Thuốc kháng sinh Ceftazidime 1g - Điều trị nhiễm khuẩn rất nặng - Cách dùng

Ceftazidime là một kháng sinh, thường được dùng trong những trường hợp nhiễm khuẩn rất nặng. Vậy thuốc Ceftazidime thường được sử dụng như thế nào? Cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn tìm hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Video Cách sử dụng Ceftazidime

Thành phần và cơ chế tác động thuốc Ceftazidime

Thuốc Ceftazidime có thành phần chính là Ceftazidime

Ceftazidime là một kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 có tác dụng diệt khuẩn do ức chế các enzym tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Thuốc bền vững với hầu hết các beta-lactamase của vi khuẩn, trừ enzym của Bacteroides. Ceftazidime có tác dụng diệt khuẩn và có hoạt phổ rộng tương tự cefotaxim nhưng tăng nhạy cảm với Pseudomonas spp. và giảm tác dụng với Staphylococci, Streptococci. Khác với cefotaxim, thuốc không có chất chuyển hóa có hoạt tính.

Dạng bào chế, hàm lượng và giá thuốc Ceftazidime

Thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm truyền với hàm lượng sau:

Mỗi 1 lọ Ceftazidime Pentahydrate tương đương với 1 gam Ceftazidime và 118 mg Natri Carbonat (Hàm lượng Natri là khoảng 54 mg hoặc 2,3 mEq cho mỗi gam hoạt động của Ceftazidime).

Giá thuốc Ceftazidime 1g: 150.000 VNĐ/ lọ. 

Ngoài ra, thuốc còn được bào chế ở hàm lượng 250mg, 500mg, 2g, 6g

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Ceftazidime

Chỉ định

Ceftazidim được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn gây viêm màng nãoCeftazidim được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn gây viêm màng não 

Ceftazidime chỉ được dùng trong những trường hợp nhiễm khuẩn rất nặng, đã điều trị bằng kháng sinh thông thường nhưng không đáp ứng để hạn chế hiện tượng kháng thuốc. Nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn nhạy cảm như:

  • Nhiễm khuẩn huyết
  • Viêm màng não
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, nhiễm khuẩn trong bệnh nhày nhớt
  • Nhiễm khuẩn xương và khớp
  • Nhiễm khuẩn phụ khoa
  • Nhiễm khuẩn trong ổ bụng
  • Nhiễm khuẩn da và mô mềm, bao gồm nhiễm khuẩn bỏng và vết thương
  • Nhiễm khuẩn ở người bị sốt kèm giảm bạch cầu trung tính

Chống chỉ định 

Thuốc chống chỉ định với những trường hợp sau:

  • Mẫn cảm với ceftazidime hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc hoặc với cephalosporin khác. 
  • Người có tiền sử sốc phản vệ với các penicilin.

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Ceftazidime

Cách sử dụng thuốc Ceftazidime

  • Do Ceftazidime được tiêm theo đường tĩnh mạch nên chỉ có bác sĩ hoặc nhân viên Y tế mới có thể dùng thuốc này. Không nên tự ý dùng tại nhà. Nếu sử dụng, hãy học kĩ cách pha chế và các bước từ người có chuyên môn trước khi tiêm.
  • Ngoài ra, mọi người hãy kiểm tra bằng mắt thường trước khi dùng vì đôi khi có thể bị đổi màu sắc hoặc bị cặn. Khi có một trong hai dấu hiệu trên thì không được dùng. Thuốc phát huy tác dụng khi dùng với liều ở mức ổn định. Do đó, khoảng cách giữa số giờ uống thuốc là bằng nhau.
  • Sau khi các triệu chứng đã thuyên giảm, bạn vẫn nên dùng tiếp cho hết liều mà bác sĩ chỉ định. Vì nếu dừng sớm quá thì có thể sẽ tái nhiễm khuẩn, nhiễm trùng ngay.

Liều lượng thuốc Ceftazidime

Liều dùng thuốc ceftazidime phụ thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa, tuổi tác của mỗi người; không có liều nào dùng chung cho tất cả các bệnh nhân. Vì vậy, những thông tin sẽ được cung cấp dưới đây không thể thay cho lời khuyên của nhân viên Y tế.

