Tổng hợp các cách điều chế Muối
1. Khái niệm
- Muối là hợp chất mà phân tử gồm nguyên tử kim loại liên kết với gốc axit.
- Trong hóa học, muối là một hợp chất hóa học bao gồm một tổ hợp ion của các cation và anion.
2. Công thức chung của muối
Gồm: Kim loại + gốc axit
VD: Na2CO3 = Na + CO3
NaHCO3 = Na + HCO3
3. Tên gọi của muối
Trong đó:
Chú ý:
- Cation NH4+ có tên là ammonium (/əˈməʊniəm/) thay cho tên amoni trước đây.
- Tên nguyên tố đứng đầu và hóa trị (nếu có) viết liền không cách.
- Hóa trị sẽ được phát âm bằng tiếng Anh, ví dụ (II) sẽ là two, (III) sẽ là three.
4. Phân loại muối
- Các loại muối có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau.
+ Muối tạo ra ion hydroxide khi hòa tan trong nước được gọi là muối kiềm.
+ Muối tạo ra dung dịch có tính axit là muối axit.
Ví dụ: NaHSO3, LiH2PO4, K2HPO4, Ca(HCO3)2...
+ Muối trung hòa là những muối không có tính axit và không có tính base.
Ví dụ: Na2SO4, Fe(NO3)2, AlCl3, AgCl, CuSO4, NH4NO3,...
- Ngoài ra người ta còn phân loại muối cation kim loại và cation amoni
- Có thể nhận biết một số cation và anion dựa vào màu sắc đặc trưng của chúng
Cu2+: màu xanh lam
Mn2+: vàng nhạt
Zn2+: trắng
Al3+: trắng keo
Cu2+: có màu đỏ gạch
Fe3+ : màu đỏ nâu
Fe2+ : màu trắng xanh
Ni2+ : lục nhạt
Cr3+ : màu lục
Cl-: màu trắng
PO43-: màu vàng
MnO4- : màu tím
CrO42- : màu vàng
- Ngọn lửa một số muối của kim loại kiềm, kiềm thổ có màu đặc trưng
+ Muối Ca2+ khi cháy có ngọn lửa màu cam
+ Muối Ba2+ khi cháy có màu lục vàng
+ Muối của Li+ khi cháy có ngọn lửa màu đỏ tía
+ Muối Na+ khi cháy có ngọn lửa màu vàng
+ Muối K+ khi cháy có ngọn lửa màu tím
5. Tính chất hóa học của muối
a. Muối tác dụng với kim loại
Muối + kim loại → Muối mới + kim loại mới
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Kim loại tác dụng với dung dịch muối thì kim loại đó phải mạnh hơn kim loại trong dung dịch muối.
b. Muối tác dụng với axit
Muối + axit → muối mới + axit mới
HCl + 2AgNO3 → AgCl + HNO3
Điều kiện xảy ra phản ứng giữa muối và axit: muối tạo thành không tan hoặc axit sinh ra là chất dễ bay hơi.
c. Muối tác dụng với muối
Muối + muối → 2 muối mới
NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl
Điều kiện xảy ra phản ứng giữa muối và muối:
+ 2 muối ban đầu phải tan.
+ 1 hoặc cả 2 muối tạo thành phải là không tan.
d. Muối tác dụng với bazơ
Muối + bazơ → muối mới + bazơ mới
2KOH + CuCl2 → 2KCl + Cu(OH)2
Điều kiện:
Sau phản ứng có 1 chất không tan
e. Phản ứng nhiệt phân
Một số muối bị nhiệt phân hủy ở nhiệt độ cao:
6. Các cách điều chế muối
1) Dung dịch muối + Dung dịch muối → 2 muối mới.
2) Kim loại + Phi kim → muối.
3) Dung dịch muối + kiềm → muối mới + Bazơ mới.
4 ) Muối + axit → muối mới + Axit mới.
5 ) Oxit bazơ + axit → muối + Nước.
6) Bazơ + axit → muối + nước.
7) Kim loại + Axit → muối + H2 (kim loại trước H ).
8) Kim loại + Dung dịch muối → muối mới + Kim loại mới.
9) Oxit bazơ + oxit axit → muối (oxit bazơ phải tan).
10) Oxit axit + Dung dịch bazơ → muối + nước.
Xem thêm các bài viết Hóa học hay, chi tiết khác: