Thai chưa vào tử cung: Nguyên nhân, dấu hiệu và việc nên làm

Bạn bị chậm kinh, bạn thử thai và thấy 2 vạch, nhưng khi siêu âm lại chưa thấy thai vào tử cung. Nguyên nhân là gì? Thai chưa vào tử cung có nguy hiểm không? Bạn nên làm gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Khi nào thai nhi vào tử cung?

Theo các nghiên cứu, trứng được thụ tinh thì sau khoảng 6-9 ngày bắt đầu làm tổ trong tử cung. Quá trình làm tổ trong tử cung của người mẹ cần 7-10 để hoàn thành. Sau đó, trứng còn phải mất thêm thời gian để hình thành phôi thai kết dính, bám chắc trong tử cung và phát triển.

Tuy nhiên trên thực tế, tùy theo thể trạng của từng người, thời điểm thai vào tử cung có thể khác nhau. Thời gian trung bình mất khoảng 9 ngày, phổ biến là 12-14 ngày.

Như vậy, trung bình mất từ 18-23 ngày để phôi thai bám vào tử cung.

Ngoài ra, do xác định ngày rụng trứng khó chính xác nên bác sĩ sản khoa thường tính tuổi thai dựa vào ngày kinh cuối. Cách tính này thường có sai số 1-2 tuần nên có những trường hợp tính tuổi thai 4-5 tuần nhưng thai vẫn chưa vào tử cung.

Dấu hiệu thai chưa vào tử cung

Thai chưa vào tử cungThai chưa vào tử cung

Bạn đang mong chờ em bé! Những dấu hiệu thai chưa vào tử cung này sẽ giúp bạn có kế hoạch chăm sóc thai kỳ phù hợp và phòng tránh những nguy cơ tai biến sản khoa có thể xảy ra.

Chu kỳ kinh nguyệt thay đổi

Trước hết, quá trình thụ thai sẽ khiến chị em bị chậm kinh. Đây là dấu hiệu đầu tiên của thai kỳ. Nếu chậm kinh khoảng 5-10 ngày thì khả năng phôi thai đã vào tử cung.

Nhưng nếu kinh chậm quá khoảng thời gian trên mà khi thử bằng que thử thai vẫn chưa lên 2 vạch thì có thể thai vẫn chưa vào tử cung.

Xuất huyết âm đạo bất thường

Dấu hiệu thai chưa vào tử cung tiếp theo này chị em cần rất cẩn trọng nếu gặp phải. Xuất huyết âm đạo nhiều, bất thường, có màu đỏ sẫm hay nâu nhạt hoặc thấy cục máu đông thì bạn nên cân nhắc đến khả năng mang thai ngoài tử cung. Trong trường hợp đó, hãy đến thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được can thiệp kịp thời.

Nếu âm đạo ra máu không nhiều, màu hồng thì bạn có thể yên tâm vì đó là máu báo thai.

Đau bụng dưới hoặc đau lưng

Cuối cùng, khi thai chưa bám vào tử cung, bạn có thể cảm thấy căng tức, đau bụng dưới hoặc đau lưng do tử cung to và mềm ra chuẩn bị cho trứng thụ tinh làm tổ. Lúc này, bạn chỉ cần nghỉ ngơi, hạn chế vận động cho cơ thể bớt mệt mỏi và dễ chịu hơn nhé!

Nguyên nhân thai vào tử cung chậm? Khi nào thai chưa vào tử cung nguy hiểm cho sức khỏe?

Sau khi thụ tinh thì thời gian thai vào tử cung thường mất 1-2 tuần, nhưng tùy theo cơ địa của mỗi mẹ, thời gian có thể lâu hơn. Nhiều mẹ bầu tính sai tuần thai do chu kỳ kinh nguyệt không đều. Bác sĩ thường tính tuổi thai dựa theo chu kỳ kinh nguyệt của chị em, cụ thể là lần cuối gần nhất rụng trứng. Đây là lý do xảy ra chênh lệch tuổi thai từ 1-2 tuần so với thực tế thai phát triển.

