Thoát vị nghẹt: Triệu chứng, điều trị, nguyên nhân và phòng ngừa

Thoát vị nghẹt xảy ra khi tuần hoàn máu đến các mô thoát vị bị cắt đứt. Mô bị bóp nghẹt này có thể giải phóng chất độc và nhiễm trùng vào máu, dẫn đến nhiễm trùng huyết hoặc thậm chí tử vong.

Thoát vị nghẹt là một trường hợp cần được cấp cứu y tế.

Bất kì trường hợp thoát vị bẹn nào cũng có thể trở thành thoát vị nghẹt. Thoát vị nghẹt là trường hợp thoát vị cắt đứt nguồn cung cấp máu đến ruột và các mô trong bụng.

Các triệu chứng của thoát vị nghẹt bao gồm các cơn đau tăng dần nhanh chóng ở gần vị trí thoát vị và một vài triệu chứng khác.

Video: Mổ thoát vị bẹn muộn có hiệu quả không?

Bất kỳ ai nghi ngờ mình có khả năng bị thoát vị nghẹt nên đến cơ sở y tế cấp cứu ngay lập tức.

Một vài thông tin cơ bản về thoát vị nghẹt:

  • Thoát vị nghẹt có xu hướng gây ra các triệu chứng nghiêm trọng
  • Thoát vị trông giống một khối phồng lớn trên da
  • Bất kỳ người nào nghĩ mình có khả năng mắc thoát vị nghẹt nên đi khám

Triệu chứng của thoát vị nghẹt

Ngoài việc tạo ra các khối phình lồi, thoát vị nghẹt cũng có thể đi kèm các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, buồn nôn và đau dữ dội. Nguồn: medicalnewstoday.comNgoài việc tạo ra các khối phình lồi, thoát vị nghẹt cũng có thể đi kèm các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, buồn nôn và đau dữ dội. Nguồn: medicalnewstoday.com

Một dấu hiệu phổ biến của thoát vị nghẹt là khối phình dễ dàng nhìn thấy ở các vùng bụng hoặc xương chậu.

Các triệu chứng khác có thể gặp:

  • Cơn đau đột ngột nhanh chóng trở nên dữ dội
  • Sốt
  • Mệt lử
  • Viêm và thay đổi màu sắc ở vùng da gần khối thoát vị
  • Nóng rát xung quanh khối thoát vị
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Bí trung tiện
  • Táo bón nghiêm trọng, khó tiêu
  • Phân có máu
  • Nhịp tim nhanh

Những người bị đau ở gần vị trí thoát vị nên đi khám càng sớm càng tốt.

Chẩn đoán và điều trị thoát vị nghẹt

Thoát vị nghẹt thường được chẩn đoán trong phòng cấp cứu và có thể dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường và bản mô tả các triệu chứng. Các bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm hình ảnh như siêu âm để kiểm tra xem khối thoát vị có đang làm tắc ruột của bệnh nhân không.

Các trường hợp thoát vị nghẹt nên được phẫu thuật ngay lập tức để ngăn ngừa nguy cơ gây tổn thương nghiêm trọng cho cơ thể và tổn thương vĩnh viễn đối với các mô.

Phẫu thuật thoát vị nghẹt

Thoát vị nghẹt là trường hợp cần cấp cứu y tế khẩn cấp. Nguồn: medicalnewstoday.comThoát vị nghẹt là trường hợp cần cấp cứu y tế khẩn cấp. Nguồn: medicalnewstoday.com

Quy trình phẫu thuật thoát vị nghẹt có hai giai đoạn.

Đầu tiền, bác sĩ phẫu thuật cần phải giảm kích thước của khối thoát vị. Họ sẽ tạo áp lực lên khối thoát vị để cố gắng đẩy các mô bị mắc kẹt trở lại khoang bụng. Các bác sĩ phải thực hiện nhanh chóng để ngăn chặn mô bị tổn thương vĩnh viễn.

Sau đó, bác sĩ sẽ loại bỏ bất kỳ phần mô bị tổn thương.

Sau khi hoàn tất, bác sĩ sẽ gia cố các vùng cơ yếu nơi khối thoát vị đi qua. Nếu khối thoát vị nhỏ, bác sĩ có thể sử dụng chỉ khâu. Đối với các khối thoát vị lớn, bác sĩ có thể cần thêm lưới thoát vị hoặc mô phẫu thuật để gia cố nhằm ngăn ngừa thoát vị tái phát.

Các loại thoát vị 

Thoát vị xảy ra do sự suy yếu của cơ bụng có chức năng giữ các cơ quan ở vị chúng của chúng. Khi các cơ này trở nên quá yếu, các mô của các cơ quan có thể lọt qua các cơ, tạo ra các chỗ phình dễ thấy trên da. Chỗ phình này có thể biến mất hoặc teo lại khi bệnh nhân nằm xuống.

Các khối thoát vị có thể mềm, gây khó chịu ở vùng bụng hoặc bẹn, đặc biệt khi bệnh nhân nâng vác nặng, ho hoặc cúi xuống.

Một số trường hợp thoát vị có thể không xuất hiện triệu chứng nhưng bạn vẫn nên điều trị chúng để tránh gặp phải các biến chứng.

