Thuốc Diltiazem - Điều trị tăng huyết áp - Hộp 5 vỉ x 10 viên - Cách dùng

Thuốc Diltiazem thường được dùng để điều trị tăng huyết áp, bên cạnh đó, còn có công dụng cải thiện tình trạng đau thắt ngực. Vậy thuốc Diltiazem được sử dụng như thế nào, cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Thành phần của Diltiazem

Thuốc ức chế dòng calci thuộc dẫn xuất của benzothiazepine.

Diltiazem là chất ức chế dòng calci đi qua màng tế bào vào cơ tim và cơ trơn mạch máu và như thế làm giảm nồng độ calci trong tế bào:

  • Diltiazem làm tăng lưu lượng mạch vành do làm giảm kháng lực.
  • Có tác động làm chậm nhịp tim vừa phải và làm giảm vừa phải kháng lực của động mạch do đó làm cho tim làm việc ít lại.
  • Không có tác dụng inotrope âm tính ngay cả khi phối hợp với các thuốc chẹn bêta.
  • Hiệu lực trên lâm sàng của diltiazem đã được chứng minh qua các nghiên cứu có kiểm soát ở mọi dạng đau thắt ngực.

Thuốc Diltiazem có dạng thuốc và hàm lượng sau :

  • Viên nén diltiazem hydroclorid 30 mg, 60 mg, 90 mg, 120 mg.
  • Viên nang phóng thích kéo dài 12 giờ: 60 mg, 90 mg, 120 mg.
  • Viên nang phóng thích kéo dài 24 giờ: 120 mg, 180 mg, 240 mg, 300 mg.
  • Viên nén giải phóng chậm 120 mg, 180 mg, 240 mg, 300 mg, 360 mg, 420 mg.
  • Thuốc tiêm 25 mg, thuốc dùng đường truyền tĩnh mạch 100 mg.

Giá thuốc  

Thuốc Diltiazem 60 của Công ty TNHH LD Stellapharm – Việt Nam. Thuốc Diltiazem 60mg đang được bán với giá 120.000 VNĐ / hộp 5 vỉ x 10 viên.

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Diltiazem

Thuốc Diltiazem thường dùng điều trị đau thắt ngựcvThuốc Diltiazem thường dùng điều trị đau thắt ngực

  • Thuốc Diltiazem điều trị và dự phòng cơn đau thắt ngực, kể cả đau thắt ngực Prinzmetal, đau thắt ngực do bệnh động mạch vành mạn tính (stable angina), đau thắt ngực do suy mạch vành cấp, ST không chênh lên (unstable angina) khi đã dùng các thuốc chẹn beta và nitrat đủ liều nhưng không đỡ, hoặc không dung nạp, hoặc có chống chỉ định và khi người bệnh không có suy thất trái nặng, phù phổi hoặc các chống chỉ định khác của diltiazem.
  • Điều trị tăng huyết áp nhẹ và vừa (dùng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc chống tăng huyết áp khác và chỉ dùng loại uống giải phóng chậm), đặc biệt tăng huyết áp có nguy cơ cao bị bệnh mạch vành, kể cả người đái tháo đường.
  • Nhịp nhanh trên thất (dùng diltiazem tĩnh mạch), để chuyển nhanh sang nhịp xoang ở người bệnh có cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất (thí dụ kết hợp với hội chứng Wolff-Parkinson-White hoặc hội chứng Lown-Ganong-Levine) khi nhịp tim không đáp ứng với thao tác kích thích dây thần kinh phế vị hoặc adenosin. Kiểm soát tạm thời tần số nhanh của thất trong flutter hoặc rung nhĩ khi không có chống chỉ định.

Không dùng thuốc Diltiazem cho các trường hợp sau:

  • Hội chứng suy nút xoang (trừ khi đã đặt máy tạo nhịp thất).
  • Blốc nhĩ thất độ 2 và độ 3 (trừ khi đã đặt máy tạo nhịp thất).
  • Giảm huyết áp nặng (huyết áp tâm thu < 90 mmHg).
  • Dùng thuốc uống cho người bị nhồi máu cơ tim cấp có sung huyết phổi trên X-quang phổi.
  • Mẫn cảm với diltiazem.
  • Suy thất trái nặng kèm theo sung huyết phổi. Nhịp tim chậm < 50/phút.
  • Chống chỉ định tiêm tĩnh mạch: Khi bị sốc tim, nhịp nhanh thất, flutter nhĩ hoặc rung nhĩ có đường dẫn truyền phụ (thí dụ kèm hội chứng Wolff-Parkinson-White hoặc hội chứng Lown-GanongLevine) hoặc đồng thời hoặc vừa mới (trong vòng vài giờ) tiêm tĩnh mạch thuốc chẹn beta.

