Tái tạo da: Phương pháp trẻ hóa làn da

Da là cơ quan lớn nhất, là lớp hàng rào vật lý bảo vệ cơ thể chúng ta. Da chịu tác động rất lớn từ môi trường bên ngoài, các tác nhân như: khói, bụi, ánh sáng mặt trời… có thể làm tổn hại làn da. Quá trình tái tạo da giúp da loại bỏ những tổn thương này, làm da luôn luôn săn chắc, khỏe mạnh.

Video: Tái tạo da và những điều cần biết - Da mụn có nên dùng thuốc bắc để tái tạo da trị mụn.

Tái tạo da là gì?

Tái tạo da là phương pháp lấy đi tế bào da xỉn màu, hư tổn ở bên ngoài nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng của các tế bào da mới tự nhiên, khỏe mạnh. Hoạt động tái tạo làn da còn giúp kích thích sản sinh collagen, sửa chữa các bó sợi collagen đứt gãy mang lại một làn da căng bóng, khỏe mạnh.

Tái tạo da như quá trình thay da: lớp da xấu được loại bỏ, lớp tế bào mới được kích thích phát triển (Nguồn ảnh: Pinterest)Tái tạo da như quá trình thay da: lớp da xấu được loại bỏ, lớp tế bào mới được kích thích phát triển (Nguồn ảnh: Pinterest)Da bình thường cũng có quá trình làm mới tự nhiên, thời gian để toàn bộ lớp thượng bì được thay mới hoàn toàn là khoảng 28 ngày. Theo thời gian, quá trình thay mới làn da kém dần đi, sự bong tế bào chết không đồng đều dẫn tới nhiều vấn đề như: da xỉn màu, thô ráp, xạm da…

Do đó, các phương pháp tái tạo da ra đời để thúc đẩy quá trình đổi mới của làn da, đem lại cho chị em làn da trẻ trung, hồng hào, chắc khỏe.

Các phương pháp tái tạo da

Dựa trên nguyên lý: loại bỏ lớp tế bào hư tổn bên ngoài để thúc đẩy sự tăng sinh tế bào da mới, có rất nhiều kỹ thuật tái tạo bề mặt da mà bạn có thể lựa chọn. Tất cả các kỹ thuật cơ bản mang lại cho bạn những kết quả tương đương nhau. Bốn phương pháp tái tạo mặt da phổ biến gồm:

  • Phương pháp hóa học: là kỹ thuật dùng chất hóa học để phá hủy các lớp tế bào ngoài cùng của da bị hư hỏng. Sau đó, lớp da này sẽ được tái tạo từ các phần phụ của thượng bì còn lại trong lớp bì. Tiến trình này bắt đầu trong vòng 24 giờ sau khi da bị lột và thường hoàn tất sau 5-10 ngày. Lớp hạ bì được tái tạo chậm hơn sau 40-56 ngày; ở người lớn tuổi có thể kéo dài đến 90 ngày. Giới hạn của kỹ thuật này là có thể để lại sẹo xấu và sự tăng sắc tố. Các hóa chất và công thức khác nhau được chọn lựa sử dụng tùy theo độ sâu của lớp da cần lột. Hóa chất thâm nhập sâu vào lớp bì có thể hủy hoại phần lớn các phần phụ của da làm vết lột chậm lành và có sẹo. Do đó cần lựa chọn cơ sở uy tín để tránh những tác hại không mong muốn của phương pháp này.  

Tái tạo da bằng hóa chất (Nguồn ảnh: Dundee Dermatology)Tái tạo da bằng hóa chất (Nguồn ảnh: Dundee Dermatology)

  • Liệu pháp bào mòn da: Phương pháp điều trị này tạo ra sang thương nhỏ trên da nhằm loại bỏ lớp da bên ngoài thô kệch, xấu xí. Liệu pháp này sử dụng một bánh xe nhỏ có bề mặt xù xì thô ráp tương tự như giấy nhám để mài mòn da, loại bỏ các lớp trên của da. Khi điều trị, da có thể bị phồng rộp nhưng sẽ nhanh chóng phục hồi trả lại làn da mịn màng.
  • Tái tạo bề mặt bằng laser: là phương pháp sử dụng chùm tia laser tác động vào tổ chức da. Kỹ thuật này hướng các tia sáng ngắn và tập trung xung ánh sáng ở vùng da bị lão hóa để trị liệu, loại bỏ các lớp da và thúc đẩy da sản sinh collagen.

Laser tái tạo da (Nguồn ảnh: Eucerin)Laser tái tạo da (Nguồn ảnh: Eucerin)

  • Tái tạo da bằng phương pháp thiên nhiên: sử dụng mật ong, sữa chua, bột yến mạch, sữa tươi và các nguyên liệu tự nhiên khác để làm mặt nạ tái tạo da, đồng thời bổ sung dinh dưỡng cho làn da khỏe mạnh. Cách làm này đơn giản, nguyên liệu dễ tìm. Điều này giúp người dùng tối ưu hoá chi phí của mình. Tuy nhiên, bạn phải kiên trì thực hiện trong một thời gian dài mới thấy được hiệu quả, và tác dụng của phương pháp này chỉ mang tính chất tạm thời chứ không thể trị dứt điểm.

