Thiếu hormon tăng trưởng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thiếu hụt hormone tăng trưởng (GHD) xảy ra khi tuyến yên không sản xuất đủ hormon tăng trưởng. Bệnh thường ảnh hưởng đến trẻ em nhiều hơn người lớn.

Thiếu hormone tăng trưởng là gì?

Thiếu hụt hormone tăng trưởng (GHD) xảy ra khi tuyến yên không sản xuất đủ hormon tăng trưởng. Bệnh thường ảnh hưởng đến trẻ em nhiều hơn người lớn.

Tuyến yên là một tuyến nhỏ có kích thước bằng hạt đậu. Nó nằm ở đáy hộp sọ và bài tiết ra 8 loại hormon. Một số hormon này kiểm soát hoạt động của tuyến giáp và nhiệt độ cơ thể. 

Thiếu hormon tăng trưởng xảy ra ở khoảng 1 trong số 7.000 ca sinh. Đây này cũng là một triệu chứng của một số bệnh di truyền, bao gồm cả hội chứng Prader-Willi.

Bạn có thể lo lắng rằng con bạn không đạt được mốc tăng trưởng chiều cao và cân nặng tiêu chuẩn. Nếu là do thiếu hormon tăng trưởng, điều quan trọng bạn cần ghi nhớ là bệnh điều trị được. Những trẻ được chẩn đoán sớm thường hồi phục rất tốt. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến chiều cao thấp hơn mức trung bình và dậy thì chậm.

Cơ thể bạn vẫn cần hormon tăng trưởng sau khi bạn kết thúc tuổi dậy thì. Khi bạn ở tuổi trưởng thành, hormone tăng trưởng giúp duy trì cấu trúc và quá trình trao đổi chất của cơ thể bạn. Người lớn cũng có thể mắc thiếu hormon tăng trưởng nhưng không phổ biến.

Các nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu hormone tăng trưởng

Thiếu hormon tăng trưởng có thể do một khối u trong não gây ra. Những khối u này thường nằm ở vị trí của tuyến yên hoặc gần vùng dưới đồi.

Ở trẻ em và người lớn, chấn thương sọ não nghiêm trọng, nhiễm trùng và xạ trị vùng não cũng có thể gây ra thiếu hormon tăng trưởng. Trường hợp này gọi là thiếu hụt hormone tăng trưởng mắc phải (AGHD).

Hầu hết các trường hợp thiếu hormon tăng trưởng chưa tìm ra nguyên nhân.

Các triệu chứng của thiếu hụt hormone tăng trưởng

Hình ảnh hai trẻ cùng tuổi thiếu hormon tăng trưởng   và đủ hormon tăng trưởng (nguồn: hormone.org)Hình ảnh hai trẻ cùng tuổi thiếu hormon tăng trưởng   và đủ hormon tăng trưởng (nguồn: hormone.org)Trẻ mắc chứng thiếu hormon tăng trưởng thấp hơn so với các bạn cùng trang lứa và có khuôn mặt tròn trịa, trông trẻ hơn. Chúng cũng có thể còn “mỡ nâu” (chỉ trẻ em mới có) xung quanh bụng, mặc dù tỷ lệ cơ thể ở mức trung bình.

Khi thiếu hormon tăng trưởng khởi phát muộn hơn trong cuộc đời của đứa trẻ, chẳng hạn như do nguyên nhân chấn thương não hoặc khối u não, thì triệu chứng chính là dậy thì muộn. Trong một số trường hợp, sự phát triển giới tính bị dừng lại.

Nhiều thanh thiếu niên mắc chứng thiếu hormon tăng trưởng cảm thấy tự ti, tâm lý yếu do chậm phát triển, chẳng hạn như tầm vóc thấp hoặc tốc độ trưởng thành chậm so với bạn cùng trang lứa. Ví dụ, phụ nữ trẻ có thể không phát triển ngực và giọng nói của nam giới có thể không thay đổi cùng tốc độ với các bạn cùng trang lứa.

Giảm độ chắc của xương là một triệu chứng khác của thiếu hormon tăng trưởng mắc phải. Điều này dẫn đến bệnh nhân dễ bị gãy xương, đặc biệt là ở người lớn tuổi.

Những người có lượng hormon tăng trưởng thấp có thể thấy mệt mỏi và thiếu khả năng thích ứng với hoàn cảnh. Họ nhạy cảm với nhiệt độ nóng hoặc lạnh.

Những người bị thiếu hormon tăng trưởng có thể gặp một số vấn đề tâm lý nhất định, bao gồm:

  • Trầm cảm
  • Thiếu tập trung
  • Trí nhớ kém
  • Những cơn lo lắng hoặc đau khổ 

Người lớn mắc chứng thiếu hormon tăng trưởng mắc phải thường có mỡ   máu cao và nồng độ cholesterol máu cao. Nguyên nhân không phải do chế độ ăn uống không hợp lý mà là do lượng hormon tăng trưởng thấp gây ra những thay đổi trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Người lớn mắc chứng thiếu hormon tăng trưởng mắc phải có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và các bệnh tim mạch cao hơn người bình thường.

