũng sẽ phải gánh chịu những hậu quả hết sức nặng nề. Mặc dù chúng ta gần như đều biết điều đó, nhưng dường như con người vẫn chưa ý thức được hết sự quan trọng của việc bảo vệ môi trường khi rác thải vẫn đang là một vấn đề gây nhức nhối.
Rác thải hiểu một cách đơn giản là những thứ đã qua sử dụng, không còn nhiều giá trị nên bị bỏ đi. Ở Việt Nam cũng như nhiều nơi trên thế giới, vấn đề rác thải vẫn luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu. Trung bình một người Việt Nam thải ra khoảng 200kg rác thải mỗi năm. Chúng ta có thể bắt gặp rác thải bị vứt bừa bãi ở khắp nơi, đặc biệt là sau các sự kiện, lễ hội, đoàn người ra về thường xuyên để lại một “chiến trường” rác thải, hơn nữa đó thường là các loại rác thải nhựa cần đến hàng nghìn năm để phân hủy hoàn toàn. Ngay cả ở những nơi linh thiêng như đền chùa, miếu mạo, vẫn có những người ngang nhiên xả rác bừa bãi. Nghiêm trọng nhất là rác thải từ các nhà máy, xí nghiệp không qua xử lí mà xả thải trực tiếp ra môi trường.
Tiện tay vứt rác không đúng nơi quy định, vì lợi ích kinh tế mà xả rác ra môi trường, những hành động tưởng chừng nhỏ ấy lại gây ra hậu quả khôn lường. Rác thải làm xấu đi rất nhiều bộ mặt đô thị, gây ô nhiễm môi trường nặng nề. Môi trường sống không sạch sẽ là nguyên nhân gây ra và lây truyền hàng loạt các căn bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết, ung thư,…. Rác không qua xử lí xả trực tiếp vào môi trường làm suy giảm nhanh chóng chất lượng đất, nước, không khí. Thật đau lòng khi thấy cảnh tượng thủy hải sản chết hàng loạt, những cơn mưa axit,… do rác thải gây ra. Vấn đề rác thải cũng tiêu tốn hàng trăm tỉ từ ngân sách nhà nước mỗi năm nhằm xử lí rác, cải tạo môi trường.
Nguyên nhân do đâu mà rác thải lại trở thành một vấn đề lớn? Trước hết, đó là do ý thức của người dân còn kém, nhận thức về môi trường chưa cao. Cùng với đó là do công tác tuyên truyền, giáo dục vẫn chưa diễn ra hiệu quả. Không những thế, không ít những doanh nghiệp, công ti sẵn sàng đánh đổi môi trường lấy kinh tế, trực tiếp xả thải các rác công nghiệp vào môi trường nhằm mục đích tiết kiệm, tăng lời. Những con người ấy đang làm cho vấn đề rác thải ngày càng trở nên trầm trọng và gây ra những tác động vô cùng tiêu cực lên môi trường sống của chúng ta, không chỉ hủy hoại tự nhiên mà còn là hủy hoại chính sự sống của con người.
Môi trường là nơi cho ta sự sống. Đã đến lúc con người phải thay đổi, chung tay xử lí vấn đề rác thải nói riêng và tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung. Để giải quyết tình trạng này, cần có sự đồng lòng, cùng nhau hành động từ tất cả mọi người, từ những cơ quan chức năng có thẩm quyền đến những người dân bình thường. Chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra và những hậu quả mà nó để lại, có những biện pháp răn đe, trừng phạt cứng rắn hơn nữa đối với các cá nhân, tổ chức cố tình xả rác bừa bãi, gây ô nhiễm, tăng cường các hoạt động tái chế rác thải; bản thân mỗi người cũng cần tự ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ môi trường, vứt rác đúng nơi quy định, tích cực tham gia các hoạt động tập thể của các tổ chức bảo vệ môi trường,… Chúng ta mạnh mẽ lên án, phê phán những con người vô tâm, vị kỉ, không biết tôn trọng tự nhiên, xả rác tùy tiện, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của cả cộng đồng.
Hãy rèn cho mình một lối sống đẹp, chan hòa với thiên nhiên. Đừng để rác thải hủy hoại cuộc sống của chúng ta và tương lai con cháu của chúng ta sau này, bạn nhé!
Mẫu số 3
Hiện nay, rác thải nhựa đang là mối đe dọa đến môi trường toàn cầu. Những sản phẩm từ nhựa tuy tiện lợi nhưng ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe con người. Đặc biệt, tình trạng ô nhiễm do rác thải nhựa đã đạt tới những con số đáng báo động. Vậy, chúng ta phải làm gì để giảm thiểu rác thải nhựa, bảo vệ hành tinh xanh - sạch - đẹp.
Các sản phẩm, dụng cụ làm từ nhựa rất đa dạng. Gồm có ly nhựa, túi nilon, hạt nhựa, chai, hộp nhựa, hộp đựng thức ăn, ống hút … Bởi tính tiện dụng, giá thành rẻ, dễ gia công, dễ sử dụng và khả năng tái chế cao, các sản phẩm từ nhựa ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất.
Loại rác thải từ nhựa có tuổi thọ rất cao, thậm chí gấp 10 lần chúng ta. Một chiếc túi nilon, một chiếc ống hút nhựa, một chiếc ly nhựa sử dụng 1 lần được sản xuất chỉ trong vài giây, sử dụng vài phút rồi vứt đi. Nhưng thật ra, chúng có thể tồn tại từ 20 năm, 50 năm lên đến 10 thế kỷ. Kinh khủng nhất là chúng không bị loại trừ hoàn toàn khỏi môi trường.
Bên cạnh đó, chất thải nhựa khi đốt bên ngoài môi trường sẽ tạo ra khí thải chứa Dioxin và Furan. Đây là những chất kịch độc, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người.
Sự ra đời của nhựa và các sản phẩm từ nhựa mang lại nhiều lợi ích. Nhưng nhựa cũng chính là tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và môi trường tự nhiên. Lượng rác thải từ sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp và từ các điểm du lịch ngày càng nhiều. Rác thải nhựa đã và đang trở thành vấn nạn lớn của xã hội.
Theo Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO), ước tính Việt Nam có khoảng 8 triệu tấn chất thải nhựa mỗi năm. Đây là những con số vô cùng khủng khiếp, báo động khẩn cấp đến tất cả mọi người, mọi quốc gia trên thế giới. Hậu quả mà rác thải nhựa để lại vô cùng khôn lường. Tất nhiên, hiểm hoạ đại dương do rác thải nhựa là điều không thể tránh khỏi.
Vậy nguyên nhân của vấn đề rác thải nhựa đang ngày càng tăng cao là do đâu? Đâu tiên chính là thói quen lạm dụng nhựa sử dụng 1 lần. Năng lực quản lý yếu kém: Lượng rác thải nhựa quá lớn, trong khi năng lực quản lý chất thải ở Việt Nam còn rất nhiều hạn chế. Điều này càng làm tăng gánh nặng cho môi trường và sức khỏe cộng đồng. Công tác phân loại rác, xử lý rác thải còn hạn chế. Ý thức người dân còn kém: người dân có ý thức kém, chưa nhận thức đúng về mức độ nguy hiểm của ô nhiễm rác thải nhựa đối với môi trường, đặc biệt là môi trường biển.
Để có được một cuộc sống phát triển văn minh, hiện đại, chúng ta còn phải phấn đấu rất nhiều. Trước hết, hãy hạn chế sử dụng những đồ nhựa dùng một lần và túi nilon. Nâng cao tinh thần, trách nhiệm của người dân về vấn đề rác thải. Hãy sống theo tinh thần: Mình vì mọi người, mọi người vì mình. Có như vậy môi trường sống mới trở nên xanh - sạch - đẹp và Trái Đất mới thực sự là ngôi nhà chung đáng yêu của tất cả nhân loại.
