Thuốc bột pha tiêm Cefotaxone 1g - Chống nhiễm khuẩn, kháng virus - Cách dùng

Thuốc Cefotaxone là Thuốc nhóm Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm có thành phần Cefotaxime. Vậy thuốc Cefotaxone được sử dụng như thế nào? Cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Thành phần và cơ chế tác dụng thuốc Cefotaxone

Thành phần trong công thức thuốc Cefotaxone là hoạt chất Cefotaxime

Cefotaxime là kháng sinh cephalosporin thế hệ 3, có phổ kháng khuẩn rộng như các vi khuẩn sau:

Vi khuẩn thường nhạy cảm với thuốc: E.coli, Serratia, Shigella, Enterobacter, Salmonella, P. mirabilis, P.vulgaris, Haemophilus spp, Haemophilus influenzae,...

Các loại vi khuẩn kháng cefotaxim: Listeria, Staphylococcus kháng methicillin, Enterococcus, Pseudomonas cepiacia, Xanthomonas hydrophilia,...

Cefotaxim nếu mang so với các cephalosporin thế hệ 1, 2 thì cefotaxim có tác dụng lên vi khuẩn gram âm mạnh hơn vi khuẩn gram dương, bền hơn đối với tác dụng thủy phân của phần lớn các beta lactamase, tuy nhiên lại tác dụng lên các vi khuẩn gram dương lại yếu hơn các cephalosporin thuộc thế hệ 1.

Dạng bào chế, hàm lượng thuốc Cefotaxone

Thuốc được bào chế dưới dạng bột pha tiêm với hàm lượng 1g 

Mỗi 1 lọ chứa

  • Cefotaxim natri  1g 
  • Nước cất pha tiêm 5ml  

Giá thuốc bột pha tiêm Cefotaxim 1g : 180.000 VNĐ/ hộp 10 lọ 

Ngoài ra thuốc còn được bào chế dưới dạng và hàm lượng sau:

  • Bột pha tiêm: 0.5g, 2g kèm ống dung môi để pha.
  • Hỗn dịch tiêm: 250mg, 500mg, 1g.

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Cefotaxone

Chỉ định

Cefotaxim  được chỉ định điều trị cho nhiễm khuẩn da, mô mềmCefotaxim được chỉ định điều trị cho nhiễm khuẩn da, mô mềmNhiễm trùng máu, nhiễm khuẩn xương, khớp, viêm màng tim do cầu khuẩn Gr(+) & vi khuẩn Gr(-), viêm màng não.

Nhiễm khuẩn da & mô mềm, ổ bụng, phụ khoa & sản khoa, hô hấp dưới, tiết niệu, lậu.

Dự phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật.

Chống chỉ định

Quá mẫn với cephalosporin, phụ nũ có thai & cho con bú.

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Cefotaxone

Cách dùng:

Thuốc Cefotaxim được các bác sĩ chỉ định tiêm vào cơ bắp hoặc qua tĩnh mạch, những trường hợp dùng thuốc ở nhà mọi người cần tìm hiểu cách dùng thuốc và hãy kiểm tra tra cụ thể thuốc có bị biến đổi màu hay bị nổi hạt hay không. Hãy loại bỏ những tạp chất Y tế một cách an toàn nhất trước khi dùng thuốc. Nên sử dụng đúng chỉ định về liều lượng và cách sử dụng được các bác sĩ đưa ra.

Liều lượng

Người lớn:

  • Nhiễm khuẩn không biến chứng 1 g/12 giờ, tiêm IM hay IV.
  • Nhiễm khuẩn nặng, viêm màng não 2 g/6 - 8 giờ, tiêm IM hay IV.
  • Lậu không biến chứng liều duy nhất 1 g, tiêm IM.
  • Dự phòng nhiễm khuẩn phẫu thuật 1 g, tiêm 30 phút trước mổ.

Trẻ em:

  • Trẻ 2 tháng hoạc < 12 tuổi 50 mg - 150 mg/kg/ngày, chia làm 3 - 4 lần, Tiêm IM hay IV.
  • Sơ sinh > 7 ngày 75 - 150 mg/kg/ngày, chia làm 3 lần, tiêm IV.
  • Trẻ sinh non & sơ sinh < 7 ngày 50 mg/kg/ngày, chia làm 2 lần, tiêm IV.

Suy thận ClCr < 10 mL: giảm nửa liều.