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Diltiazem

Cách dùng

Diltiazem có thể uống, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm truyền tĩnh mạch.

Viên nén, uống ngày 3 - 4 lần trước khi ăn và lúc đi ngủ.

Nang giải phóng chậm: Uống theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Viên nén giải phóng chậm: Ngày uống 1 lần, bất cứ lúc nào.

Tiêm tĩnh mạch: Phải theo dõi liên tục đái tháo đường và huyết áp trong khi tiêm.. Dung dịch tiêm chứa 5 mg/ml. Thời gian tiêm: 2 phút.

Liều dùng cho người lớn

Đau thắt ngực

  • Viên nang phóng thích chậm

Khởi đầu 120 - 180 mg 1 lần/ngày; tăng liều mỗi 1-2 tuần, khoảng liều thông thường 120 - 320 mg 1 lần/ngày; tối đa 480mg/ngày.

  • Viên nén phóng thích chậm

Khởi đầu 180 mg 1 lần/ngày; tăng liều mỗi 1-2 tuần, khoảng liều thông thường 120 - 320 mg 1 lần/ngày; tối đa 360mg/ngày.

  • Viên nén phóng thích tức thì

Khởi đầu 30 mg 4 lần/ngày; tăng liều mỗi 1-2 ngày, khoảng liều thông thường 120 - 320 mg chia làm 4 lần/ngày.

Tăng huyết áp

  • Viên nang phóng thích chậm

Khởi đầu 180 – 240 mg 1 lần/ngày; tăng liều mỗi 2 tuần, khoảng liều thông thường 240 - 360 mg 1 lần/ngày; tối đa 480mg/ngày.

  • Viên nang phóng thích chậm (dùng 2 lần/ngày)

Khởi đầu 60 – 120 mg 2 lần/ngày; tăng liều mỗi 2 tuần, khoảng liều thông thường 240 - 360 mg/ngày.

  • Viên nén phóng thích chậm

Khởi đầu 180 – 240 mg 1 lần/ngày; tăng liều mỗi 2 tuần, khoảng liều thông thường 240 - 360 mg 1 lần/ngày

Tác dụng phụ thuốc Diltiazem

Thuốc Diltiazem có thể gây nhịp tim đập chậmThuốc Diltiazem có thể gây nhịp tim đập chậm

Thuốc Diltiazem có thể sẽ gây ra một số tác dụng ngoài ý muốn như:

Các triệu chứng kể trên chưa phải toàn bộ các tác dụng phụ của thuốc Diltiazem mà người dùng có thể gặp phải. Tuy nhiên, các tác dụng phụ của thuốc Diltiazem sẽ xuất hiện khác nhau ở mỗi người, cũng có thể sẽ không xuất hiện nếu cơ địa tương thích với thuốc.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Diltiazem

Khi dùng thuốc Diltiazem, người dùng nên chú ý một số điều sau:

  • Bệnh nhân bị suy thận, suy gan và người cao tuổi khi dùng thuốc cần phải cẩn trọng. Nồng độ hoạt chất có trong thuốc sẽ không đào thải tốt, dẫn đến tăng cao trong huyết tương. Do đó, cần phải có sự theo dõi kỹ lưỡng, gia giảm về liều dùng sao cho phù hợp ở nhóm bệnh nhân này.
  • Trường hợp bệnh nhân đang mang thai và đang cho con bú không nên dùng thuốc. Thuốc Diltiazem sẽ bài tiết qua sữa mẹ, gây ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh. Thuốc Diltiazem cũng có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Trước khi có cuộc phẫu thuật gây mê, người bệnh nên báo cho bác sĩ ngoại khoa biết hiện tại đang sử dụng thuốc Diltiazem để phòng và trị cơn đau thắt ngực.

Tương tác thuốc Diltiazem

Chống chỉ định phối hợp:

  • Dantrolene (tiêm truyền), do thận trọng: ở động vật, một số trường hợp rung thất gây tử vong đã được ghi nhận khi dùng chung verapamil và dantrolene đường tĩnh mạch. Do đó việc phối hợp thuốc ức chế calci và dantrolene là có thể gây nguy hiểm. Tuy nhiên, một số bệnh nhân đã được điều trị đồng thời bằng nifedipine và dantrolene mà không bị bất lợi gì.

Không nên phối hợp:

  • Esmolol (trường hợp bị hỏng chức năng của thất trái): rối loạn tính tự động (chậm nhịp tim quá mức, ngưng xoang), rối loạn dẫn truyền nhĩ-thất và suy tim (do hiệp đồng tác dụng).
  • Thuốc chống loạn nhịp: diltiazem có các đặc tính của thuốc chống loạn nhịp, và trên phương diện tương tác thuốc nó được xem như là một thuốc thuộc nhóm này. Do đó không nên kê toa chung vì có thể làm tăng các tác dụng ngoại ý do phối hợp tác dụng. Nếu phải phối hợp thì cần phải đặc biệt thận trọng, tăng cường theo dõi lâm sàng và kiểm tra điện tâm đồ.