Mẫu số 4
Chúng ta vẫn luôn được giáo dục rằng: “Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta”. Đúng như vậy, môi trường có trong lành, sạch đẹp thì sức khỏe của con người mới có thể được bảo vệ, cải thiện cả về thể chất lẫn tinh thần; trái lại, khi môi trường ô nhiễm, con người cũng sẽ phải gánh chịu những hậu quả hết sức nặng nề. Mặc dù chúng ta gần như đều biết điều đó, nhưng dường như con người vẫn chưa ý thức được hết sự quan trọng của việc bảo vệ môi trường khi rác thải vẫn đang là một vấn đề gây nhức nhối.
Rác thải hiểu một cách đơn giản là những thứ đã qua sử dụng, không còn nhiều giá trị nên bị bỏ đi. Ở Việt Nam cũng như nhiều nơi trên thế giới, vấn đề rác thải vẫn luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu. Trung bình một người Việt Nam thải ra khoảng 200kg rác thải mỗi năm. Chúng ta có thể bắt gặp rác thải bị vứt bừa bãi ở khắp nơi, đặc biệt là sau các sự kiện, lễ hội, đoàn người ra về thường xuyên để lại một “chiến trường” rác thải, hơn nữa đó thường là các loại rác thải nhựa cần đến hàng nghìn năm để phân hủy hoàn toàn. Ngay cả ở những nơi linh thiêng như đền chùa, miếu mạo, vẫn có những người ngang nhiên xả rác bừa bãi. Nghiêm trọng nhất là rác thải từ các nhà máy, xí nghiệp không qua xử lí mà xả thải trực tiếp ra môi trường.
Tiện tay vứt rác không đúng nơi quy định, vì lợi ích kinh tế mà xả rác ra môi trường, những hành động tưởng chừng nhỏ ấy lại gây ra hậu quả khôn lường. Rác thải làm xấu đi rất nhiều bộ mặt đô thị, gây ô nhiễm môi trường nặng nề. Môi trường sống không sạch sẽ là nguyên nhân gây ra và lây truyền hàng loạt các căn bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết, ung thư,…. Rác không qua xử lí xả trực tiếp vào môi trường làm suy giảm nhanh chóng chất lượng đất, nước, không khí. Thật đau lòng khi thấy cảnh tượng thủy hải sản chết hàng loạt, những cơn mưa axit,… do rác thải gây ra. Vấn đề rác thải cũng tiêu tốn hàng trăm tỉ từ ngân sách nhà nước mỗi năm nhằm xử lí rác, cải tạo môi trường.
Nguyên nhân do đâu mà rác thải lại trở thành một vấn đề lớn? Trước hết, đó là do ý thức của người dân còn kém, nhận thức về môi trường chưa cao. Cùng với đó là do công tác tuyên truyền, giáo dục vẫn chưa diễn ra hiệu quả. Không những thế, không ít những doanh nghiệp, công ti sẵn sàng đánh đổi môi trường lấy kinh tế, trực tiếp xả thải các rác công nghiệp vào môi trường nhằm mục đích tiết kiệm, tăng lời. Những con người ấy đang làm cho vấn đề rác thải ngày càng trở nên trầm trọng và gây ra những tác động vô cùng tiêu cực lên môi trường sống của chúng ta, không chỉ hủy hoại tự nhiên mà còn là hủy hoại chính sự sống của con người.
Môi trường là nơi cho ta sự sống. Đã đến lúc con người phải thay đổi, chung tay xử lí vấn đề rác thải nói riêng và tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung. Để giải quyết tình trạng này, cần có sự đồng lòng, cùng nhau hành động từ tất cả mọi người, từ những cơ quan chức năng có thẩm quyền đến những người dân bình thường. Chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra và những hậu quả mà nó để lại, có những biện pháp răn đe, trừng phạt cứng rắn hơn nữa đối với các cá nhân, tổ chức cố tình xả rác bừa bãi, gây ô nhiễm, tăng cường các hoạt động tái chế rác thải; bản thân mỗi người cũng cần tự ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ môi trường, vứt rác đúng nơi quy định, tích cực tham gia các hoạt động tập thể của các tổ chức bảo vệ môi trường,… Chúng ta mạnh mẽ lên án, phê phán những con người vô tâm, vị kỉ, không biết tôn trọng tự nhiên, xả rác tùy tiện, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của cả cộng đồng.
Hãy rèn cho mình một lối sống đẹp, chan hòa với thiên nhiên. Đừng để rác thải hủy hoại cuộc sống của chúng ta và tương lai con cháu của chúng ta sau này, bạn nhé!
Mẫu số 5
Là quốc gia đang phát triển, Việt Nam phải đối mặt với nhiều vấn đề về suy thoái, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, đặc biệt là ô nhiễm do rác thải nhựa hay còn gọi là “ô nhiễm trắng”. Lượng rác thải nhựa đang ngày càng gia tăng nếu chúng ta không có các giải pháp hữu hiệu, kịp thời thì những tác động tiêu cực từ rác thải nhựa sẽ trở nên rất nghiêm trọng.
Hiện nay trên thế giới cứ mỗi phút có 1 triệu chai nhựa được bán ra, mỗi năm 5.000 tỷ túi nilon được tiêu thụ. Điều đáng lo ngại là phải mất hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm, các chất thải từ nhựa và nilon mới phân hủy hết, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, đe dọa các hệ sinh thái và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Số lượng rác thải nhựa, túi nilon thải ra tăng dần theo từng năm. Đây là một "gánh nặng" cho môi trường, thậm chí còn dẫn đến thảm họa mà các chuyên gia môi trường gọi là "ô nhiễm trắng".
Rác thải nhựa đang hàng ngày, hàng giờ tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường sống, sức khỏe con người và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Nếu chúng ta không có các giải pháp hữu hiệu, kịp thời thì những tác động tiêu cực của rác thải nhựa sẽ trở nên rất nghiêm trọng.
Để giải quyết những mối đe dọa toàn cầu từ rác thải nhựa và túi nilon, năm 2018, Liên hợp quốc đã phát động chủ đề “Giải quyết ô nhiễm nhựa và ni lông” nhằm tuyên truyền, vận động, kêu gọi mọi người cùng thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe con người.
Nhiều quốc gia trên thế giới đã có những hành động cụ thể để giảm thiểu và cấm sử dụng một số sản phẩm nhựa không thân thiện môi trường. Đồng thời, tăng cường tái chế, tái sử dụng và tuần hoàn chất thải nhựa.
Mẫu số 6
Hiện nay, rác thải nhựa đang là mối đe dọa đến môi trường toàn cầu. Những sản phẩm từ nhựa tuy tiện lợi nhưng ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe con người. Đặc biệt, tình trạng ô nhiễm do rác thải nhựa đã đạt tới những con số đáng báo động. Vậy, chúng ta phải làm gì để giảm thiểu rác thải nhựa, bảo vệ hành tinh xanh - sạch - đẹp.
Các sản phẩm, dụng cụ làm từ nhựa rất đa dạng. Gồm có ly nhựa, túi nilon, hạt nhựa, chai, hộp nhựa, hộp đựng thức ăn, ống hút … Bởi tính tiện dụng, giá thành rẻ, dễ gia công, dễ sử dụng và khả năng tái chế cao, các sản phẩm từ nhựa ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất.
Loại rác thải từ nhựa có tuổi thọ rất cao, thậm chí gấp 10 lần chúng ta. Một chiếc túi nilon, một chiếc ống hút nhựa, một chiếc ly nhựa sử dụng 1 lần được sản xuất chỉ trong vài giây, sử dụng vài phút rồi vứt đi. Nhưng thật ra, chúng có thể tồn tại từ 20 năm, 50 năm lên đến 10 thế kỷ. Kinh khủng nhất là chúng không bị loại trừ hoàn toàn khỏi môi trường.
