3 bệnh lý về hồng cầu thường gặp

Bệnh lý về hồng cầu đề cập đến các tình trạng ảnh hưởng đến số lượng hoặc chức năng của các tế bào hồng cầu. Hồng cầu là những tế bào hình đĩa lõm, di chuyển trong các mạch máu, mang oxy đi khắp cơ thể.

Video: Các Bệnh Lý Hồng Cầu & Điều Trị (Các dạng Thiếu máu) - Giải Phẫu Sinh Lý

Hồng cầu là một trong những thành phần chính của máu. Chúng là một trong những loại tế bào có số lượng nhiều nhất. Cơ thể con người tạo ra khoảng 2 triệu hồng cầu mỗi giây và chúng là nguyên nhân tạo ra màu đỏ đặc biệt của máu. Chúng có vai trò quan trọng là mang oxy từ phổi đến phần còn lại của cơ thể và trả lại carbon dioxide để phổi thở ra.

Có nhiều dạng bệnh lý hồng cầu khác nhau, bao gồm các bệnh lý ảnh hưởng đến việc sản xuất, thành phần và chức năng của hồng cầu. Bệnh lý của hồng cầu có thể dẫn đến một số vấn đề trong cơ thể.

Mặc dù các triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhưng nhiều bệnh có những biểu hiện tương tự nhau. Xác định và điều trị bệnh lý hồng cầu càng nhanh càng tốt có thể giúp giảm bớt hoặc kiểm soát các triệu chứng và giảm nguy cơ biến chứng tiềm ẩn.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ thảo luận về một số bệnh lý hồng cầu phổ biến.

Định nghĩa và phân loại bệnh lý hồng cầu

(Nguồn ảnh pinterest.com)Hồng cầuCó nhiều loại bệnh hồng cầu, các nhà khoa học có thể phân loại theo thành phần cấu tạo của hồng cầu bị ảnh hưởng, ví dụ:

Bệnh huyết sắc tố

Bệnh huyết sắc tố là bệnh ảnh hưởng tới hemoglobin - là protein có mặt trong hồng cầu. Hemoglobin là một phân tử giàu sắt chịu trách nhiệm tạo ra màu đỏ của tế bào. Bệnh huyết sắc tố gây ra sản xuất bất thường hoặc thay đổi cấu trúc của hemoglobin. Ví dụ về bệnh huyết sắc tố:

  • Thiếu máu hồng cầu hình liềm
  • Bệnh thalassemia
  • Bệnh hemoglobin C
  • Bệnh hemoglobin SC

Bệnh màng hồng cầu

Bệnh màng hồng cầu bao gồm các tình trạng thay đổi cấu trúc hoặc tính thấm của hồng cầu hoặc màng của nó. Ví dụ: bệnh tế bào hình cầu di truyền và bệnh hồng cầu hình elip

Bệnh lý về enzym

Bệnh lý về enzyme ảnh hưởng đến việc sản xuất các enzym trong hồng cầu và sự trao đổi chất của tế bào. Ví dụ về rối loạn hồng cầu liên quan đến thiếu hụt enzym bao gồm thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase và thiếu hụt pyruvate kinase.

Các triệu chứng phổ biến của rối loạn hồng cầu

Các triệu chứng của bệnh lý hồng cầu có thể khác nhau tùy thuộc vào loại, mức độ nghiêm trọng và cách chúng ảnh hưởng đến các tế bào. Tuy nhiên, vì những bệnh lý này ảnh hưởng đến hoạt động của hồng cầu, một số triệu chứng có thể trùng lặp. Các triệu chứng có thể xảy ra với các bệnh lý hồng cầu bao gồm:

  • Yếu 
  • Mệt mỏi
  • Hụt hơi
  • Choáng váng hoặc ngất xỉu khi đứng lên quá nhanh
  • Tim đập loạn nhịp
  • Khó tập trung
  • Ngứa ran hoặc tê ở bàn tay hoặc bàn chân
  • Vàng da

Thiếu máu

Thiếu máu xảy ra khi một người có số lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh thấp. Điều này có thể xảy ra do những thay đổi trong chính tế bào hoặc các thành phần của tế bào, chẳng hạn như hemoglobin. Có nhiều loại thiếu máu khác nhau, mỗi loại có nguyên nhân riêng.

Thiếu máu do thiếu sắt

Chế độ ăn uống ít sắt hoặc mất máu do các vấn đề như kinh nguyệt quá nhiều có thể gây thiếu máu do thiếu sắt. Các nguyên nhân nghiêm trọng hơn bao gồm mất máu do chảy máu bên trong đường tiêu hóa hoặc ung thư.

Thiếu máu ác tính

Thiếu máu ác tính là một chứng rối loạn hiếm gặp, trong đó cơ thể gặp khó khăn khi sử dụng vitamin B-12, một thành phần quan trọng trong việc tạo ra hồng cầu. Điều này có thể xảy ra do tình trạng tự miễn dịch hoặc nguyên nhân khác làm ảnh hưởng tới niêm mạc dạ dày, khiến các tế bào liên kết với vitamin B-12 bị giảm sút làm ruột không hấp thu được chúng.

Thiếu máu bất sản

Thiếu máu bất sản xảy ra khi cơ thể không thể sản xuất đủ các tế bào máu mới. Điều này có thể xảy ra khi có tổn thương trong tủy xương - nơi tạo ra các tế bào máu. Thiếu máu bất sản có thể xuất hiện khi sinh hoặc có thể xảy ra sau khi tủy xương bị tổn thương do tiếp xúc với các phương pháp điều trị như hóa trị, xạ trị hoặc các hóa chất độc hại khác.

Thiếu máu hồng cầu hình liềm

Thiếu máu hồng cầu hình liềm là một trong những triệu chứng quan trọng nhất của bệnh hồng cầu hình liềm. Bệnh hồng cầu hình liềm tạo ra các tế bào máu bị biến dạng và bị phá hủy quá sớm. Điều này gây ra sự thiếu hụt hồng cầu và có thể dẫn đến các vấn đề khác như các tế bào gặp khó khăn trong việc di chuyển qua các mạch máu.

Bệnh hồng cầu hình liềm là một bệnh lý truyền. Có một số loại bệnh hồng cầu hình liềm khác nhau, tùy thuộc vào các đặc điểm mà người bệnh thừa hưởng từ cha mẹ. Thiếu máu hồng cầu hình liềm là một dạng bệnh hồng cầu hình liềm nặng.

Thiếu máu tan máu tự miễn

Thiếu máu tan máu tự miễn đề cập đến một nhóm các rối loạn tự miễn dịch trong đó hệ thống miễn dịch tấn công nhầm và phá hủy các hồng cầu của chính cơ thể, dẫn đến cơ thể không có đủ hồng cầu.

Một số trường hợp thiếu máu tan máu tự miễn không rõ nguyên nhân. Một số trường hợp có thể xảy ra cùng với các bệnh của hệ thống miễn dịch khác, chẳng hạn như bệnh bạch cầu, bệnh lupus hoặc bệnh bạch cầu đơn nhân. Người bệnh cũng có thể bị thiếu mãu tan máu tự miễn sau khi dùng một số loại thuốc, chẳng hạn như penicillin.

Tăng hồng cầu hình cầu

Tăng hồng cầu hình cầu là một tình trạng khiến cơ thể sản sinh ra các hồng cầu bất thường, có hình tròn và hình cầu hơn so với hình dạng đĩa bình thường của một hồng cầu. Điều này làm cho các tế bào máu trở nên mỏng manh và dễ bị vỡ hơn.

Bệnh tăng hồng cầu hình cầu là một loại bệnh thiếu máu huyết tán. Nó là bệnh lý di truyền, gen đột biến được truyền từ cha hoặc mẹ sang con của họ.

Bệnh thiếu máu tan máu di truyền

Bệnh thiếu máu tan máu di truyền đề cập đến một loại thiếu máu di truyền khiến các tế bào hồng cầu bị vỡ sớm hơn các tế bào máu khỏe mạnh bình thường. Có một số đột biến di truyền khác nhau có thể gây ra những thay đổi trong gen dẫn đến tình trạng này.

Thalassemia

Thalassemia là một bệnh lý ảnh hưởng đến khả năng sản xuất hemoglobin và hồng cầu của cơ thể. Kết quả là nó khiến người bệnh có ít hồng cầu khỏe mạnh hơn. Thalassemia là một tình trạng di truyền qua gen. Có một số loại bệnh thalassemia, tùy thuộc vào gen đột biến mà cha mẹ truyền cho con cái.

Đa hồng cầu

Đa hồng cầu hay chứng tăng hồng cầu, là tình trạng cơ thể có số lượng hồng cầu tăng lên. Các tế bào thừa có thể làm cho máu đặc hơn và dẫn đến khó lưu thông máu, có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác.

Đa hồng cầu có thể là nguyên phát hoặc thứ phát. Bệnh đa hồng cầu nguyên phát là một loại ung thư máu phát triển chậm. Nó cũng thường gây ra sự gia tăng các tế bào bạch cầu và tiểu cầu. Bệnh đa hồng cầu thứ phát có thể do các yếu tố như:

  • Hút thuốc
  • Sử dụng steroid
  • Thiếu oxy mãn tính trong động mạch
  • Một số loại khối u

Bệnh sốt rét

Sốt rét là một bệnh xảy ra do một loại ký sinh trùng lây nhiễm một số loại muỗi. Sốt rét có thể dẫn đến thiếu máu, do ký sinh trùng lây nhiễm và phá hủy các tế bào hồng cầu.


(Nguồn ảnh thehindubusinessline.com)Những con muỗi truyền kí sinh trùng vào người gây nên bệnh sốt rét

Những con muỗi bị nhiễm bệnh có thể truyền ký sinh trùng vào người. Nó cũng có thể truyền qua đường máu khác, chẳng hạn như truyền máu, dùng chung kim tiêm hoặc từ mẹ sang trẻ sơ sinh trong khi sinh.

Tóm tắt

Hồng cầu đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Khi những bệnh lý ảnh hưởng đến hồng cầu, chúng có thể có chung một số triệu chứng giống nhau, chẳng hạn như suy nhược, mệt mỏi và khó thở.

Có nhiều loại bệnh lý hồng cầu và nguyên nhân của chúng khác nhau. Bạn có thể tới khám và điều trị các bệnh lý này ở chuyên khoa huyết học.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!