Tầng sinh môn: Cấu tạo và liên quan lâm sàng

Tầng sinh môn là một vùng giải phẫu trong xương chậu. Nó nằm giữa hai đùi và nằm dưới phần sâu nhất của đáy chậu. Tầng sinh môn được ngăn cách với khoang chậu bởi sàn chậu.

Video: Rạch tầng sinh môn có đau không?

Vùng này chứa các cấu trúc hỗ trợ hệ thống niệu sinh dục và tiêu hóa - và do đó nó đóng một vai trò quan trọng trong các chức năng như tiểu tiện, đại tiện, quan hệ tình dục và sinh con.

Tầng sinh môn nằm giữa hai đùi (Vùng màu vàng) (Nguồn ảnh teachmeanatomy.info)Tầng sinh môn nằm giữa hai đùi (Vùng màu vàng) (Nguồn ảnh teachmeanatomy.info)Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét giải phẫu của tầng sinh môn - ranh giới, cấu tạo và các mối tương quan của nó.

Ranh giới tầng sinh môn

Trong thực hành lâm sàng, thuật ngữ “tầng sinh môn” thường được sử dụng để mô tả khu vực giữa cơ quan sinh dục ngoài và hậu môn. Tuy nhiên, về mặt giải phẫu, tầng sinh môn là một cấu trúc hình thoi.

Có hai cách chính để mô tả ranh giới của tầng sinh môn. Ranh giới giải phẫu đề cập đến các ranh giới liên quan với xương, trong khi các ranh giới bề mặt mô tả giải phẫu bề mặt của đáy chậu.

Ranh giới giải phẫu

Các ranh giới giải phẫu của tầng sinh môn là:

  • Phía trước – khớp xương mu
  • Phía sau  - đỉnh của xương cụt .
  • Phía bên – ngành dưới của xương mu, ngành dưới của xương ngồi và dây chằng cùng - ụ ngồi
  • Phía trên - sàn chậu.
  • Phía đáy - da và cân

Tầng sinh môn có thể được chia nhỏ bằng một đường lý thuyết vẽ theo chiều ngang giữa 2 ụ ngồi. Sự phân chia này tạo thành tam giác niệu sinh dục trước và tam giác hậu môn sauNhững hình tam giác này được liên kết với các thành phần khác nhau của tầng sinh môn.

Ranh giới giới bề mặt

Ranh giới giải phẫu của tầng sinh mônRanh giới giải phẫu của tầng sinh môn

Các ranh giới bề mặt được hiển thị rõ nhất khi các chân dạng ra và cấu trúc hình thoi hiện ra:

  • Phía trước:  âm vật ở nữ, gốc dương vật ở nam.
  • Mặt bên – mặt bên của đùi.
  • Phía sau – phần trên của rãnh liên mông

Cấu tạo tầng sinh môn

Tầng sinh môn có thể được chia nhỏ bằng một đường lý thuyết được vẽ theo chiều ngang giữa 2 ụ ngồi. Sự phân chia này tạo thành hình tam giác niệu sinh dục ở trước và hình tam giác hậu môn ở phía sau. Những hình tam giác này được liên kết với các thành phần khác nhau của tầng sinh môn - mà bây giờ chúng ta sẽ xem xét chi tiết hơn.

Tam giác hậu môn

Tam giác hậu môn là nửa sau của tầng sinh môn. Nó được bao bọc bởi xương cụt, dây chằng cùng – u ngồi và một đường lý thuyết giữa 2 ụ ngồi.

Thành phần chính của tam giác hậu môn là:

  • Lỗ hậu môn.
  • Cơ thắt ngoài hậu môn - cơ tự chủ chịu trách nhiệm đóng và mở hậu môn.
  • Hố ngồi – trực tràng (x2) - không gian nằm ở phía bên của hậu môn.

Lỗ hậu môn nằm ở trung tâm trong hình tam giác với hố ngồi – trực tràng nằm ở hai bên. Các hố này chứa chất béo và mô liên kết, cho phép mở rộng ống hậu môn trong quá trình đại tiện. Chúng kéo dài từ da của vùng hậu môn (phía dưới) đến cơ hoành vùng chậu (phía trên).