Bên cạnh đó, chất thải nhựa khi đốt bên ngoài môi trường sẽ tạo ra khí thải chứa Dioxin và Furan. Đây là những chất kịch độc, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người.
Sự ra đời của nhựa và các sản phẩm từ nhựa mang lại nhiều lợi ích. Nhưng nhựa cũng chính là tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và môi trường tự nhiên. Lượng rác thải từ sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp và từ các điểm du lịch ngày càng nhiều. Rác thải nhựa đã và đang trở thành vấn nạn lớn của xã hội.
Theo Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO), ước tính Việt Nam có khoảng 8 triệu tấn chất thải nhựa mỗi năm. Đây là những con số vô cùng khủng khiếp, báo động khẩn cấp đến tất cả mọi người, mọi quốc gia trên thế giới. Hậu quả mà rác thải nhựa để lại vô cùng khôn lường. Tất nhiên, hiểm hoạ đại dương do rác thải nhựa là điều không thể tránh khỏi.
Vậy nguyên nhân của vấn đề rác thải nhựa đang ngày càng tăng cao là do đâu? Đâu tiên chính là thói quen lạm dụng nhựa sử dụng 1 lần. Năng lực quản lý yếu kém: Lượng rác thải nhựa quá lớn, trong khi năng lực quản lý chất thải ở Việt Nam còn rất nhiều hạn chế. Điều này càng làm tăng gánh nặng cho môi trường và sức khỏe cộng đồng. Công tác phân loại rác, xử lý rác thải còn hạn chế. Ý thức người dân còn kém: người dân có ý thức kém, chưa nhận thức đúng về mức độ nguy hiểm của ô nhiễm rác thải nhựa đối với môi trường, đặc biệt là môi trường biển.
Để có được một cuộc sống phát triển văn minh, hiện đại, chúng ta còn phải phấn đấu rất nhiều. Trước hết, hãy hạn chế sử dụng những đồ nhựa dùng một lần và túi nilon. Nâng cao tinh thần, trách nhiệm của người dân về vấn đề rác thải. Hãy sống theo tinh thần: Mình vì mọi người, mọi người vì mình. Có như vậy môi trường sống mới trở nên xanh - sạch - đẹp và Trái Đất mới thực sự là ngôi nhà chung đáng yêu của tất cả nhân loại.
Mẫu số 7
Báo cáo của Liên hợp quốc cho thấy, mỗi năm trên toàn thế giới sử dụng khoảng 500 tỷ chai nhựa, hơn 500 tỷ túi ni-lông. Lượng rác thải nhựa đủ để phủ kín gấp bốn lần diện tích bề mặt Trái đất, trong đó 13 triệu tấn rác nhựa thải ra đại dương. Việc lạm dụng sử dụng túi ni-lông khó phân hủy, các sản phẩm nhựa, nhất là đồ nhựa dùng một lần đã và đang để lại những hậu quả khôn lường với môi trường.
Theo một số nghiên cứu, trung bình để phân hủy hoàn toàn các chất thải từ nhựa và nilon phải mất hàng trăm năm. Chất thải nhựa nilon khi đốt sẽ tạo ra khí thải tồn tại lâu dài trong môi trường, ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe con người; rác thải nhựa nằm rất nhiều dưới đáy đại dương và sẽ trở thành một phần thức ăn đầu độc các sinh vật biển.
Đáng lo ngại, ô nhiễm nhựa gây thiệt hại to lớn cho môi trường và hệ sinh thái như rác thải nhựa bóp nghẹt dòng chảy của các dòng sông, gây phá hủy, hoặc suy giảm đa dạng sinh học. Nhiều loại sinh vật bị chết do vướng vào lưới đánh cá bị mất, hoặc bị bỏ lại trên các đại dương, cũng như ăn nhầm nhựa do nhầm lẫn với thức ăn. Các hạt vi nhựa có lẫn trong nước biển có khả năng hấp thụ các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy có sẵn trong nước biển và trầm tích biển. Các hạt này theo chuỗi thức ăn sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh lý cho các loài sinh vật bậc cao hơn, bao gồm cả con người. Việt Nam đang đứng thứ 17 trong số 109 quốc gia có mức độ ô nhiễm rác thải nhựa lớn nhất trên thế giới. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có lượng rác thải nhựa ra đại dương nhiều nhất thế giới.
Bên cạnh việc phải giải quyết những vấn đề về môi trường, biến đổi khí hậu, thì rác thải nhựa, ô nhiễm nhựa đang trở thành một trong những thách thức lớn nhất mà con người phải đối mặt. Vì vậy, Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn (tuần thứ ba tháng 9 hằng năm) năm 2019, được Liên hợp quốc tập trung vào vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa bằng việc khuyến khích tất cả các quốc gia và địa phương cùng nhau hành động chống ô nhiễm rác thải nhựa.
Nhiều quốc gia trên thế giới đang nỗ lực để loại bỏ ô nhiễm do rác thải nhựa. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về tác hại của chất thải nhựa, túi ni-lông đối với kinh tế - xã hội, môi trường và sức khỏe con người; xây dựng các giải pháp hữu hiệu nhằm giảm tiêu thụ, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa đến cộng đồng và người dân. Các doanh nghiệp, siêu thị, chợ, trung tâm thương mại sử dụng các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường, từng bước giảm đến mức thấp nhất, hạn chế sản phẩm nhựa dùng một lần, khó phân hủy; tổ chức sản xuất các sản phẩm thay thế các sản phẩm nhựa dùng một lần bằng các sản phẩm thân thiện với môi trường bảo đảm chất lượng, kỹ thuật và quy định của pháp luật...
Mỗi người dân phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia, tổ chức các hoạt động chống rác thải nhựa bằng các sáng kiến và hành động cụ thể, thiết thực. Thay đổi thói quen, nói không với các sản phẩm nhựa sử dụng một lần, túi ni-lông thông qua việc mua sắm, trong sinh hoạt, làm việc, lao động thường ngày; sử dụng thay thế bằng các loại sản phẩm thân thiện với môi trường. Tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ môi trường tại nơi sinh sống bằng những hành động nhỏ nhất như phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải, sử dụng tiết kiệm nguyên, nhiên liệu; lên án kịp thời những hành vi gây ô nhiễm môi trường, thói quen sử dụng lãng phí tài nguyên, năng lượng…
Mẫu số 8
Mỗi người ai cũng muốn làm đẹp cho mình. Những tòa nhà, thành phố hay đất nước cũng vậy. Nhưng vô hình chung, chúng ta đang làm xấu đi hình ảnh của chính những con đường, khu phố và đất nước mình đang ở bằng những rác thải hằng ngày. Rác thải đã trở thành một trong những vấn đề đáng quan tâm của xã hội hiện nay.
Rác thải có thể hiểu đơn giản là những thứ không còn dùng đến nữa được người ta bỏ đi. Ai cũng có thể định nghĩa được về rác nhưng về những cách phân loại rác thì không phải ai cũng biết. Tùy theo những tiêu chí khác nhau sẽ có các loại rác khác nhau: như chia theo nguồn gốc phát sinh có: rác thải rắn sinh hoạt, dịch vụ, rác xây dựng, rác thải dịch vụ và rác thải y tế; chia theo thành phần có rác thải vô cơ và hữu cơ, tái chế. Đây là những cách phân loại phổ biến trong cuộc sống.
Thực trạng xử lí rác thải đang là vấn đề đáng quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Theo những số liệu được công bố năm 1900, đã có khoảng 220 triệu người sống ở các thành phố, phát sinh ra ít nhất 300.000 tấn chất thải rắn, bao gồm rác thực phẩm, bao bì và các vật dụng gia đình khác. Một trăm năm sau, hơn 2,9 tỷ người sống ở các thành phố và tạo ra hơn 3 triệu tấn rác thải mỗi ngày. Hiệp hội Chất thải rắn quốc tế (ISWA) báo cáo nêu bật “tình trạng khẩn cấp toàn cầu” đối với số lượng rác thải ra ảnh hưởng đến cuộc sống.
Trong tình trạng chung của thế giới, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có tình trạng rác thải đáng lo ngại nhất. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới trên 109 quốc gia chỉ ra rằng Việt Nam đứng thứ 17 trên bảng "thành tích" về rác thải nhựa. Không cần những con số ấy ta vẫn có thể nhận thấy qua hình ảnh rác ở Việt Nam. Khi bạn ra đường, rất khó để có thể không nhìn thấy bãi rác nào ở trên đường: những bao rác thải ngay cạnh những khu dân cư đông người, những bệnh viện, công trình; những bãi rác ngay bên chợ và cả những nơi ngập rác chưa được xử lí tại một khu xử lí rác cách đó chẳng bao xa. Ở những khu vui chơi, những lon nước ngọt, những vỏ bánh kẹo vứt la liệt ở mọi nơi, ngay cả gần thùng rác. Rồi ở gần Tháp Rùa, chẳng thấy cụ rùa đâu mà chỉ toàn rác ngập nước. Đó là ở đất liền, ra đến ngoài biển, người ta đã quen với cảnh biển đầy nhựa thay vì cá. Những rác thải sinh hoạt từ người du lịch, dân cư gần đó, những tàu đi đánh bắt cùng với rác thải của những khu công nghiệp xả thẳng ra biển mà chưa qua xử lí giờ không đủ để người dân bất ngờ mà chỉ lắc đầu ngán ngẩm. Rác tràn lan ở khắp mọi nơi: từ thành thị đến nông thôn, từ đất liền ra biển. Nó được xử lí hoặc không, nếu được xử lí cũng chỉ là đốt hoặc chôn xuống đất- những cách làm chỉ gia tăng thêm sự ô nhiễm. Có thể thấy người dân hiện nay vẫn chưa nhận thức được việc vứt rác và xử lí rác sao cho hợp lí.
Hậu quả của việc vứt rác không đúng chỗ, xử lí rác không theo quy định, không phải tìm đâu xa, mọi người dân đều nhận thức được. Cảnh quan nhà cửa, đường phố hẳn không thể đẹp khi có những bãi rác bẩn thỉu, hôi thối. Nhất là với một đất nước du lịch như Việt Nam, việc giữ gìn mĩ quan lại càng cần thiết. Ta đã thấy rõ những con số về người du lịch giảm đi vì môi trường ô nhiễm ở những vùng biển Vũng Tàu, Sầm Sơn, … Việc rác thải lâu ngày không được xử lí sẽ phát sinh ra nhiều virus và vi khuẩn gây bệnh, dễ gây những bệnh hô hấp cho con người. Thực tế chỉ ra, những nơi không có hệ thống vệ sinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh về da, hô hấp cao hơn những nơi còn lại. Và rác thải- một thách thức lớn không kém gì biến đổi khí hậu. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm khi rác không được xử lí đúng: những chất không phân hủy được chôn xuống đất gây ô nhiễm đất, nguồn nước, khi đốt lại gây ra khí độc làm ô nhiễm không khí và hại cho sức khỏe. Biển đã bị biến đổi, sinh vật biển không thể sống bởi hàng tấn rác thải trên mặt nước. Việc thủy, hải sản chết hàng loạt do nguồn nước ô nhiễm đã ảnh hưởng không nhỏ đến những người chăn nuôi, đánh bắt. Việc thu gom và xử lí rác đã chiếm một khoản không nhỏ trong ngân sách địa phương và quốc gia nhưng vẫn không có hiệu quả gì.
Không khó để chúng ta đưa ra những nguyên nhân của vấn đề này. Đầu tiên, phải nói về ý thức của người dân. Sự thiếu ý thức của người dân về việc vứt rác đúng nơi quy định, phân loại rác cũng như chưa ý thức được tác hại của sự việc. Mặt khác, họ rất ít khi được phổ biến hay giáo dục về những cách phân loại rác ở các cơ quan hay nơi mình ở. Thụy Điển trở thành một quốc gia sạch nhất thế giới, thậm chí phải nhập khẩu … rác là nhờ ngay trong gia đình, họ cũng có ý thức phân loại rác thành các phần: có thể và không thể tái chế để giúp ích cho quá trình xử lí và tái chế rác. Ở nước ta, vẫn chưa có những nhà máy xử lí và tái chế rác, hình thức xử lí vẫn còn đơn sơ vừa gây hại môi trường, vừa rất lãng phí. Những hoạt động tuyên truyền vẫn chưa phổ biến, chưa tác động trực tiếp tới người dân.
Đã đến lúc chúng ta phải giải cứu cho môi trường, cho chính cuộc sống chúng ta! Một vài giây để vứt rác đúng chỗ, một phút để rác đúng phân loại của nó và một lời nhắc nhở dành cho mọi người để vứt rác đúng chỗ. Những thói quen tốt được hình thành từ những điều nhỏ nhặt ấy. Thay vì phải bỏ ra hàng tỉ đồng để dọn rác và xử lí ô nhiễm, chính phủ có thể tăng mạnh biện pháp tuyên truyền ý thức và xử phạt với những người, tổ chức thiếu ý thức. Một chiếc thùng rác xinh xắn với dòng chữ “Hãy cho tôi rác” đặt thường xuyên trên hè phố, trong các tòa nhà sẽ gây được sự chú ý. Những việc ấy, không có gì là khó cả.
Các cụ thường dạy: “nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”. Sống trong một môi trường sạch đẹp, thoáng mát vẫn tốt hơn, phải không nào?
Mẫu số 9
Xã hội ngày càng phát triển nhờ những tiến bộ của khoa học kĩ thuật. Cuộc sống của con người được trợ giúp nhiều hơn nhờ các loại máy móc tân tiến. Tuy nhiên, kéo theo đó là một số hệ lụy mà chúng ta không thể coi thường. Và một trong số đó là vấn đề rác thải, ô nhiễm môi trường. Có thể nói, hiện nay, đây là một vấn đề được toàn xã hội quan tâm, tuy nhiên, không phải ai cũng có những hành động đúng đắn để bảo vệ môi trường và hạn chế những vấn đề rác thải.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta đang thải ra ngoài môi trường rất nhiều loại rác thải. Nếu như tất cả các loại rác thải ấy được để hết vào thùng rác để đưa về nhà máy rác xử lí thì môi trường của chúng ta đã bớt ô nhiễm. Nhưng thực trạng cho thấy, trong rất nhiều tình huống hàng ngày, chúng ta đang vô tình hoặc cố tình xả rác bừa bãi ra ngoài môi trường.
Ở Bờ Hồ, trên bờ và cả dưới nước đều có rất nhiều vỏ chai, vỏ lon và túi ni lông mặc dù xung quanh có các thùng rác. Rác thải đặc biệt là rác thải nhựa đang là vấn đề nhức nhối. Có rất nhiều người có thể vô tình, hoặc cố tình xả rác ngay tại chỗ, vì lười đi ra thùng rác. Nhưng dù sao, đó cũng là những hành động vô ý thức, gây mất mĩ quan và ô nhiễm môi trường. Ở Bờ Hồ, đã có rất nhiều lần cụ rùa phải ngoi lên vì khó thở. Việc làm ô nhiễm môi trường sẽ làm cho môi trường sinh thái cũng bị ảnh hưởng theo. Ngay cả ở các khu du lịch, có rất nhiều các thùng rác, biển cấm xả rác, nhưng vẫn có những người khách du lịch có vẻ vẫn không quan tâm đến việc này cho lắm. Họ vẫn “tiện tay” vứt rác khắp mọi nơi, khiến cho những nơi đang đẹp đẽ lại trở nên xấu đi bởi sự điểm xuyết của túi ni lông, của vỏ chai. Việt Nam chúng ta có rất nhiều những khu du lịch đẹp, thế nhưng đang bị tàn phá dần dần bởi sự vô ý thức của một số người khách tham quan.
