Phương trình C6H5CH3 + 3HNO3 C6H2(NO2)3CH3 + 3H2O
1. Điều kiện phản ứng
HNO3 đặc, xúc tác H2SO4 đặc.
2. Cách thực hiện phản ứng
Cho toluen tác dụng với dung dịch HNO3 đặc và xúc tác H2SO4 đặc.
3. Hiện tượng nhận biết phản ứng
Không có hiện tượng nhận biết đặc biệt
4. Bạn có biết
- Các ankylbenzen dễ tham gia phản ứng thế nguyên tử H của vòng benzen hơn benzen và sự thế ưu tiên ở vị trí ortho và para so với nhóm ankyl.
- Trong ngành hóa sinh, người ta dùng toluen để tách hemoglobin từ tế bào hồng cầu. Toluen còn nổi tiếng vì từ nó có thể điều chế thuốc nổ TNT.
5. Ví dụ minh họa
Câu 1: Khi cho toluen tác dụng với HNO3 (H2SO4, to) theo tỉ lệ 1: 1 thu được sản phẩm có tên gọi là
A. Thuốc nổ TNT
B. 2,4,6-trinitrotoluen
C. nitrobenzen
D. Cả A, B đều đúng.
Hướng dẫn giải
Đáp án: C
Sản phẩm thu được là nitrobenzen.
Câu 2: Cho toluen tác dụng với lượng dư HNO3 đặc có xúc tác H2SO4 đặc để điều chế 2,4,6-trinitrotoluen. Khối lượng điều chế được từ 23 kg toluen (hiệu suất 80%) là:
A. 45,40 kg
B. 70,94 kg
C. 18,40 kg
D. 56,75 kg
Hướng dẫn giải
Đáp án: A
⇒ m = = 45,4 kg
Câu 3: Điều nào sau đây sai khi nói về toluen?
A. Toluen là một hiđrocacbon thơm.
B. Toluen có mùi thơm nhẹ.
C. Toluen là đồng phân của benzen.
D. Toluen tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
Hướng dẫn giải
Đáp án: C
Toluen là đồng đẳng của benzen.
Câu 4. Hóa chất để phân biệt benzen, axetilen và stiren là
A. Cu(OH)2, dung dịch AgNO3/NH3
B. dung dịch brom, dung dịch AgNO3/NH3
C. dung dịch brom
D. dung dịch AgNO3/NH3
Hướng dẫn giải:
Đáp án: B
Câu 5. Hiện tượng gì xảy ra khi cho brom lỏng vào ống nghiệm chứa benzen, lắc rồi để yên?
A. Có khí thoát ra
B. Dung dịch tách thành 2 lớp
C. Xuất hiện kết tủa
D. Dung dịch đồng nhất.
Hướng dẫn giải:
Đáp án: D
Xem thêm các phương trình hóa học khác:
C6H6 ra C6H5NO2 | C6H6 + HNO3 → C6H5NO2 + H2O
C6H6 ra C6H12 l C6H6 + H2 → C6H12 | Benzen ra Xiclohexan
C2H2 → C6H6 | C2H2 ra C6H6 | axetilen ra benzen | Trime hóa C2H2
C6H6 + C2H4 → C6H5C2H5 | Benzen ra Etylbenzen | C6H6 ra C6H5C2H5
C6H6 ra C6H5Br | C6H6 + Br2 → C6H5Br + HBr