Một cấu trúc giải phẫu quan trọng khác trong tam giác hậu môn là dây thần kinh thẹn, chi phối cho toàn bộ tầng sinh môn.

Thành phần của của tam giác hậu môn.Thành phần của của tam giác hậu môn.Tam giác niệu sinh dục

Tam giác niệu sinh dục là một nửa trước của tầng sinh môn. Nó bị giới hạn bởi khớp mu, ngành ngồi mu và một ranh giới lý thuyết giữa 2 ụ ngồi. Tam giác liên kết với các cấu trúc của hệ thống niệu sinh dục - cơ quan sinh dục ngoài và niệu đạo.

Về mặt cấu trúc, tam giác niệu sinh dục rất phức tạp, với một số lớp và khoang đệm. Không giống như tam giác hậu môn, tam giác niệu sinh dục có thêm một lớp cân sâu chắc khỏe – là các mạc đáy chậu.

Các lớp của tam giác niệu sinh dục (từ nông đến sâu):

  • Da - Các lỗ niệu đạo và âm đạo mở ra trên da.
  • Mạc đáy chậu nông: nằm ở mặt nông của các tạng cương, bờ sau dính liền với mạc hoành niệu dục dưới.
  • Mạc hoành niệu dục dưới: nằm ở mặt nông của hoành niệu dục. Hai mặt trên bờ sau dính với nhau mở ra phía trước giới hạn một khoảng gọi là khoang đáy chậu nông. Phần này chứa phần sau của tạng cương, cơ hành xốp, cơ ngồi hang, cơ ngang đáy chậu nông, mạch máu, thần kinh bìu.
  • Khoang đáy chậu sâu: cấu tạo chủ yếu bởi hoành niệu dục mà mặt trên và dưới được che phủ bởi mạc hoành niệu dục trên và dưới gồm có hai cơ:
  1. Cơ thắt niệu đạo: nguyên uỷ ở mặt trong ngành dưới xương mu, bám tận ở đường giữa.
  2. Cơ ngang đáy chậu sâu: nguyên uỷ từ ngành xương ngồi, bám tận trung tâm gân đáy chậu, trong cơ này có tuyến hành niệu đạo.
Lớp nông của tam giác niệu sinh dụcLớp nông của tam giác niệu sinh dục

 

Thân đáy chậu

Nằm ở trung điểm đường nối hậu môn âm đạo, hầu hết các cơ đều bám ở đây được xem là chìa khoá để mở toang đáy chậu, đặc biệt quan trọng ở nữ giới có nhiệm vụ nâng đỡ gián tiếp tử cung, hay bị tổn thương khi sinh

Các cơ bám vào thân đáy chậu (màu vàng trên hình)Các cơ bám vào thân đáy chậu (màu vàng trên hình)

 

Mạch máu và thần kinh

Nguồn cung cấp mạch máu và thần kinh chính cho đáy chậu là từ dây thần kinh thẹn (S2 đến S4) và động mạch thẹn trong.

Dây thần kinh thẹn (cùng với động mạch và tĩnh mạch thẹn trong) đi dọc theo bề mặt bên trong của các ụ ngồi, thông qua một “ống” được hình thành bởi sự dày lên của mạc cơ bịt ( gọi là ống Alcock). Bó mạch - thần kinh thẹn hướng xuống dưới qua mỗi hố ngồi và tạo ra các nhánh cho cả tam giác hậu môn và sinh dục.

Liên quan đến lâm sàng – thân đáy chậu

Thân đáy chậu là phần gắn kết trung tâm của các cơ đáy chậu, có chức năng nâng đỡ sàn chậu.

Sinh con có thể dẫn đến tổn thương (kéo căng / rách) cơ đáy chậu, do đó có thể dẫn đến sa tạng vùng chậu.  Điều này có thể tránh được bằng cách rạch tầng sinh môn. Điều này chắc chắn gây tổn thương niêm mạc âm đạo, nhưng ngăn cản quá trình rách tầng sinh môn không kiểm soát được.