Trong các trường học, hiện tượng xả rác bừa bãi cũng rất phổ biến. Các bạn học sinh thản nhiên vứt những tờ giấy không dùng đến hay vỏ hộp đồ ăn vào ngăn bàn mà không chịu đem ra thùng rác vứt. Có nhiều bạn thậm chí còn để đồ ăn thừa vào trong ngăn bàn. Và chỉ một vài ngày sau, đồ ăn đó bị hỏng, mốc, sẽ bốc mùi gây ảnh hưởng đến không khí của cả phòng học. Bài học vứt rác đúng nơi quy định là một bài học mà mỗi chúng ta đều được học từ những ngày đầu tiên cắp sách đến trường, và được thầy cô, người lớn nhắc nhở rất nhiều. Vậy mà vẫn còn rất nhiều bạn làm không đúng, dẫn đến rất nhiều rác thải trong môi trường học tập của lớp.
Ngay cả ở nông thôn, nơi mà vẫn được chúng ta vẫn coi là một nơi có bầu không khí rất trong lành. Tuy nhiên, càng ngày, vùng nông thôn lại càng bị ô nhiễm nặng nề. Một phần do ở nông thôn, mọi người vẫn chưa có nhiều ý thức bảo vệ môi trường. Rác thải thường chỉ được đổ tập trung tại một nơi gần nhà, hoặc vứt bừa ra đường chứ chưa có nhiều thùng rác. Hơn nữa, ở nông thôn, còn có rất nhiều các loại rác thải hóa học. Người nông dân sau khi sử dụng phân bón hóa học xong không vứt bao bì, chai lọ đựng phân bón ra ngay bờ ruộng chứ không vứt vào thùng rác. Lâu dần, những mảnh chai lọ có thể gây bị thương cho người khác, chất hóa học dư thừa sẽ ngấm vào đất gây ra những tác hại rất lớn như ngấm vào gây ô nhiễm nguồn nước.
Nguyên nhân của tình trạng rác thải bị xả bừa bãi hiện nay là gì? Thứ nhất, đó là do ý thức của người dân chưa tốt. Mọi người thường có tâm lí rằng, vứt một chút rác ra đường thì đâu có sao. Thế nhưng, họ không biết rằng, mỗi người một chút, hơn bảy tỉ người trên thế giới, sẽ khiến Trái đất của chúng ta trở thành hành tinh rác nếu như đống rác thải ấy không được xử lí kịp thời. Thứ hai, đó là do người dân chưa ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Đây cũng là hậu quả của việc các cơ quan có thẩm quyền chưa tuyên truyền, giáo dục đúng cách. Vì thế, đa số người dân vẫn chưa quan tâm nhiều đến việc bảo vệ môi trường, cũng như chưa quan tâm đến việc bỏ rác vào đúng nơi quy định. Hơn nữa, hệ thống xử lí rác thải của nước ta còn lạc hậu, nên chưa xử lí được triệt để rác thải.
Vậy, làm thế nào để chúng ta có thể hạn chế được việc thải rác ra môi trường, cũng như hạn chế việc mọi người xả rác vô ý thức?
Đầu tiên, phải nâng cao ý thức của mỗi người dân. Người dân có ý thức thì sẽ hạn chế được việc vứt rác bừa bãi, không đúng nơi quy định. Hơn nữa, chúng ta cần khuyến khích việc tái sử dụng túi nilon, sử dụng nhiều các túi hữu cơ để có thể bảo vệ môi trường. Túi nilon khi không được xử lí trong các nhà máy mà chỉ bị chôn xuống đất thì sẽ rất khó phân hủy, và gây hại cho đất. Các cơ quan có thẩm quyền cũng cần thắt chặt và xử phạt thật nặng đối với những đối tượng vi phạm. Chỉ có như thế, vấn đề rác thải mới có thể giảm được phần nào.
Rác thải đang càng ngày càng nhiều, việc tuyên truyền và nâng cao ý thức người dân cũng được thực hiện ngày một tốt hơn. Đó là một dấu hiệu rất tốt. Mỗi người chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường và bảo vệ chính cuộc sống của mình. Rác thải - một ngày nào đó sẽ trở thành vấn nạn gây ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của chúng ta. Hãy ý thức hơn, để Trái đất trở lại thành hành tinh xanh nhưng cái tên của nó.
Mẫu số 10
Con người đang phụ thuộc rất lớn vào nhựa. Năm 1950, sản lượng nhựa toàn cầu chỉ khoảng 2 triệu tấn mỗi năm, còn hiện tại, con số ấy đã tăng lên 330 triệu tấn. Rác thải nhựa đang bị con người vứt bừa bãi, trôi nổi khắp nơi trên thế giới, cả trên đất liền và trên biển, đặt ra một thách thức về vấn đề môi trường. Câu hỏi được đặt ra là, vậy phần lớn rác thải từ nhựa sẽ đi đâu? Theo các số liệu, đến năm 2015, đã có khoảng 6.300 triệu tấn chất thải nhựa được con người tạo ra.
Tuy nhiên, chỉ 9% trong số đó có thể tái chế, 12% bị đốt và 79% nằm trong những bãi rác hoặc bị vứt bừa bãi khắp Trái đất, cả trên đất liền và trên biển. Trên đất liền, sự tồn tại của rác thải nhựa trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước, làm thay đổi tính chất vật lí của đất, gây xói mòn, làm cho đất không giữ được nước, ảnh hưởng sự sinh trưởng của cây trồng. Bên cạnh đó, rác thải nhựa bị vứt bừa bãi xuống ao hồ, sông ngòi gây ra tắc nghẽn, ứ đọng, ổ bệnh.Trên biển, rác thải, phế phẩm từ nhựa như chai, lọ, túi nilon theo các dòng hải lưu mà trôi dạt khắp nơi.
Theo các chuyên gia ước tính, hiện nay, 33,5 triệu tấn rác thải nhựa đang lênh đênh trên đại dương, và mỗi một dặm vuông (khoảng 2,6 km vuông) nước biển có khoảng 46.000 phế phẩm từ nhựa trôi nổi. Con số này vẫn đang gia tăng một cách đáng sợ. Chỉ tính riêng dòng hải lưu Bắc Thái Bình Dương trong 40 năm qua, lượng phế thải nhựa gia tăng tới 100 lần. Theo thống kê của Liên hợp quốc, ước tính đến năm 2050, nhựa trong đại dương sẽ nhiều hơn cả cá. Và nếu nối tất cả rác thải từ nhựa được con người vứt bừa bãi trong một năm thành một sợi dây thì độ dài của sợi dây ấy có thể quấn quanh Trái đất tới 4 vòng.
Cũng theo báo cáo của Liên hiệp quốc, Việt Nam xếp thứ 17 trong 109 quốc gia có mức độ ô nhiễm rác nhựa lớn trên thế giới. Điều này đang đặt ra một thách thức về vấn đề môi trường, đe dọa biến Trái đất trở thành “Trái nhựa” theo đúng nghĩa đen.Rác thải từ nhựa cũng đặc biệt nguy hiểm đối với sự sống của các sinh vật, trên đất liền và cả trong lòng đại dương. Chúng không phân biệt được đâu là thức ăn, đâu là rác thải từ nhựa. Xác một con cá nhà táng vừa được phát hiện tại Indonesia, trong dạ dày nó có chứa: 115 ly nhựa, 25 chiếc túi nhựa, 4 chai nhựa, 4 đôi dép kẹp và hơn 1000 mảnh nhựa. Không khó để tìm kiếm những hình ảnh sinh vật chết do ăn phải nhựa hoặc bị mắc kẹt vào nhựa dẫn đến biến dạng cơ thể trên internet. Ngoài ra, do thời gian phân hủy rất lâu nên khi rơi xuống biển, rác thải nhựa phủ lên bề mặt và giết chết các quần thể san hô, gây biến dạng hệ sinh thái dưới đáy biển.