Đối với người trưởng thành:

  • Điều trị vãng khuẩn huyết: 6g/ ngày chia làm 3 lần, sử dụng trong 2 tuần tùy theo mức độ; nặng thì có thể được chỉ định tăng liều.
  • Mắc nhiễm trùng huyết: 6g/ ngày chia thành 3 lần
  • Bị viêm nội tâm mạc: 2g/ lần; ngày dùng 3 lần; dùng trong 6 tuần.
  • Nội mạc tử cung: tiêm duy trì ít nhất trong 1 ngày cho đến khi người bệnh không còn sốt và đau nhức.
  • Điều trị chứng giảm bạch cầu hạt: 6g/ ngày chia làm 3 lần; dùng trong 2 tuần. Ngoài ra, bệnh nhân có thể được dùng liều điều trị thay thế khác đã được kiểm chứng an toàn cho đến khi hết sốt và lượng bạch cầu trung tính không vượt quá 500mm3. Thời gian điều trị kéo dài bao lâu tùy thuộc mức độ nặng nhẹ của nhiễm trùng.
  • Bị nhiễm trùng khớp: nên dùng trong vòng 1 tháng hoặc lâu hơn với liều cụ thể do bác sĩ quy định.

Đối với trẻ em:

  • Bị vãng khuẩn huyết
    • 0 - 4 tuần tuổi: 60 – 100mg/kg/ ngày chia làm 2 lần nếu cân nặng mới sinh nhẹ hơn 1199g.
    • 1 tháng - 12 tuổi: tương tự như trên nhưng liều tối đa có thể lên 6g/ ngày.
    • 13 tuổi trở lên: giống với người lớn
  • Điều trị nhiễm trùng ổ bụng: 60 – 100mg/ ngày chia thành 2  lần.
  • Với những trẻ em bị xơ nang, viêm màng não, hệ miễn dịch kém, nhiễm trùng khớp,… cũng được dùng với liều tương tự như trên.

Tác dụng phụ thuốc Ceftazidime

Hãy thông báo với bác sĩ ngay khi bạn có bất kì dấu hiệu vàng da sau khi dùng thuốc ceftazidimeHãy thông báo với bác sĩ ngay khi bạn có bất kì dấu hiệu vàng da sau khi dùng thuốc ceftazidime 

Hãy thông báo với bác sĩ ngay lập tức nếu bạn mắc bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau đây:

  • Tiêu chảy nước hoặc có máu
  • Sưng phù, đau nhức, hoặc kích thích ở nơi được tiêm thuốc
  • Cảm giác lạnh, biến đổi màu da, hoặc thay đổi vùng da ở ngón tay
  • Co giật
  • Xuất hiện đốm trắng hoặc lở loét bên trong miệng hoặc trên môi
  • Vàng da
  • Phản ứng da nặng – Sốt, đau họng, sưng phù ở mặt hoặc lưỡi, cay mắt, đau da, sau đó là phát ban đỏ hoặc tím ở da có khả năng lan rộng (đặc biệt là ở mặt và phần trên cơ thể) và gây ra chứng giộp da và lột da.

Các tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn bao gồm:

  • Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng
  • Đau đầu, choáng váng
  • Tê cóng hoặc cảm giác ngứa ran
  • Ngứa hoặc tiết dịch ở âm đạo

Lưu ý thuốc Ceftazidime

Trước khi dùng thuốc Ceftazidime bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc.
  • Bạn dùng thuốc này cho người suy gan, suy thận.
  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú. 

Lái xe và vận hành máy móc

Không có nghiên cứu nào về ảnh hưởng đến khả năng lái xe và sử dụng máy móc đã được thực hiện. 

Tuy nhiên, các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra (ví dụ như chóng mặt), có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe và sử dụng máy móc.

Phụ nữ có thai

Nghiên cứu trên động vật thí nghiệm không nhận thấy có tác dụng độc cho thai. Tuy nhiên, do chưa có những nghiên cứu được kiểm tra trên người mang thai nên chỉ dùng thuốc cho người mang thai khi thật cần thiết.

Tương tác thuốc Ceftazidime

Thuốc

Ceftazidime có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. 

  • Warfarin
  • Chloramphenicol

Thức ăn, rượu bia, thuốc lá

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Các bệnh về não 
  • Tiền sử bị viêm đại tràng
  • Có tiền sử bị tiêu chảy nặng
  • Giật rung cơ
  • Co giật 
  • Bệnh thận

Bảo quản thuốc Ceftazidime

  • Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú cưng trong nhà. 
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc ở những nơi ẩm ướt. 
  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng. 
  • Không dùng thuốc quá hạn ghi trên bao bì. 

Làm gì khi sử dụng thuốc quá liều, quên liều?

Xử trí khi quá liều

  • Đã gặp ở một số người bệnh suy thận. Phản ứng bao gồm co giật, bệnh lý não, run rẩy, dễ bị kích thích thần kinh cơ.
  • Cần phải theo dõi cẩn thận trường hợp người bệnh bị quá liều cấp và có điều trị hỗ trợ.
  • Khi suy thận, có thể cho thẩm tách máu hoặc màng bụng để loại trừ thuốc nhanh.

Xử trí khi quên liều

Ceftazidime được dùng tại các cơ ở y tế và bởi nhân viên y tế, nên ít hoặc không có khả năng quên liều.

Xem thêm: 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!