Cắt tầng sinh môn để tránh rách tầng sinh môn và / hoặc sàn chậu.Cắt tầng sinh môn để tránh rách tầng sinh môn và / hoặc sàn chậu.Liên quan đến lâm sàng - U nang tuyến của Bartholin

Các tuyến Bartholin nằm trong khoang đáy chậu nông của tam giác niệu sinh dục. Vai trò của chúng là tạo ra một lượng nhỏ chất lỏng giống như chất nhầy.

Thông thường, tuyến Bartholin không được phát hiện khi khám sức khỏe. Tuy nhiên, nếu ống dẫn bị tắc, các tuyến này có thể sưng lên để tạo thành các u nang chứa đầy chất lỏng.

Những u nang này có thể bị nhiễm trùng và viêm. Nguyên nhân phổ biến nhất của nhiễm trùng là do vi khuẩn như Staphylococcus sppEscherichia coli.

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Sau khi thực hiện thu nhỏ tầng sinh môn, 7 ngày sau bác sĩ sẽ cắt chỉ và bạn sẽ tự chăm sóc tại nhà. Sau 6 tuần và đến 3 tháng sau phẫu thuật các chức năng của tầng sinh môn gần như được bình phục hoàn toàn và có thể quan hệ tình dục trở lại bình thường.
Xem thêm
Sản phụ sẽ thấy xuất hiện một số dấu hiệu sau khi vết khâu tầng sinh môn bị hở: Đau và nóng rát tại vùng khâu tầng sinh môn, đặc biệt khi đi tiểu; Vết khâu sau sinh bị nhiễm trùng, chảy mủ, ngứa ngáy, khó chịu; Chảy máu nhiều hoặc ra cục máu đông;...
Xem thêm
Trung bình, một ca thu hẹp tầng sinh môn tại các BV công có giá khoảng 2 – 3 triệu đồng. Tại các cơ sở tư nhân, mức giá rơi vào 5 – 8 triệu đồng/lần làm mới.
Xem thêm
Trường hợp 3 tháng vẫn còn nhiễm trùng và đau là không bình thường. Bạn nên đến khám ở một bác sĩ chuyên khoa sản để được điều trị đúng mức.
Xem thêm
Vết khâu tầng sinh một khi đã bị hở thì khó tự lành lại, bên cạnh đó còn dễ bị nhiễm trùng.
Xem thêm
Không phải mẹ bầu nào đã từng rạch tầng sinh môn trong lần đầu tiên sinh con thì trong lần 2 cũng phải như vậy.
Xem thêm
Có thể là do cơ địa dị ứng với chỉ khâu, hoặc cũng có thể là do cơ thể mẹ bị thiếu chất, do kiêng khem quá nhiều dẫn đến kháng sinh không xuống chỗ vết thương và gây nên tình trạng nhiễm trùng. Một nguyên nhân khác cũng có thể là do chị em chưa vệ sinh đúng cách dẫn đến nhiễm trùng, hoại tử khiến vết thương càng nặng hơn.
Xem thêm
Một số loại thuốc thường được sử dụng là thuốc làm liền da, thuốc trị sẹo, thuốc trị sẹo lồi hay kem giảm đau,… được mua ở tiệm thuốc tây liệu có thực sự an toàn và hiệu quả cho việc chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sau sinh.
Xem thêm
Mẹ bị đau khi phải rạch và khâu tầng sinh môn là điều dễ hiểu. Tùy vào cơ địa từng người, cảm giác đau sẽ biến mất sau khoảng 2 đến 3 tuần nếu mẹ chăm sóc sức khỏe cẩn thận và không bị biến chứng.
Xem thêm
Sau khi cắt tầng sinh môn, sản phụ có thể bị đau, vết khâu bị mưng mủ, bục chỉ, ngứa,... Đây có thể là dấu hiệu nhiễm khuẩn tầng sinh môn sau sinh.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Tầng sinh môn
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!