Không chỉ đặt ra mối đe dọa đối với đại dương, rác thải nhựa còn tác động xấu tới sức khỏe con người. Nhựa phân rã thành vi nhựa, và những vi nhựa này được hấp thụ bởi các loài khác nhau, ví dụ như sinh vật phù du, các loài cá và các loài chim… Con người nằm ở đỉnh chuỗi thức ăn này. Đại diện thường trực của Na Uy tại Liên Hợp Quốc Mari Skare phát biểu: “Cá ăn nhựa và con người ăn cá, vì vậy chúng ta có một vấn đề”. Bạn có biết: Nếu bạn ăn cá mỗi bữa cơm thì số lượng hạt vi nhựa bạn ăn vào người là 11.500 hạt / năm; nếu bạn thích ăn nghêu / hàu - thì mỗi con chứa tối thiểu 8 hạt vi nhựa trong phần thịt; ở cấp tế bào, mỗi một tế bào trong lòng đại dương chứa khoảng 8 phân tử nhựa; độc tố từ nhựa được nhiễm vào mô mỡ của các loài động vật mà chúng ta ăn hàng ngày, và đương nhiên con người cũng chịu ảnh hưởng tương tự.
Tuy vậy, làm sao để để xóa sổ toàn bộ số lượng nhựa, túi nilon khổng lồ này lại là điều không hề dễ dàng. Thời gian phân rã của các phế phẩm từ nhựa luôn xếp top đầu trong số các loại rác thải, khoảng 350 - 1.000 năm nếu chôn dưới lòng đất. Cần phân biệt rõ, phân rã và phân hủy là hai quá trình hoàn toàn khác nhau. Phân hủy là quá trình vi sinh vật tiêu hóa và biến nó thành các phân tử hữu cơ, phục vụ cho sự sống mới. Trong khi đó, phân rã là quá trình chia vật lớn thành những vật nhỏ hơn. Các vi khuẩn rất khó để ăn được nhựa. Cơ bản nhựa không bị tiêu hủy mà chỉ bị cắt nhỏ, những mảnh nhựa lớn sẽ bị rã ra thành vi nhựa theo thời gian.Chúng ta có thể nhìn thấy và cảm nhận được tác hại của rác thải trên đất liền, ngoài đại dương và khắp mọi nơi.
Con người đang đánh đổi sự tiện lợi trước mắt lấy những thiệt hại lâu dài về môi trường cũng như tương lai Trái đất. Chưa bao giờ, việc loại bỏ vật dụng này khỏi cuộc sống lại cấp thiết như hiện nay. Với những con số đáng báo động, chúng ta cần phải nâng cao nhận thức và hành động của cả cộng đồng và cá nhân để đối phó với vấn đề này. Rác thải nhựa đang hàng ngày, hàng giờ tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường sống, sức khỏe con người và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Nếu chúng ta không có các giải pháp hữu hiệu, kịp thời thì những tác động tiêu cực của rác thải nhựa sẽ trở nên rất nghiêm trọng.
Để giải quyết những mối đe dọa toàn cầu từ rác thải nhựa và túi nilông, năm 2018, Liên hợp quốc đã phát động chủ đề “Giải quyết ô nhiễm nhựa và ni lông” nhằm tuyên truyền, vận động, kêu gọi mọi người cùng thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe con người. Nhiều quốc gia trên thế giới đã có những hành động cụ thể để giảm thiểu và cấm sử dụng một số sản phẩm nhựa không thân thiện môi trường. Đồng thời, tăng cường tái chế, tái sử dụng và tuần hoàn chất thải nhựa.
Mẫu số 11
Rác thải đang được gọi là vấn đề đáng lo ngại của nước ta hiện nay bởi đi đâu ta cũng bắt gặp được những túi rác bên đường, trên vỉa hè hay ở trên mặt hồ công cộng. Và vì thế mà môi trường chúng ta sống ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng. Các bạn nghĩ gì về hiện tượng này. Hiện nay rác thải đang trở thành vấn đề cấp thiết của xã hội khi ở đâu ta cũng bắt gặp những túi rác vứt đầy đường trên vỉa hè. Ở những nơi công cộng người dân càng không có ý thức khi vứt rác, vỏ bánh kẹo ngay đó mà thùng rác cách họ không xa. Một số nơi công cộng sau những dịp lễ tết hay hội chợ lại trở thành những đống rác vứt tràn lan. Thật khủng khiếp khi chứng kiến cảnh tượng này. Hay ở công viên nơi vui chơi giải trí của mọi người với những đồ ăn nhanh, đồ uống, kem nhưng ăn xong thì họ lại tiện tay vứt luôn xuống đất mà không suy nghĩ gì mặc dù đó là nơi công cộng có nhiều người qua lại. Hay một số người lại có những hành động vô văn hóa khi đang ở nơi công cộng. Những hành động đó xuất phát từ ý thức của mỗi người. Môi trường là nơi chúng ta sống nhưng lại không biết bảo vệ nó mà làm cho nó ngày càng ô nhiễm bởi chính hành động của mình. Hành động đó là do chúng ta đã quá chủ quan, đã không hiểu hết được tầm quan trọng của môi trường với cuộc sống của mình. Mọi người chỉ biết học đòi thấy người khác vứt rác là mình cũng vứt rác. Chúng ta ngày nay thật ích kỉ chỉ biết nghĩ đến lợi ích của bản thân, coi trọng tài sản của mình hơn sự sạch sẽ của nơi mình ở. Có thể nói rằng vứt rác bừa bãi không chỉ là hành vi không đẹp mà còn gây ra hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến môi trường và đời sống con người. Đây là nành động sai cần lên án và phê phán để hạn chế chấm dứt tình trạng vứt rác bừa bãi.
Mẫu số 12
Hành tinh xanh của chúng ta đang phải chống chọi với rất nhiều vấn nạn mà chúng ta đang không thể nào giải quyết được. Rác thải và đặc biệt là rác thải nhựa đang lại một vấn nạn mà chưa quốc gia nào có cách giải quyết. Chúng ta ngày nào cũng phải nghe những thông tin rất nhiều rác thải nhựa được vứt ngoài bãi biển, khiến cho các loài động vật dưới biển ăn phải. Hàng ngày chúng ta gặp không biết bao nhiêu người sử dụng những túi ni lông, cốc nhiệt, các chai lọ,... Đất nước càng phát triển khiến cho con người ta luôn tìm đến những thứ gì đó tiện lợi mà những vật dụng khác thì sẽ tìm và không có nhiều như đồ nhựa. Rác thải nhựa là những chất không được phân hủy trong nhiều môi trường. Bao gồm nhiều loại chai lọ, túi đựng hay đồ chơi cũ… Chất thải ni lông gồm các bao bì bằng nhựa polyethylene (PE) sau khi sử dụng trở thành rác thải. Rác thải để lại hậu quả lâu dài nhất chính là nhựa, vì chúng rất khó phân hủy nhưng lại dễ sản xuất. Loại rác thải này có tuổi thọ cao hơn chúng ta rất nhiều, thậm chí gấp 10 lần chúng ta. Một ví dụ điển hình là chai nhựa đựng nước bạn uống hằng ngày chẳng hạn, chúng có thể tồn tại lên đến 10 thế kỷ. Và khi chúng bị phân rã không có nghĩa là đã bị loại trừ hoàn toàn, chỉ là từ một mảnh lớn bây giờ chúng tách thành những mảnh nhỏ xíu và tiếp tục phá hủy đại dương từng chút một. Những mối hại như vậy, cần cả nhân loại chung tay góp sức để giảm thiểu chúng, đây không phải là trách nhiệm của một ai, một tổ chức nào mà là tất cả mỗi chúng ta. Trả lại một hành tinh xanh, sạch, đẹp.
