Tế bào hồng cầu: Giải phẫu, chức năng và các rối loạn thường gặp

Nhiệm vụ của tế bào hồng cầu là vận chuyển khí oxy (O2) từ phổi đến các mô, đi khắp mọi nơi trong cơ thể. Dọc đường, hồng cầu nhận lại khí cacbonic (CO2) từ các mô trở về phổi để đào thải ra ngoài. Oxy tham gia vào tạo năng lượng, đây là một chức năng cần thiết để giữ cho cơ thể bạn khỏe mạnh.

Video: Sinh lý hồng cầu

Tổng quan

Tế bào hồng cầu là gì?

Các tế bào hồng cầu, còn được gọi là hồng cầu, cung cấp oxy (O2) đến các mô trong cơ thể của bạn. Oxy tạo ra năng lượng và các mô sẽ giải phóng carbon dioxide (CO2). Hồng cầu sẽ tiếp tục vận chuyển carbon dioxide đến phổi để thở ra ngoài.

Chức năng tế bào hồng cầu

Tế bào hồng cầu có nhiệm vụ gì?

Các tế bào hồng cầu chịu trách nhiệm vận chuyển oxy từ phổi của bạn đến các mô của cơ thể. Các mô của bạn tạo ra năng lượng với oxy và thải carbon dioxide. Hồng cầu sẽ tiếp tục vận chuyển carbon dioxide đến phổi để thở ra ngoài.

Tế bào hồng cầu có vận chuyển oxy không?

Có, tế bào hồng cầu lấy oxy từ phổi và vận chuyển đến các mô trong cơ thể bạn. Tế bào của bạn sử dụng oxy để sản xuất năng lượng.

Giải phẫu học

Tế bào hồng cầu được tạo ra từ đâu?

Các tế bào hồng cầu phát triển trong tủy xương và được giải phóng vào máu sau khi chúng trưởng thành hoàn toàn, thời gian này mất khoảng 7 ngày.

Tế bào hồng cầu trông như thế nào?

Các tế bào hồng cầu có màu đỏ tươi nhờ một loại protein cho phép chúng mang oxy từ phổi và vận chuyển nó đến các mô khác trong cơ thể (gọi là hemoglobin).

(Nguồn ảnh fi.edu)Tế bào hồng cầuCác tế bào hồng cầu có kích thước siêu nhỏ và có hình dạng của một chiếc đĩa phẳng hoặc hình tròn với một vết lõm ở trung tâm. Tế bào hồng cầu không có nhân như tế bào bạch cầu, điều đó cho phép chúng thay đổi hình dạng và di chuyển khắp cơ thể bạn dễ dàng hơn.

Tế bào hồng cầu cấu tạo như thế nào?

Tế bào hồng cầu phát triển trong tủy xương. Tủy xương tạo ra hầu hết tất cả các tế bào trong cơ thể bạn. Các tế bào hồng cầu chứa một loại protein gọi là hemoglobin, có nhiệm vụ vận chuyển oxy.

Bệnh lý và rối loạn tế bào hồng cầu 

Những bệnh lý phổ biến ảnh hưởng đến hồng cầu 

Hồng cầu trong cơ thể có thể có số lượng thấp hoặc cao.

Các nguyên nhân gây ra lượng hồng cầu thấp gồm:

  • Thiếu máu: Máu vận chuyển ít oxy hơn bình thường và khiến cơ thể bạn cảm thấy lạnh, mệt mỏi và suy nhược.
  • Mất máu: Cơ thể bạn mất nhiều tế bào máu hơn lượng có thể sản xuất.
  • Rối loạn tủy xương: Bạn bị tổn thương tủy xương - nơi hình thành các tế bào hồng cầu (bệnh bạch cầu, ung thư hạch).
  • Ung thư: Một số bệnh ung thư và điều trị hóa trị liệu cho bệnh ung thư có thể ảnh hưởng đến số lượng tế bào hồng cầu mà cơ thể bạn sản xuất.

