Thiếu kẽm: Dấu hiệu nhận biết và biện pháp điều trị

Kẽm là một khoáng chất mà cơ thể chúng ta sử dụng để sản sinh tế bào và chống lại nhiễm trùng. Khoáng chất này rất quan trọng trong quá trình chữa lành vết thương và tổng hợp DNA – vật liệu di truyền trong mọi tế bào sống. Nếu chế độ ăn uống của bạn không cung cấp đủ kẽm, bạn có thể gặp phải các tình trạng như rụng tóc, thiếu tỉnh táo, giảm vị giác và khứu giác. Hiện nay, tỉ lệ thiếu kẽm ở Việt Nam vẫn còn khá cao, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.

Video: Số lượng trẻ em thiếu kẽm ngày càng tăng nhanh.

Triệu chứng thiếu kẽm

Móng giòn dễ gãy và có đốm trắng là một trong những triệu chứng thường gặp khi bị thiếu kẽm. Nguồn ảnh: medicalnewstoday.comMóng giòn dễ gãy và có đốm trắng là một trong những triệu chứng thường gặp khi bị thiếu kẽm. Nguồn ảnh: medicalnewstoday.comTuy vẫn còn nhiều điều mà chúng ta chưa hiểu hết về kẽm, nhưng về cơ bản, đây là một khoáng chất thiết yếu trong quá trình tăng trưởng, miễn dịch, phát triển hệ sinh dục và chức năng sinh sản.

Khi thiếu kẽm, cơ thể sẽ không thể sản sinh ra các tế bào mới khỏe mạnh. Điều này dẫn đến các triệu chứng như:

  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Rụng tóc
  • Móng giòn dễ gãy và có đốm trắng
  • Răng kém sáng bóng
  • Vết thương không lành
  • Vết loét hở trên da
  • Thiếu tỉnh táo
  • Giảm khứu giác và vị giác
  • Tiêu chảy
  • Ăn mất ngon

TÓM LƯỢC

Kẽm rất cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển toàn diện của cơ thể cũng như hệ miễn dịch. Sự thiếu hụt khoáng chất này có thể dẫn đến nhiều loại bệnh thể chất.

Các yếu tố nguy cơ thiếu kẽm

Trẻ nhỏ là một trong những đối tượng dễ bị thiếu kẽm. Nguồn ảnh: parents.comTrẻ nhỏ là một trong những đối tượng dễ bị thiếu kẽm. Nguồn ảnh: parents.comNếu một phụ nữ mang thai bị thiếu kẽm, em bé trong bụng có thể sẽ bị thiếu hụt khoáng chất này. Thiếu kẽm cũng có thể dẫn đến bất lực ở nam giới, do đó cản trở quá trình thụ thai.

Những người có nguy cơ thiếu kẽm cao nhất là người ăn chay trường, trẻ bú mẹ và người lớn tuổi. Phụ nữ mang thai cần nhiều kẽm hơn bình thường vì một lượng kẽm trong cơ thể họ sẽ được sử dụng để giúp thai nhi phát triển. Những người nghiện rượu cũng có nguy cơ bị thiếu kẽm. Một số nghiên cứu cho thấy rượu khiến cơ thể khó tiêu hóa kẽm hơn.

TÓM LƯỢC

Điều quan trọng đối với phụ nữ mang thai là phải duy trì lượng kẽm đầy đủ trong và (nếu cho con bú) sau khi mang thai để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của trẻ nhỏ.

Chẩn đoán thiếu kẽm

Xét nghiệm huyết tương có thể giúp chẩn đoán thiếu kẽm. Nguồn ảnh: news-medical.net.comXét nghiệm huyết tương có thể giúp chẩn đoán thiếu kẽm. Nguồn ảnh: news-medical.net.comKẽm được phân bổ ở dạng vi lượng giữa các tế bào trong cơ thể nên rất khó phát hiện tình trạng thiếu kẽm thông qua xét nghiệm máu đơn giản.

Nếu bác sĩ nghi ngờ một người bị thiếu kẽm, xét nghiệm huyết tương sẽ được chỉ định để có được thông tin chính xác. Các xét nghiệm khác bao gồm xét nghiệm nước tiểu và phân tích sợi tóc để đo hàm lượng kẽm.

Đôi khi thiếu kẽm là triệu chứng của một tình trạng khác. Ví dụ, một số bệnh lý có thể khiến kẽm không được cơ thể hấp thụ tốt dù vẫn được bổ sung đủ qua chế độ ăn. Thiếu kẽm cũng có thể dẫn đến thiếu đồng. Trong những trường hợp này, các xét nghiệm bổ sung là cần thiết để tìm ra gốc rễ của sự thiếu hụt.