Mẫu số 13
Là quốc gia đang phát triển, Việt Nam phải đối mặt với nhiều vấn đề về suy thoái, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, đặc biệt là ô nhiễm do rác thải nhựa hay còn gọi là “ô nhiễm trắng”. Lượng rác thải nhựa đang ngày càng gia tăng nếu chúng ta không có các giải pháp hữu hiệu, kịp thời thì những tác động tiêu cực từ rác thải nhựa sẽ trở nên rất nghiêm trọng. Hiện nay trên thế giới cứ mỗi phút có 1 triệu chai nhựa được bán ra, mỗi năm 5.000 tỷ túi nilon được tiêu thụ. Điều đáng lo ngại là phải mất hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm, các chất thải từ nhựa và nilon mới phân hủy hết, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, đe dọa các hệ sinh thái và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Số lượng rác thải nhựa, túi nilon thải ra tăng dần theo từng năm. Đây là một "gánh nặng" cho môi trường, thậm chí còn dẫn đến thảm họa mà các chuyên gia môi trường gọi là "ô nhiễm trắng". Rác thải nhựa đang hàng ngày, hàng giờ tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường sống, sức khỏe con người và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Nếu chúng ta không có các giải pháp hữu hiệu, kịp thời thì những tác động tiêu cực của rác thải nhựa sẽ trở nên rất nghiêm trọng. Để giải quyết những mối đe dọa toàn cầu từ rác thải nhựa và túi nilon, năm 2018, Liên hợp quốc đã phát động chủ đề “Giải quyết ô nhiễm nhựa và ni lông” nhằm tuyên truyền, vận động, kêu gọi mọi người cùng thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe con người. Nhiều quốc gia trên thế giới đã có những hành động cụ thể để giảm thiểu và cấm sử dụng một số sản phẩm nhựa không thân thiện môi trường. Đồng thời, tăng cường tái chế, tái sử dụng và tuần hoàn chất thải nhựa.
Mẫu số 14
Mẫu số 15
Bao bì ni lông được sử dụng nhiều trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều dùng vì sự tiện lợi của nó mà không hề biết hậu quả mà nó ảnh hưởng rất lớn đối với môi trường và sức khỏe con người.
Ta không quá khó để tìm thấy một bao bì ni lông trên khắp mọi nơi. Quanh các khu chợ người mua kẻ bán đều dùng túi ni lông để đựng hàng hoá của mình. Các khu dân tập kết rất nhiều rác thải túi ni lông do các hộ gia đình sử dụng. Mua cá, mua thịt dùng túi ni lông để đựng, mua rau, mua quả cũng sử dụng túi ni lông, mua trà sữa, cà phê, nước uống mang về cũng không thể thiếu túi ni lông. Dường như, nó trở thành một vật dụng tất yếu phục vụ đời sống con người. Theo con số điều tra gần đây, trung bình cứ một người bán thịt một ngày dùng 1kg túi ni lông, một khu chợ xép nhỏ hàng ngày cũng thải ra đến 300kg túi ni lông. Theo thống kê của Liên Hợp Quốc trung bình cứ một người thì một ngày sử dụng tám túi ni lông, một phút có khoảng một triệu túi ni lông được dùng, một năm khối lượng túi mà còn người thải ra đủ đề bao quanh trái đất bốn lần với con số lên đến vài trăm tỉ chiếc túi . Ở Việt Nam, khắp các nơi từ thành thị đến nông thôn, lượng rác thải từ túi ni lông thải ra vô cùng lớn, đặc biệt tại hai thành phố lớn tập trung đông dân cư là Hồ Chí Minh, Hà Nội mỗi ngày thải ra hàng trăm tấn túi ni lông.
Đặc biệt, đáng báo động là tình trạng người dân vứt túi ni lông vô tội vạ khắp nơi, ngang đâu vứt đấy gây nghiêm trọng. Tác hại của túi ni lông đến môi trường là vô cùng lớn. Đặc tính của loại túi này là khả năng phân hủy trong môi trường không cao, chúng phải mất hàng nghìn năm mới có thể tự phân hủy được. Bởi vậy, khi chúng bị thải ra môi trường gây ngăn cản sự sinh trưởng của các loài thực vật, hạn chế khả năng hấp thụ dinh dưỡng từ môi trường của cây trồng dẫn đến năng suất thấp, thậm chí cây trồng có thể bị bệnh và chết khi chưa ra hoa, kết quả. Đồng thời, ở một số nơi lượng rác thải quá lớn, cỏ cây bị ngăn cản không có khả năng bám chặt vào đất dẫn đến tình trạng gãy đổ, xói mòn đất đai khi mưa lớn lũ về. Mặt khác, lượng túi ni lông thải xuống sông biển lớn mà chưa được phân hủy kịp thời, gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường biển, các loài sinh vật dần mất đi môi trường sống của mình, khiến cho tình trạng cá tôm chết hàng loạt nổi lềnh bềnh trên các sông hồ vẫn diễn ra ngày ngày. Túi ni lông vứt ngang nhiên giữa đường sá cũng gây cản trở giao thông lớn, vào mùa mưa, chúng là nguyên nhân gây tắc nghẽn các đường ống thoát nước gây ngập lụt trên diện rộng, đặc biệt là ở những thành phố lớn.
Bao bì ni lông không chỉ hủy hoại môi trường sống của sinh vật mà còn là tác nhân bào mòn sức khoẻ con người. Trong túi ni lông có chứa các kim loại, khi dùng làm túi chuyên dụng đựng đồ ăn, thức uống có thể đầu độc cơ thể đặc biệt là não bộ và là tác nhân gây nên bệnh ung thư, suy giảm miễn dịch cơ thể. Một số gia đình lựa chọn cách đốt bỏ túi ni lông nhưng không hề biết rằng trong khi đốt bỏ loại túi này, trong khói có chứa chất độc đi-ô x-xin gây nên các bệnh về hô hấp như khó thở, ho ra máu và các dị tật cho trẻ.
Hậu quả khôn lương từ bao bì ni lông, một vật dụng tưởng như nhỏ bé ấy nhưng khiến không ít các quốc gia phải trăn trở để tìm ra giải pháp phù hợp để ngăn chặn chúng "hoành hành" trong đời sống. Hiện nay, một số nước như Thụy Điển, Trung Quốc, Hoa Kỳ đã ra lệnh cấm sử dụng bao bì ni lông. Nước ta cũng cần đề ra những giải pháp quán triệt sử dụng bao bì ni lông đúng cách, nêu có thể nên đề ra luật cấm sử dụng bao bì ni lông trong đời sống là tối ưu nhất. Tổ chức các cuộc thi, các cuộc vận động tìm hiểu về tác hại của bao bì ni lông, nâng cao ý thức của mỗi người trong việc sử dụng túi ni lông. Khuyến khích người dân sử dụng bao bì tự hủy sinh học thay thế các loại ni lông này. Trong nhà trường, thầy cô phải là tấm gương sáng về bảo vệ môi trường, là người bạn đồng hành cùng học sinh trong việc thực hiện các chiến dịch "Hành động vì môi trường", "Nói không với ni lông",...cùng trao đổi với học sinh những giải pháp tối ưu giúp hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng túi ni lông trong đời sống. Mỗi cá nhân, đặc biệt là các bà, các mẹ nội trợ trong gia đình nên thay thế túi ni lông bằng các làn, các túi giấy để đi chợ, các hộp nhựa để bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh.
Từ bỏ một thói quen là điều không dễ nhưng để hình thành một thói quen mới và tốt cho bản thân và xã hội thì đó là điều nên làm. Để có thể sống trong một môi trường lành mạnh và an toàn, chúng ta phải hành động ngay từ bây giờ.