Chỉ định tái tạo da

Liệu pháp tái tạo da thường được chỉ định cho các vấn đề về da sau:

  • Mụn trứng cá và các tổn thương sau mụn như: sẹo, thâm
  • Da sạm màu, tối màu
  • Tàn nhang, rám má, đốm nâu, tăng sắc tố sau viêm 
  • Nếp nhăn, dấu chân chim quanh mắt, khóe miệng
  • Tổn thương da tiền ung thư
  • Sẹo do vết thương, chấn thương cũ. 
  • Dày sừng ánh sáng

Có thể cải thiện nám da bằng phương pháp tái tạo da (Nguồn ảnh: Pinterest)Có thể cải thiện nám da bằng phương pháp tái tạo da (Nguồn ảnh: Pinterest)

Chống chỉ định

Bạn có thể không phải là “ứng cử viên phù hợp” cho liệu trình tái tạo da nếu như bạn đang gặp phải một trong các tình trạng sau:

  • Mụn trứng cá nặng
  • Sẹo quá sâu
  • Đã và đang sử dụng thuốc trị mụn chứa isotretinoin trong 2 năm gần đây
  • Đang mang thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ
  • Từng bị lở miệng (do nhiễm virus herper simplex)
  • Hệ miễn dịch yếu: bị tiểu đường hoặc suy giảm miễn dịch
  • Có tiền sử trị liệu bằng phương pháp bức xạ trên da mặt
  • Mô sẹo phát triển quá mạnh (tình trạng sẹo lồi)
  • Dị ứng với các hóa chất tái tạo da
  • Không tuân thủ chăm sóc da sau tái tạo

Lưu ý khi thực hiện

Trước khi táo tạo da

  • Trước khi thực hiện liệu trình tái tạo bề mặt da, chuyên viên da liễu sẽ kiểm tra cẩn thận tình trạng da mặt của bạn. Bạn cần chia sẻ rõ ràng với chuyên viên điều trị về các vấn đề sức khỏe toàn thân, tiền sử dị ứng cũng như tiền sử phẫu thuật và điều trị thuốc. Điều này sẽ giúp chuyên gia quyết định chính xác hơn khi lựa chọn phương pháp tái tạo da phù hợp với bạn.
  • Làm sạch da mặt vào buổi tối hôm trước và buổi sáng trước khi thực hiện liệu pháp tái tạo da
  • Không nên trang điểm hay sử dụng mỹ phẩm.

Làm sạch mặt trước khi tái tạo da (Nguồn ảnh: MyThirstySpot)Làm sạch mặt trước khi tái tạo da (Nguồn ảnh: MyThirstySpot)Sau khi tái tạo da

Quy trình tái tạo da có thể khiến làn da của bạn dễ tổn thương hơn. Do đó, sau khi thực hiện tái tạo, bạn cần lưu ý:

  •  Vệ sinh da nhẹ nhàng: 

Cần đảm bảo sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ phù hợp cho làn da tái tạo

Giữ vệ sinh sạch sẽ giúp ngăn chặn sự hoạt động của vi khuẩn gây nhiễm trùng, viêm nhiễm. Sử dụng sản phẩm rửa mặt được bác sĩ da liễu khuyên dùng để hạn chế gây kích ứng, khô da. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế để làn da tiếp xúc với môi trường ô nhiễm từ bên ngoài, không nên đưa tay chạm lên mặt.

  • Giảm sưng tấy và mẩn đỏ:

Chườm mát và chườm đá sẽ giúp giảm sưng đỏ cho da – một tác dụng phụ thường gặp khi tái tạo da. Áp dụng thường xuyên sẽ giải quyết những vấn đề này trong khi làn da mới của bạn đang hình thành.

  • Dưỡng ẩm cho da

 Dưỡng ẩm sau khi tái tạo da giúp làn da mau chóng phục hồi

Ngay sau khi điều trị xong, bạn sẽ được thoa thuốc mỡ cho vùng da đó để giúp vết thương bắt đầu lành và ngăn ngừa nhiễm trùng. Sau khi ngừng sử dụng thuốc mỡ, bạn sẽ cần giữ ẩm cho da bằng các loại kem dưỡng và các liệu pháp chăm sóc da bảo vệ đã được phê duyệt.

  • Sử dụng kem chống nắng phù hợp

Tránh ánh nắng trực tiếp và dùng kem chống nắng khi phải ra ngoài (Nguồn ảnh: Rebecca)Tránh ánh nắng trực tiếp và dùng kem chống nắng khi phải ra ngoài (Nguồn ảnh: Rebecca)Làn da mới tái tạo bị mất đi một phần hàng tế bào bảo vệ da, do đó rất nhạy cảm với ánh sáng mặt trời. Bạn cần chọn kem chống nắng phù hợp cho làn da nhạy cảm. Qua đó, làn da sẽ được bảo vệ tối ưu trước những tác động của ánh nắng mặt trời, hạn chế gây ra hiện tượng bỏng da. Ngoài ra, dùng kem chống nắng phù hợp sẽ giúp da nhanh lành hơn.

Câu hỏi liên quan

Cách đẩy nhanh quá trình tái tạo da: Cấp ẩm để thúc đẩy quá trình tái tạo da mặt, Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để thúc đẩy quá trình tái tạo da mặt, Sử dụng công nghệ hiện đại để thúc đẩy quá trình tái tạo da mặt
Xem thêm
Hiện nay có rất nhiều phương pháp tái tạo da mặt, như: Mặt nạ hóa học, Liệu pháp bào mòn da,Tái tạo bề mặt bằng laser, Tái tạo da bằng liệu pháp tự nhiên
Xem thêm
Tái tạo làn da bằng kem tái tạo cũng là một trong những biện pháp làm đẹp phổ biến vì tính tiện dụng, gọn nhẹ và hiệu quả nhanh.
Xem thêm
Đa phần các phương pháp tái tạo da mặt đều không gây hại bởi quá trình tái tạo da đơn giản và không cần quá nhiều các kỹ thuật hay thiết bị cầu kỳ.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Tái tạo da
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!