TÓM LƯỢC

Thiếu kẽm có thể được chẩn đoán bằng xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu hoặc phân tích tóc. Vì một số tình trạng nhất định có thể dẫn đến thiếu kẽm, các xét nghiệm bổ sung có thể sẽ cần được chỉ định để tìm ra nguyên nhân gốc rễ.

Điều trị thiếu kẽm

Thay đổi chế độ ăn uốngPhương pháp điều trị lâu dài cho tình trạng thiếu kẽm bắt đầu từ việc thay đổi chế độ ăn uống hằng ngày. Hãy cân nhắc ăn nhiều hơn các loại thực phẩm sau:

  • Thịt đỏ
  • Thịt gia cầm
  • Các loại hạt
  • Ngũ cốc nguyên hạt
  • Sữa
  • Hàu

Hàu là một trong những nguồn thực phẩm giàu kẽm. Nguồn ảnh: foody.vnHàu là một trong những nguồn thực phẩm giàu kẽm. Nguồn ảnh: foody.vnNếu bạn là người ăn chay, việc nạp đủ lượng kẽm cần thiết từ những thực phẩm bạn ăn hằng ngày sẽ khó khăn hơn. Bạn có thể sử dụng nhiều đậu nướng, hạt điều, đậu Hà Lan và hạnh nhân như những nguồn cung cấp kẽm thay thế.

Thuốc bổ sung

Bạn cũng có thể điều trị tình trạng thiếu kẽm ngay lập tức bằng các loại thực phẩm chức năng. Kẽm có mặt trong nhiều loại vitamin tổng hợp. Kẽm cũng được tìm thấy trong một số loại thuốc cảm, tuy nhiên bạn không nên dùng thuốc cảm để bổ sung kẽm nếu không bị bệnh. Bạn cũng có thể tìm mua các loại thực phẩm chức năng chỉ chứa kẽm.

Nếu bạn muốn sử dụng thuốc bổ sung để tăng lượng kẽm trong cơ thể, hãy nhớ hỏi ý kiến bác sĩ, do kẽm có thể tương tác với một số loại thuốc kháng sinh, thuốc trị viêm khớp và thuốc lợi tiểu.

TÓM LƯỢC

Thay đổi chế độ ăn uống, trong đó tăng cường các thực phẩm giàu kẽm là cách tốt nhất để điều trị tình trạng thiếu kẽm. Có nhiều loại viên uống bổ sung kẽm trên thị trường hiện nay nhưng bạn nên sử dụng chúng một cách thận trọng, vì chúng có thể ảnh hưởng đến một số loại thuốc khác.

Khi nào bạn cần liên hệ với bác sĩ?

Nguồn ảnh: careplusvn.comGặp bác sĩ khi cơ thể có các triệu chứng thiếu kẽm. Nguồn ảnh: careplusvn.com 

Trong hầu hết các trường hợp, thiếu kẽm không phải là trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, nếu bạn đang mang thai hoặc đang cho con bú và nghi ngờ mình bị thiếu kẽm, điều cực kỳ quan trọng là bạn phải bổ sung kẽm ngay lập tức. Kẽm rất cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi trong bụng mẹ.

Nếu bạn biết rằng mình bị thiếu kẽm và bị tiêu chảy kéo dài trong vài ngày, bạn nên gọi bác sĩ. Kẽm giúp đường ruột chống lại nhiễm trùng và nếu không có nó, tình trạng nhiễm trùng của bạn có thể trở nên nghiêm trọng hơn.

Với bất kỳ tình trạng nào, bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu như bạn có các dấu hiệu sau đây:

  • Cảm thấy chóng mặt hoặc buồn nôn
  • Bị đau đầu đột ngột và không biến mất
  • Bất tỉnh

TÓM LƯỢC

Thiếu kẽm không phải là tình huống khẩn cấp trong hầu hết các trường hợp. Tuy nhiên, bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu nghi ngờ mình có thể bị thiếu kẽm, đặc biệt nếu bạn đang mang thai.

Tổng kết

Tình trạng thiếu kẽm hiện vẫn đang xảy ra vô cùng phổ biến, đặc biệt ở trẻ nhỏ, trẻ bú mẹ và phụ nữ mang thai, cho con bú. Nhưng thông qua việc bổ sung thêm kẽm trong chế độ ăn uống hằng ngày cũng như qua các loại thực phẩm chức năng, tình trạng này có thể được khắc phục. 

Xem thêm: 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!