Chẩn đoán thiếu hormone tăng trưởng

Bác sĩ của con bạn sẽ tìm các dấu hiệu của thiếu hormon tăng trưởng nếu con bạn không đạt được các mốc chiều cao và cân nặng theo tuổi. Bác sĩ sẽ hỏi bạn về tốc độ phát triển của bạn đến tuổi dậy thì, cũng như tốc độ phát triển của những đứa trẻ khác của bạn. Nếu họ nghi ngờ thiếu hormon tăng trưởng, một số xét nghiệm được đưa ra có thể giúp xác nhận chẩn đoán.

Nồng độ hormon tăng trưởng trong máu dao động nhiều trong cả ngày và đêm (thay đổi trong ngày). Vì vậy, xét nghiệm máu với kết quả thấp hơn bình thường không đủ bằng chứng để giúp đưa ra chẩn đoán.

Có thể xét nghiệm đo nồng độ của các protein IGF-1 (yếu tố tăng trưởng giống insulin 1) và IGFPB-3 (protein liên kết yếu tố tăng trưởng giống insulin 3) trong máu. Hai protein này là chất chỉ điểm cho thấy chức năng của hormone tăng trưởng, nồng độ các protein này ổn định hơn nhiều (ít dao động) so với hormon tăng trưởng trong máu. 

Nếu các xét nghiệm sàng lọc gợi ý thiếu hormon tăng trưởng, bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm kích thích hormon tăng trưởng sau đó.

Sụn tăng trưởng là mô đang phát triển ở mỗi đầu của xương tay và xương chân. Các sụn tăng trưởng đóng lại khi cơ thể đã phát triển xong. Chụp X-quang bàn tay của trẻ có thể giúp đánh giá mức độ phát triển của xương.

Nếu tuổi xương của một đứa trẻ nhỏ hơn tuổi thời gian của chúng, nguyên nhân có thể do thiếu hormon tăng trưởng.

Nếu bác sĩ nghi ngờ có khối u hoặc tổn thương khác đối với tuyến yên, chụp MRI có khả năng giúp quan sát hình ảnh bên trong não một cách chi tiết. Ở người lớn có tiền sử bệnh lý tuyến yên, chấn thương sọ não hoặc những người cần được phẫu thuật não, thường sẽ được xét nghiệm kiểm tra nồng độ hormone tăng trưởng.

Xét nghiệm có thể giúp xác định tình trạng thiếu hormon tăng trưởng là bẩm sinh sinh hay do nguyên nhân chấn thương hoặc khối u gây ra.

Điều trị thiếu hormone tăng trưởng như thế nào?

Kể từ giữa những năm 1980, các hormone tăng trưởng tổng hợp đã được sử dụng thành công để điều trị cho trẻ em và người lớn. Trước khi có hormone tăng trưởng tổng hợp, hormone tăng trưởng tự nhiên từ tử thi đã được sử dụng để điều trị cho người bệnh.

Hormone tăng trưởng được dùng bằng đường tiêm, thường tiêm vào các mô mỡ của cơ thể, chẳng hạn như mặt sau của cánh tay, đùi hoặc mông. Dùng thuốc hàng ngày mang lại hiệu quả tốt nhất.

Các tác dụng phụ rất ít, bao gồm:

  • Vết tiêm đỏ
  • Đau đầu
  • Đau hông
  • Cong cột sống (cong vẹo cột sống)

Trong một số trường hợp hiếm gặp, tiêm hormone tăng trưởng trong thời gian dài có thể gây tiến triển bệnh tiểu đường, đặc biệt là ở những người có tiền sử gia đình mắc bệnh này.

Điều trị lâu dài

Trẻ bị thiếu hormon tăng trưởng bẩm sinh thường được điều trị bằng hormone tăng trưởng cho đến khi dậy thì. Thông thường, những đứa trẻ có quá ít hormone tăng trưởng khi còn trẻ sẽ bắt đầu sản xuất đủ hormon khi chúng bước vào tuổi trưởng thành.

Tuy nhiên, một số vẫn phải điều trị trong suốt cuộc đời. Theo dõi nồng độ hormon trong máu giúp bác sĩ xác định xem bạn có cần tiêm liên tục hay không.

Tiên lượng dài hạn cho thiếu hormon tăng trưởng

Hẹn khám với bác sĩ nếu bạn nghi ngờ rằng bạn hoặc con bạn bị thiếu hormon tăng trưởng.

Nhiều bệnh nhân đáp ứng rất tốt khi điều trị. Bắt đầu điều trị càng sớm, kết quả điều trị sẽ càng tốt.

Xem thêm : 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!