Sau khi tìm hiểu về tác hại cũng như giải pháp hạn chế sử dụng bao bì ni-lông qua bài Thuyết minh về tác hại của bao bì ni lông và giải pháp hạn chế sử dụng bao bì ni lông, các em có thể tìm đọc: Thuyết minh về phong tục cổ truyền ngày Tết, Thuyết minh về văn miếu Quốc Tử Giám, Thuyết minh về vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng, Thuyết minh về phong tục cổ truyền ngày Tết, Thuyết minh về một Di Tích Lịch Sử Đền Hùng - Đất Tổ của con Rồng cháu Tiên
Mẫu số 16
Ni-lông và những sản phẩm của nó được sử dụng rất phổ biến trong đời sống hằng ngày của con người, khi mới phát minh ra, nhiều người tiêu dùng còn coi đây là một phát minh quan trọng cho cuộc sống. Tuy nhiên, ngày nay, chúng ta đã biết hàng loạt tác hại lâu dài của chúng đối với sức khỏe con người và môi trường, thậm chí người ta đã phải gọi túi ni-lông là ô nhiễm trắng.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và nhận thấy ni-lông có bảy tác hại lớn là:
Thứ nhất là xói mòn đất đai, bao ni-lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loại thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn đất đai. Thứ hai là tàn phá hệ sinh thái, túi ni-lông nằm trong đất khiến cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng. Cây trồng trên đất đó không phát triển được vì không thể chuyển nước và chất dinh dưỡng cho cây, ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ sinh thái. Thứ ba là gây ngập úng lụt lội, bao bì ni-lông bị vứt xuống cống, hồ, đập thoát nước làm tắc nghẽn các đường ống dẫn nước thải làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị vào mùa mưa. Thứ tư là hủy hoại sinh vật, bao bì ni-lông bị trôi xuống hồ, biển làm chết các vi sinh vật khi chúng nuốt phải. Nhiều động vật đã chết do ăn phải những hộp nhựa đựng thức ăn thừa của khách tham quan vứt bừa bãi. Thứ năm là gây tổn hại sức khỏe, đặc biệt bao bì ni-lông mầu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là khi bao bì ni-lông bị đốt, các khí thải ra đặc biệt là khí đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, ho ra máu ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh. Thứ sáu là ô nhiễm môi trường, sự lạm dụng các sản phẩm ni-lông cùng với sự bừa bãi, vô ý thức của con người khiến cho nó trở thành thứ rác bị vứt bừa bãi, không chỉ làm mất mỹ quan đường phố mà còn là tác nhân chứa vi khuẩn gây bệnh, làm tắc nghẽn cống rãnh, gây ứ đọng nước thải, hôi thối, ô nhiễm môi trường. Thứ bảy và đây là tác hại nguy hiểm nhất, túi ni-lông gây ung thư, biến đổi giới tính, bởi vì những chất phụ gia được dùng để tạo độ dẻo, dai ở túi ni-lông có khả năng gây độc cho người nếu bị làm nóng ở nhiệt độ cao. Ở nhiệt độ 70-80 độ C, phụ gia chứa trong túi ni-lông sẽ hòa tan vào thực phẩm. Trong đó chất phụ gia hóa dẻo TOCP có thể làm tổn thương và thoái hóa thần kinh ngoại biên và tủy sống; chất BBP có thể gây độc cho tinh hoàn và gây một số dị tật bẩm sinh nếu thường xuyên tiếp xúc với nó. Nếu sử dụng túi ni-lông để đựng các thực phẩm chua có tính a-xít như dưa muối, cà muối, thực phẩm nóng, các chất hóa dẻo trong túi ni-lông sẽ tách khỏi thành phần nhựa và gây độc cho thực phẩm. Khi ngấm vào dưa chua, a-xít lactic ở trong dưa, cà sẽ hòa tan một số kim loại thành muối thủy ngân có thể gây ung thư.
Ở Việt Nam, tuy người dân mới sử dụng túi ni-lông khoảng hơn mười năm nay, nhưng loại rác này đã và đang gây ô nhiễm môi trường nặng nề. Tại các bãi rác túi ni-lông nhiều vô kể. Còn trong các thùng rác gia đình hằng ngày đi đổ, ít nhất sẽ có hai chiếc túi ni-lông. Túi ni-lông như một sản phẩm tất yếu trong đời sống người dân Việt Nam bởi sự tiện dụng của nó, khi mà mua bất kỳ đồ gì, dù sống hay chín, là hàng khô hay ướt, hàng vải hay bát, đũa... tất thảy dùng túi để đựng, để xách... Theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ riêng hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và túi ni-lông, con số này không ngừng tăng lên. (Năm 2000 cả nước một ngày xả khoảng 800 tấn rác nhựa ra môi trường. Ðến nay, con số đó là 25.000 tấn/ngày). Theo một khảo sát của cơ quan môi trường, việc sử dụng vô tội vạ túi ni-lông đã trở thành thói quen khó bỏ của người
Việt Nam, hằng năm một người Việt Nam sử dụng khoảng 30 kg các sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa. Từ năm 2005 đến nay, con số lên tới 35 kg/người/năm. Theo phân tích của các nhà khoa học về môi trường, nhựa, túi ni-lông thải ra môi trường cần từ vài trăm năm đến cả nghìn năm mới có thể tự phân hủy được nếu không bị tác động của ánh sáng mặt trời.
Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã và đang bắt đầu áp dụng triệt để các biện pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng các loại túi ni-lông, chai, vỏ hộp bằng nhựa trong cuộc sống hằng ngày. Các cửa hàng, siêu thị tại các nước phát triển chuyển từ sử dụng túi ni-lông sang dùng loại túi đựng thân thiện hơn với môi trường như túi vải, giấy... Nếu người tiêu dùng muốn sử dụng túi ni-lông thì phải mua với giá khá cao. Sử dụng túi vải, túi giấy khi đựng đồ thì được khuyến mại, phát không. Nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới đã và đang mở chiến dịch loại bỏ túi ni-lông bằng việc đánh thuế cao đối với các sản phẩm nhựa... Một số nước khác cấm sử dụng sản phẩm này trong các thành phố lớn. Tại Việt Nam, trong nỗ lực bảo vệ môi trường, thời gian vừa qua, trên địa bàn Hà Nội đã xuất hiện một số doanh nghiệp, công ty, siêu thị bắt đầu ngừng cung cấp túi ni-lông cho khách hàng. Túi đựng hàng đa năng đã được các đơn vị lựa chọn.
Theo ngành tài nguyên, nhu cầu về vốn đầu tư bảo vệ môi trường của Việt Nam là 85.000 tỷ đồng. Chắc chắn, trong số tiền trên, có đến vài trăm tỷ được sử dụng để khắc phục những thiệt hại do đồ nhựa, túi ni-lông thải ra môi trường.
Hiện nay, đã có một số doanh nghiệp đầu tư công nghệ sản xuất các loại túi thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, những sản phẩm này do giá thành cao nên các siêu thị vẫn cân nhắc. Với những người bán hàng nhỏ lẻ thì lại càng không thể vận động được họ dùng túi này thay thế túi ni-lông. Còn người mua hàng quen được dùng miễn phí túi ni-lông nên vẫn tỏ ra khá thờ ơ. Bảo vệ môi trường không thể chỉ bằng những lời hô hào suông, Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ vốn, công nghệ cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thay thế túi ni-lông, đưa giá thành loại túi này rẻ như túi ni-lông hiện nay.
Xem thêm những bài nghị luận hay nhất tại đây:
TOP 25 bài Nghị luận về nghiện game (2024) SIÊU HAY
TOP 15 bài nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối) 2024 CỰC CHI TIẾT
TOP 50 mẫu Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (2023) SIÊU HAY
TOP 20 bài nghị luận về vấn đề nói dối rất có hại 2024 HAY NHẤT