Ngoài ra, hai trường hợp thai chưa vào tử cung hoặc vào chậm là do:

Bất thường của vòi trứng, ống dẫn trứng

Trong quá trình trứng di chuyển để đến tử cung thì gặp trở ngại do người mẹ có những bất thường ở ống dẫn trứng, vòi trứng như hẹp, nhỏ, có sẹo do phẫu thuật. Những bất thường này làm cho trứng khó di chuyển hoặc không thể di chuyển vào tử cung.

Mang thai ngoài tử cung

Các trường hợp mang thai ngoài tử cung cũng thường hay xảy ra. Nếu bạn chậm kinh quá 14 ngày, que thử thai báo 2 vạch nhưng kết quả siêu âm thai vẫn chưa thấy túi thai trong tử cung thì bác sĩ sẽ xem xét đến khả năng mang thai ngoài tử cung.

Nếu bạn gặp phải một trong hai trường hợp trên, hãy tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn, tránh những hậu quả về sản khoa, thậm chí là vô sinh sau này.

Nên làm gì khi thai chưa vào tử cung?

Bạn nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu thai chưa vào tử cung. Kết quả siêu âm ở tuần thứ 6 cũng cho thấy thai chưa có trong buồng tử cung. Vậy bạn nên làm gì?

Bạn hãy đi siêu âmBạn hãy đi siêu âm

Siêu âm đầu dò: Bạn bình tĩnh chờ đợi khoảng một tuần và đi siêu âm đầu dò. Phương pháp siêu âm đầu dò sẽ xác định chính xác vị trí thai nhi để biết bạn có bị mang thai giả hay mang thai ngoài tử cung.

Hạn chế làm việc nặng: Trong thời gian thai chưa vào tử cung, bạn cũng nên hạn chế vận động, tránh làm việc nặng, nhất là các động tác gây áp lực lên vùng bụng.

Câu hỏi liên quan

Bên cạnh vấn đề ăn uống thì khi thai chưa vào tử cung,mẹ bầu cũng cần phải lưu ý đến các vấn đề khác cần kiêng. Cụ thể: Về vận động đi đứng; Tránh xa các nguồn lây nhiễm; Tránh xa các chất độc hại, thuốc...
Xem thêm
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, hiện tượng ra dịch nâu khi thai chưa vào tử cung chưa hẳn là dấu hiệu bất thường. Hiện tượng ra dịch nâu khi thai chưa vào tử cung lúc này được gọi cấn thai.
Xem thêm
Khi thai chưa vào tử cung thì không nên quan hệ tình dục vì...
Xem thêm
Trong quá trình thai bám vào tử cung, chị em thường có dấu hiệu đau bụng lâm râm kèm theo ra một chút máu nâu, đây là dấu hiệu hoàn toàn bình thường mà chị em không cần quá lo lắng.
Xem thêm
Thai chưa vào tử cung siêu âm đầu dò có thấy không còn tùy thuộc vào phôi thai đã hoàn chỉnh hay chưa
Xem thêm
Chu kỳ kinh nguyệt thay đổi; Xuất huyết âm đạo bất thường; Đau bụng dưới hoặc đau lưng
Xem thêm
Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi thai chưa vào tử cung thì chưa thể phá được, chị em nên chú ý về vấn đề này. Nguyên nhân là do lúc này, phôi thai có kích thước nhỏ và chưa bám vào đúng vị trí. Đồng thời, việc xác định thai đã di chuyển vào tử cung cũng khó khăn hơn.
Xem thêm
Dưới đây là 1 số cách có thể áp dụng khi thai chưa vào tử cung: Siêu âm đầu dò; Hạn chế làm việc nặng; Giữ tâm trạng thoải mái
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Thai chưa vào tử cung
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!