Các nguyên nhân gây lượng hồng cầu cao gồm:

  • Bệnh đa hồng cầu: Số lượng hồng cầu cao làm cho máu của bạn đặc lại, dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ.
  • Bệnh tim bẩm sinh: Một hoặc nhiều cấu trúc trong tim của bạn không bình thường do những vấn đề trong quá trình phát triển của thai nhi.
  • Bệnh phổi: Mô phổi bị sẹo do khí phế thũng, COPD hoặc xơ phổi.
  • Thiếu oxy: Mức oxy trong máu của bạn thấp.
  • Carbon monoxide: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ tiếp xúc với carbon monoxide.

Các triệu chứng phổ biến của tình trạng tăng hồng cầu là gì?

  • Mệt mỏi.
  • Yếu cơ.
  • Thiếu năng lượng.
  • Nhức đầu hoặc chóng mặt.
  • Tầm nhìn mờ.
  • Tay chân lạnh.

Yếu tố nguy cơ nào gây ra số lượng hồng cầu thấp?

Các yếu tố góp phần làm số lượng hồng cầu thấp gồm:

  • Thiếu vitamin (sắt, B9 và B12).
  • Suy dinh dưỡng.
  • Các bệnh lý chưa được chẩn đoán hoặc điều trị ung thư (hóa trị liệu).

Yếu tố nguy cơ nào gây ra số lượng hồng cầu cao?

Các yếu tố góp phần làm tăng số lượng hồng cầu gồm:

  • Hút thuốc lá.
  • Sống ở vùng cao.
  • Dùng thuốc nâng cao hiệu suất (steroid đồng hóa).
  • Mất nước.
  • Bệnh lý bao gồm bệnh tim hoặc phổi.

Các xét nghiệm thông thường để kiểm tra hồng cầu

Công thức máu toàn phần sẽ cho bạn biết có bao nhiêu tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu) trong máu. Xét nghiệm sẽ được thực hiện thông qua lấy máu tĩnh mạch.

Số lượng hồng cầu bình thường là bao nhiêu?

Số lượng tế bào hồng cầu bình thường khác nhau tùy theo từng người:

  • Nam giới: 4,7 đến 6,1 triệu tế bào hồng cầu trên mỗi microlit máu.
  • Phụ nữ: 4,2 đến 5,4 triệu tế bào hồng cầu trên mỗi microlit máu.
  • Trẻ em: 4,0 đến 5,5 triệu hồng cầu trên mỗi microlít máu.

Nếu lượng hồng cầu của bạn nằm ngoài những phạm vi này, tức là quá cao hoặc quá thấp và bác sĩ sẽ chỉ định thêm các xét nghiệm hoặc phương pháp điều trị bổ sung.

Các phương pháp điều trị rối loạn hồng cầu phổ biến 

Điều trị rối loạn hồng cầu khác nhau tùy thuộc vào chẩn đoán và mức độ nghiêm trọng của tình trạng này. Các lựa chọn điều trị gồm:

  • Uống vitamin.
  • Ăn một chế độ ăn uống cân bằng.
  • Điều trị các bệnh lý hiện có.
  • Được truyền máu.

Những vấn đề quan tâm khác

Làm cách nào để duy trì hồng cầu khỏe mạnh?

Bạn có thể duy trì các tế bào hồng cầu khỏe mạnh bằng cách ăn một chế độ ăn uống bổ dưỡng có đầy đủ các vitamin và khoáng chất như sắt, B9 (axit folic) và B12, bao gồm:

  • Thịt đỏ (thịt bò) và thịt nội tạng, như gan.
  • Cá.
  • Các loại rau ăn lá, như cải xoăn và rau bina.
  • Đậu lăng, đậu Hà Lan.
  • Quả hạch và quả khô.

Các câu hỏi thường gặp 

Hemoglobin trong hồng cầu là gì?

Hemoglobin là protein mang oxy và tồn tại trong mỗi tế bào hồng cầu. Nếu tế bào hồng cầu của bạn là một chiếc xe, hemoglobin nằm ở vị trí ghế lái, lấy oxy ở phổi và vận chuyển nó đến các mô khắp cơ thể bạn.

Sự thật thú vị về tế bào hồng cầu 

  • Các tế bào hồng cầu có tuổi thọ hạn chế vì chúng không có nhân. Khi một tế bào hồng cầu di chuyển qua các mạch máu, nó sẽ sử dụng hết nguồn cung cấp năng lượng và chỉ tồn tại được trung bình 120 ngày.
  • Máu của bạn có màu đỏ vì các tế bào hồng cầu chiếm 40%.

Tổng kết

Các tế bào hồng cầu liên tục di chuyển khắp cơ thể để mang oxy đến các mô và giải phóng carbon dioxide khi bạn thở ra. Hãy giữ cho các tế bào hồng cầu của bạn khỏe mạnh bằng cách ăn uống bổ dưỡng với đầy đủ vitamin và khoáng chất, tránh hút thuốc để giảm nguy cơ rối loạn hồng cầu.

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Chỉ số thể tích khối hồng cầu của cơ thể giảm khi cơ thể bị mất máu hoặc thiếu máu, thai nghén.
Xem thêm
Nước tiểu có chứa hồng cầu do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, bao gồm: Nhiễm trùng đường tiết niệu; Quan hệ tình dục; Tập luyện thể dục thể thao gắng sức; Phụ nữ đang trong giai đoạn kinh nguyệt...
Xem thêm
Khi số lượng hồng cầu ít hơn mức bình thường thể hiện những bất ổn về sức khỏe mà bạn cần đặc biệt quan tâm. Hồng cầu tụt giảm rất nguy hiểm vì có thể dẫn đến bệnh thiếu máu
Xem thêm
Bạn cần hạn chế ăn các thực phẩm chế biến có hàm lượng natri cao, chẳng hạn như thịt xông khói, thịt nguội, xúc xích, thực phẩm đông lạnh, khoai tây chiên và súp. Thay vào đó, hãy ưu tiên nhiều thực phẩm tươi, nguyên chất được chế biến tại nhà với gia vị không có muối.
Xem thêm
Hồng cầu nhỏ gây thiếu máu là tình trạng thiếu máu trong đó có yếu tố kích thước trung bình hồng cầu nhỏ hơn so với kích cỡ bình thường, thường kèm theo giảm huyết sắc tố (nhược sắc).
Xem thêm
Trên thị trường hiện nay có khá nhiều các loại thuốc kích thích tạo hồng cầu, tuy nhiên, thuốc kích thích tạo hồng cầu không phải là thuốc bổ nên không thể tự ý sử dụng. Người bệnh chỉ nên dùng và tuân thủ đúng theo chỉ định, xét nghiệm từ bác sĩ.
Xem thêm
Cơ thể có thể tăng sản xuất hồng cầu để bù đắp lại một số bệnh lý gây ra giảm nồng độ oxy như: Bệnh tim bẩm sinh ở người lớn; Suy tim; Bệnh lý xuất hiện từ khi sinh gây giảm khả năng vận chuyển oxy của các tế bào hồng cầu (bệnh hemoglobin); Sống ở vùng cao; COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) và các bệnh lý khác của phổi;
Xem thêm
Một chế độ ăn uống cung cấp nhiều chất sắt có thể làm gia tăng sự sản xuất các tế bào hồng cầu trong cơ thể. Bạn có thể lựa chọn một số loại thực phẩm giàu sắt sau: Thịt nội tạng, ví dụ như gan và thận; Thịt đỏ, ví dụ như thịt bò; Lòng đỏ trứng; Các loại rau xanh sẫm màu, chẳng hạn như cải xoăn và rau bina
Xem thêm
Bệnh kéo dài còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác như: Bệnh bạch cầu và một số loại ung thư khác. Do đó, người bệnh cần được điều trị kịp thời, ngăn chặn nguy cơ xảy ra các biến chứng.
Xem thêm
Củ dền đỏ; Củ cải; Quả lựu; Bí ngô; Các loại quả giàu vitamin C; Rau má...
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Hồng cầu
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!