Thoát vị nghẹt không phải một loại thoát vị mà là một biến chứng. Một số loại thoát vị phổ biến có thể trở thành thoát vị nghẹt là:

  • Thoát vị bẹn: Tạo khối phình lồi ở hai bên xương mu.
  • Thoát vị thượng vị: Một khối mỡ phình ở vùng bụng trên.
  • Thoát vị đùi: U ở bẹn hoặc vùng trên bên trong của đùi.
  • Thoát vị rốn: Tạo vết sưng ở rốn do ruột nhô ra do cơ bụng ở rốn bị suy yếu.
  • Thoát vị rạch: Gây ra bởi vết thương phẫu thuật chưa lành hoàn toàn.
  • Thoát vị đĩa đệm: Tình trạng một phần của dạ dày nâng lên do khiếm khuyết ở cơ hoành. Trường hợp thoát vị này có thể trở thành thoát vị nghẹt khi bệnh nhân gặp các dấu hiệu khác nhau như buồn nôn, đau tức ngực sau khi ăn và dầy hơn

Thoát vị kẹt

Khối thoát vị có thể bị kẹt khi mô thoát vị bị mắc kẹt và không thể di chuyển trở lại vị trí cũ nhưng tuần hoàn máu đến các mô không bị cắt đứt. Tuy nhiên, thoát vị kẹt có khả năng cao trở thành thoát vị nghẹt.

Thoát vị nghẹt không phải là trường hợp cần cấp cứu y tế khẩn cấp nhưng vẫn nên được điều trị kịp thời để tránh trở thành thoát vị nghẹt.

Khi nào nên đi khám bác sĩ

Nếu khối thoát vị không thể được đặt trở lại khoang bụng thì nó có thể bị kẹt. Những người bị thoát vị kẹt nên đi khám bác sĩ vì những trường hợp này có thể dễ dàng trở thành thoát vị nghẹt.

Những người nghi bản thân bị thoát vị nghẹt được cấp cứu ngay lập tức.

Nguyên nhân gây ra thoát vị nghẹt

Khó khăn, căng thẳng trong việc bài tiết có thể là một yếu tố rủi ro gây ra thoát vị nghẹt. Nguồn: medicalnewstoday.comKhó khăn, căng thẳng trong việc bài tiết có thể là một yếu tố rủi ro gây ra thoát vị nghẹt. Nguồn: medicalnewstoday.com

Thoát vị nghẹt có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời của con người. Thậm chí có những trường hợp trẻ sinh đã bị mắc thoát vị nghẹt.

Nguyên nhân gây thoát vị nghẹt cũng giống như các loại thoát vị khác. Các mô cơ thành bụng bị yếu khiến các mô ruột đẩy qua mô cơ dễ dàng hơn.

Khi điều này xảy ra, niêm mạc bụng có thể làm ruột bị kẹt, chèn ép một phần mô của các cơ quan và gây ra tình trạng nghẹt.

Thoát vị nghẹt có thể xảy đến với bất kỳ ai nhưng có một số yếu tố cần chú ý. Các yếu tố rủi ro có thể gây ra thoát vị nghẹt:

  • Khó khăn trong việc bài tiết
  • Ho mãn tính và một số chứng rối loạn phổi như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
  • Phẫu thuật bụng hoặc sinh mổ
  • Hoạt động gắng sức, đặc biệt khi nâng vác không đúng cách
  • Mang thai

Những người đã từng chữa thoát vị trong quá khứ cũng có khả năng bị thoát vị ở chính vị trí đó sau này.

Biến chứng của thoát vị nghẹt

Hầu hết các biến chứng thoát vị nghẹt xảy ra do không được điều trị đúng cách và kịp thời.

Các mô không được cung cấp máu sẽ nhanh chóng chết đi, giải phóng chất độc và vi khuẩn vào máu gây nhiễm trùng máu, nhiễm trùng huyết và thậm chí tử vong.

Phẫu thuật cũng có khả năng gây ra biến chứng. Các bác sĩ sẽ đưa ra cho bệnh nhân các lựa chọn và các rủi ro có thể gặp phải khi phẫu thuật.

Hồi phục sau phẫu thuật thoát vị nghẹt

Hồi phục sau phẫu thuật thoát vị nghẹt có thể mất nhiều thời gian. Nhiều bệnh nhân sẽ cần phải dành một thời gian dài để hồi phục trong bệnh viện.

Nhiều người nhận thấy họ có thể nhanh chóng trở lại với nhịp sống bình thường sau vài tuần. Nếu các mô đã bị tổn thương nghiêm trọng, việc phục hồi có thể mất nhiều thời gian hơn. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân cần phải hạn chế các hoạt động thể chất trong một khoảng thời gian được đưa ra bởi bác sĩ.

Thời gian hồi phục hoàn toàn có thể từ vài tuần đến vài tháng.

Tổng kết

Các trường hợp thoát vị nghẹn được phát hiện sớm và điều trị nhanh chóng sẽ cho ra kết quả phục hồi tích cực hơn. Những người nghi ngờ mình vị thoát vị nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị. Hành động sớm có thể giúp bạn tránh các vấn đề nguy hiểm tiềm ẩn có thể xảy ra.

Những người có dấu hiệu bị thoát vị nghẹt nên được chăm sóc y tế khẩn cấp.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!