Phản ứng C6H6 + H2 → C6H12
1. Phương trình phản ứng Benzen cộng H2
C6H6 + 3H2 C6H12
2. Điều kiện để C6H6 ra C6H12
Benzen phản ứng cộng vs H2 khi sử dụng Niken làm chất xúc tác tạo ra xiclohexan.
3. Bản chất của C6H6 (Benzen) trong phản ứng
Trong điều kiện thích hợp C6H6 có phản ứng cộng với một số chất như H2, Cl2,…
4. Tính chất của Benzen
4.1. Tính chất vật lý Benzen
Bezen là chất lỏng, không màu, có mùi thơm đặc trưng nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
4.2. Tính chất hóa học Benzen
Tính chất hóa học nổi bật của benzen là phản ứng thế, phản ứng cộng và phản ứng oxi hóa. Và đây cũng là 3 tính chất hóa học phổ biến của các chất thuộc đồng đẳng benzen hoặc các hiđrocacbon thơm.
a) Phản ứng thế
C6H6+ Br2 → C6H5Br + HBr (Fe, to)
C6H6 + HNO3 → C6H5NO2 + H2O (H2SO4 đặc, to)
b) Phản ứng cộng
C6H6 + 3H2 → xiclohexan (Ni, to)
C6H6 + 3Cl2 → C6H6Cl6 (as) (hexacloran hay 666 hay 1,2,3,4,5,6 - hexacloxiclohexan)
c) Phản ứng oxi hóa
Benzen không làm mất màu dung dịch KMnO4.
Oxi hóa hoàn toàn:
C6H6 + 7,5O2 → 6CO2+ 3H2O (to)
4.3. Điều chế benzen
Từ axetilen:
3C2H2 → C6H6 (C, 600oC)
Tách H2 từ xiclohexan:
C6H12→ C6H6 + 3H2 (to, xt)
5. Câu hỏi vận dụng
Câu 1. Dãy đồng đẳng của benzen (gồm benzen và ankylbenzen) có công thức chung là:
A. CnH2n+6(n ≥ 6).
B. CnH2n-6 (n ≥ 3).
C. CnH2n-8 (n ≥ 8).
D. CnH2n-6 (n ≥ 6).
Lời giải:
Đáp án: D
Dãy đồng đẳng của benzen (gồm benzen và ankylbenzen) có công thức chung là: CnH2n-6 (n ≥ 6).
Câu 2. Hoạt tính sinh học của benzen, toluen là
A. Gây ảnh hưởng tốt cho sức khỏe
B. Không gây hại cho sức khỏe
C. Tùy thuộc vào nhiệt độ có thể gây hại hoặc không gây hại
D. Gây hại cho sức khỏe
Lời giải:
Đáp án: D
Tuy benzen có mùi thơm nhẹ, nhưng mùi này có hại cho sức khỏe (gây bệnh bạch cầu). Ngoài ra, khi hít benzen vào có thể gây vô sinh, cần lưu ý khi tiếp xúc trực tiếp với benzen (có thể gây ung thư máu).
Tương tự vậy, nếu tiếp xúc với toluen trong thời gian đủ dài có thể gây bệnh ung thư
Câu 3. Để phân biệt benzen, toluen, stiren ta chỉ dùng 1 thuốc thử duy nhất là
A. dung dịch brom.
B. Br2 (xt Fe).
C. dung dịch Br2 hoặc dung dịch KMnO4.
D. dung dịch KMnO4.
Lời giải:
Đáp án: D
Không dùng được Br2 dung dịch vì cả benzen và toluen đều không phản ứng.
Không dùng được Br2 khan (xt Fe) vì benzen và toluen đều cho hiện tượng giống nhau.
Có thể dùng dung dịch KMnO4 vì:
+ C6H6 không làm mất màu
+ Stiren làm mất màu KMnO4 ở nhiệt độ thường
3C6H5CH=CH2 + 10KMnO4 → 3C6H5COOK + 3K2CO3 + 10MnO2+ KOH + 4H2O
+ C6H5CH3 làm mất màu KMnO4 khi đun nóng
C6H5CH3 + 2KMnO4 → C6H5COOK + KOH + 2MnO2 + H2O
Câu 4. Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Benzen và đồng đẳng của benzen chỉ có khả năng tham gia phản ứng cộng.
B. Benzen và đồng đẳng của benzen chỉ có khả năng tham gia phản ứng thế.
C. Benzen và đồng đẳng của benzen vừa có khả năng tham gia phản ứng cộng, vừa có khả năng tham gia phản ứng thế.
D. Benzen và đồng đẳng của benzen không có khả năng tham gia phản ứng cộng và phản ứng thế.
Lời giải:
Đáp án: B
Câu 5. Số đồng phân Hiđrocacbon thơm ưng với công thức C8H10 là
A. 4
B. 2
C. 3
D. 5
Lời giải:
Đáp án: A
Câu 6. Đốt cháy hoàn toàn ankybenzen X thu được 7,84 lít CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Công thức phân tử của X là
A.C6H6
B. C7H8
C. C8H8
D. C8H10
Lời giải:
Đáp án: B
Đặt CTPT X là CnH2n-6
3nX = nH2O - nCO2 = 0,35 – 0,2 = 0,15 mol ⇒ nX = 0,05 mol
⇒ 0,05n = 0,35 ⇒ n = 7 ⇒ CTPT C7H8
Câu 7. Đốt cháy hoàn toàn 5,3 gam ankybenzen X thu được 8,96 lít CO2 (đktc). Công thức phân tử của X là
A.C6H6
B. C7H8
C. C8H8
D. C8H10
Lời giải:
Đáp án: D
Đặt CTPT X là CnH2n-6
⇒ CTPT: C8H10
Câu 8. Cho benzen tác dụng với lượng dư HNO3 đặc có xúc tác H2SO4 đặc để điều chế nitrobenzen. Khối lượng Nitrobenzen điều chế được từ 19,5 tấn benzen (hiệu suất phản ứng 80%) là
A. 30,75 tấn
B. 38,44 tấn.
C. 15,60 tấn
D. 24,60 tấn
Lời giải:
Đáp án: D
Xem thêm các phương trình hóa học khác:
C6H6 + C2H4 → C6H5C2H5 | Benzen ra Etylbenzen | C6H6 ra C6H5C2H5
C6H6 ra C6H5Br | C6H6 + Br2 → C6H5Br + HBr