Thận trọng khi phối hợp:

  • Thuốc chẹn alpha: tăng tác dụng hạ huyết áp và có thể gây hạ huyết áp tư thế nặng. Nếu phải phối hợp thì tăng cường theo dõi các dấu hiệu của hạ huyết áp tư thế trong những giờ đầu dùng thuốc chẹn alpha và nhất là trong thời gian đầu điều trị.
  • Amiodarone: tăng nguy cơ bị chậm nhịp tim hoặc bloc nhĩ thất, nhất là ở người lớn tuổi. Theo dõi lâm sàng và điện tâm đồ.
  • Thuốc chẹn bêta: rối loạn tính tự động, (chậm nhịp tim quá mức, ngưng xoang), rối loạn dẫn truyền xoang-nhĩ và nhĩ-thất và suy tim (do hiệp đồng tác dụng). Nếu phải phối hợp thì cần phải tăng cường theo dõi lâm sàng và kiểm tra điện tâm đồ, nhất là ở người lớn tuổi và thời gian đầu điều trị.
  • Ciclosporine: tăng nồng độ ciclosporine trong máu do ức chế sự chuyển hóa của ciclosporine. Cần phải giảm liều ciclosporine, kiểm tra chức năng thận, định lượng nồng độ ciclosporine trong máu và chỉnh liều trong thời gian phối hợp thuốc và sau khi ngưng phối hợp.
  • Carbamazepine: tăng nồng độ carbamazepine trong máu với các dấu hiệu quá liều (do ức chế sự chuyển hóa ở gan). Cần theo dõi lâm sàng và tùy tình hình, có thể giảm liều carbamazepine.
  • Esmolol (trường hợp chức năng thất trái bình thường): rối loạn tính tự động (chậm nhịp tim quá mức, ngưng xoang), rối loạn dẫn truyền xoang nhĩ, nhĩ-thất và suy tim (do hiệp đồng tác dụng). Cần theo dõi lâm sàng và điện tâm đồ.
  • Midazolam (đường tĩnh mạch): tăng nồng độ midazolam trong huyết tương (do giảm chuyển hóa ở gan) với tăng các dấu hiệu an thần. Theo dõi lâm sàng và giảm liều trong thời gian dùng phối hợp với diltiazem.
  • Rifampicine: làm giảm nồng độ thuốc đối kháng calci trong máu do tăng chuyển hóa ở gan. Theo dõi lâm sàng và chỉnh liều thuốc đối kháng calci trong thời gian điều trị chung với rifampicine và sau khi ngưng thuốc này.
  • Baclofene: tăng tác dụng hạ huyết áp. Theo dõi huyết áp động mạch và chỉnh liều thuốc hạ huyết áp nếu cần.

Nên lưu ý khi phối hợp:

  • Thuốc trị trầm cảm nhóm imipramine: tăng tác dụng hạ huyết áp với nguy cơ bị hạ huyết áp tư thế (do hiệp đồng tác dụng).
  • Thuốc an thần kinh: tăng tác dụng hạ huyết áp với nguy cơ bị hạ huyết áp tư thế (do hiệp đồng tác dụng).

Bảo quản thuốc Diltiazem

  • Thuốc độc bảng B.
  • Thành phần giảm độc: thuốc viên có hàm lượng tối đa là 90 mg.
  • Thuốc được bảo quản dưới 30 độ C, tránh ẩm, tránh ánh sáng.

Làm gì khi dùng quá liều; quên liều?

Quá liều và xử trí

  • Triệu chứng: Hầu hết người bệnh uống diltiazem quá liều sẽ dẫn đến hạ huyết áp sau khoảng 8 giờ dùng thuốc. Nhịp tim chậm và blốc nhĩ thất từ độ I chuyển sang độ III, có thể dẫn đến ngừng tim. Nửa đời thải trừ của diltiazem sau khi dùng quá liều vào khoảng 5,5 đến 10,2 giờ.
  • Ðiều trị: Nếu người bệnh đến sớm: Cần rửa dạ dày và uống than hoạt để giảm khả năng hấp thu diltiazem.
  • Trong trường hợp hạ huyết áp có thể truyền calci gluconat và các thuốc dopamin, dobutamin hoặc iso-
     prenalin. Trường hợp người bệnh bị loạn nhịp và blốc nhĩ thất mức độ cao có thể dùng atropin, isoprenalin. Nếu thất bại có thể phải đặt máy tạo nhịp tim.

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!