Tác dụng phụ thuốc Cefotaxone

Tiêu chảy là tác dụng phụ thường gặp nhất của thuốc CefotaximTiêu chảy là tác dụng phụ thường gặp nhất của thuốc CefotaximLà kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin có thể gây ra một số các tác dụng phụ nguy hiểm như sau:

  • Tác dụng không mong muốn hay gặp nhất của cefotaxim trên đường tiêu hóa là tiêu chảy.
  • Tiêu chảy nước hoặc có máu
  • Phát ban da, bầm tím, ngứa ngáy, tê, đau, yếu cơ
  • Có thể gặp viêm tắc tĩnh mạch tại chỗ tiêm, đau và có phản ứng viêm ở chỗ tiêm bắp.
  • Sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể, triệu chứng cúm
  • Sốt, đau họng và đau đầu rộp nặng, bong tróc và phát
  • Các tác dụng phụ ít gặp hơn ở đường máu như: giảm bạch cầu ưa eosin hoặc giảm bạch cầu
  • Nhịp tim không đều
  • Thuốc thay đổi vi khuẩn chí ở ruột và có thể bị bội nhiễm do vi khuẩn kháng thuốc như Pseudomonas aeruginosa, Enterobacter spp...
  • Dễ bầm tím hoặc chảy máu, yếu bất thường
  • Co giật
  • Vàng da (vàng da hoặc mắt).
  • Ban da đỏ
  • Tác dụng phụ ít nghiêm trọng có thể bao gồm: giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt, thiếu máu tan máu.
  • Đau đầu
  • Viêm đại tràng có màng giả do Clostridium difficile
  • Gan: tăng bilirubin và các enzym của gan trong huyết tương.
  • Ngứa hoặc khó chịu âm đạo.
  • Ảnh hưởng tới gan các enzym của gan trong huyết tương.
  • Phản ứng quá mẫn gồm phát ban trên da, ngứa ngáy, có cảm giác tê, nguy cơ sốc phản vệ

Lưu ý thuốc Cefotaxone

  • Trước khi bắt đầu điều trị bằng cefotaxim, phải điều tra kỹ về tiền sử dị ứng của người bệnh với cephalosporin hoặc thuốc khác có dị ứng chéo giữa penicilin với cephalosporin
  • Đối với các chế phẩm cefotaxim có chứa lidocain chỉ được dùng để tiêm bắp và không bao giờ được tiêm tĩnh mạch
  • Thận trọng khi dùng cefotaxim cho người bệnh bị dị ứng với penicillin
  • Cefotaxim có khả năng gây độc cho thận như thuốc aminoglycosid, cần theo dõi và kiểm tra chức năng thận thường xuyên.
  • Dùng kết hợp Cefotaxim với thuốc Colistin có thể làm tăng nguy cơ gây tổn thương thận.
  • Cẩn trọng đặc biệt là ở những người bệnh có chức năng thận suy yếu.

Tương tác thuốc Cefotaxone

  • Cefotaxime dùng với colistin có thể làm tăng nguy cơ bị tổn thương thận.
  • Cefotaxime dùng cùng với azlocillin, ở người bệnh bị suy thận có thể bị bệnh về não và bị cơn động kinh cục bộ.
  • Cefotaxime dùng cùng với các ureido - penicillin sẽ làm giảm độ thanh thải của cefotaxime ở người bệnh có chức năng thận yếu.
  • Tương tác Thuốc Cefotaxim với thực phẩm, đồ uống: Khi sử dụng thuốc với các loại thực phẩm hoặc rượu, bia, thuốc lá... do trong các loại thực phẩm, đồ uống đó có chứa các hoạt chất khác nên có thể ảnh hưởng gây hiện tượng đối kháng hoặc hiệp đồng với thuốc. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ về việc dùng Thuốc Cefotaxim cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Bảo quản thuốc Cefotaxone

Tránh ánh sáng và bảo quản ở nhiệt độ dưới 30 độ C.

Làm gì khi dùng quá liều; quên liều?

Xử lý trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều

Trong các trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều có biểu hiện nguy hiểm cần gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến Cơ sở Y tế địa phương gần nhất. Người thân cần cung cấp cho bác sĩ đơn thuốc đang dùng, các thuốc đang dùng bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Nên làm gì nếu quên một liều

Trong trường hợp bạn quên một liều khi đang trong quá trình dùng thuốc hãy dùng càng sớm càng tốt (thông thường có thể uống thuốc cách 1-2 giờ so với giờ được bác sĩ yêu cầu). Tuy nhiên, nếu thời gian đã gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm đã quy định. Lưu ý không dùng gấp đôi liều lượng đã quy định.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!