Sẹo lồi: Nguyên nhân, các biện pháp điều trị và phòng ngừa

Khi da bị tổn thương, mô sợi hay còn gọi là mô sẹo hình thành trên vết thương để sửa chữa và bảo vệ vết thương. Trong một số trường hợp, các mô sẹo phát triển quá mức, tạo thành các khối cứng và nhẵn được gọi là sẹo lồi.

Video: cách điều trị sẹo lồi hiệu quả 

Sẹo lồi có thể lớn hơn nhiều so với vết thương ban đầu. Chúng xuất hiện nhiều nhất trên ngực, vai, dái tai và má. Tuy nhiên, sẹo lồi có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể.

Mặc dù sẹo lồi không gây hại cho sức khỏe, nhưng chúng có thể gây ra những vấn đề về thẩm mỹ. 

Các triệu chứng sẹo lồi

Sẹo lồi xuất phát từ sự phát triển quá mức của các mô sẹo. Sẹo lồi có xu hướng lớn hơn vết thương ban đầu. Chúng có thể mất vài tuần hoặc vài tháng để phát triển với kích thước lớn hơn vết thương ban đầu.

Các triệu chứng của sẹo lồi có thể bao gồm:

  • Vùng da tổn thương có màu hồng hoặc đỏ
  • Một vùng da sần hoặc có rãnh nhô lên khỏi mặt da
  • Mô sẹo tiếp tục phát triển lớn hơn theo thời gian
  • Da ngứa

Mặc dù sẹo lồi có thể gây ngứa nhưng chúng thường không gây hại cho sức khỏe. Người bị sẹo có thể cảm thấy khó chịu, đau hoặc có thể bị kích ứng do quần áo hoặc do các ma sát khác.

Sẹo lồi có thể hình thành trên các vùng da rộng trên cơ thể, nhưng trường hợp này thường hiếm. Các mô sẹo cứng và xơ hóa có thể hạn chế chuyển động của các bộ phận này.

Sẹo lồi thường gây vấn đề về thẩm mỹ hơn là sức khỏe. Người bị sẹo có thể cảm thấy tự ti nếu sẹo lồi rất lớn hoặc ở vị trí dễ nhìn thấy, chẳng hạn như trên dái tai hoặc mặt.

Nguyên nhân sẹo lồi

Tổn thương da là nguyên nhân phổ biến gây sẹo lồi. Nguồn: MedicalNewsTodayTổn thương da là nguyên nhân phổ biến gây sẹo lồi. Nguồn: MedicalNewsTodayHầu hết các loại chấn thương da có thể góp phần tạo nên sẹo lồi. Bao gồm các:
  • Sẹo mụn
  • Bỏng
  • Sẹo thủy đậu
  • Xỏ lỗ tai
  • Vết xước
  • Vết mổ
  • Vết tiêm chủng

Ước tính có khoảng 10% người bị sẹo lồi. Nam và nữ có nguy cơ bị sẹo lồi như nhau. Những người có tông màu da sẫm hơn dễ bị sẹo lồi hơn.

Các yếu tố nguy cơ khác liên quan đến sự hình thành sẹo lồi bao gồm:

  • Là người gốc châu Á
  • Là người gốc Latinh
  • Có thai
  • Dưới 30 tuổi

Sẹo lồi có xu hướng di truyền, có nghĩa là sẽ có nhiều khả năng bị sẹo lồi hơn nếu một hoặc cả hai cha mẹ bị mắc chúng.

Theo một nghiên cứu , một gen được gọi là gen AHNAK có thể đóng một vai trò trong việc xác định ai bị sẹo lồi và ai không. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người có gen AHNAK có thể dễ bị sẹo lồi hơn những người không có.

Nếu đã biết các yếu tố nguy cơ hình thành sẹo lồi, bạn nên tránh các việc có thể gây sẹo như xỏ khuyên trên cơ thể, phẫu thuật không cần thiết và xăm hình. 

Sẹo lồi và với sẹo phì đại

Sẹo lồi đôi khi bị nhầm lẫn với một loại sẹo khác phổ biến hơn được gọi là sẹo phì đại. Đây là những vết sẹo phẳng có thể có màu từ hồng đến nâu. Không giống như sẹo lồi, sẹo phì đại nhỏ hơn và có thể tự biến mất theo thời gian.

Sẹo phì đại xuất hiện như nhau giữa các giới tính và sắc tộc, và chúng thường gây ra bởi các dạng chấn thương vật lý hoặc hóa học khác nhau, chẳng hạn như xỏ khuyên hoặc tổn thương da.

Lúc đầu, các vết sẹo phì đại có thể ngứa và đau, nhưng các triệu chứng giảm dần khi da lành lại. 

Điều trị sẹo lồi tại nhà

Quyết định điều trị sẹo lồi có thể là một quyết định khó khăn. Sẹo lồi là kết quả của quá trình tự liền sẹo tự nhiên của cơ thể. Sau khi cắt bỏ sẹo lồi, các mô sẹo có thể phát triển trở lại, đôi khi nó còn phát triển trở lại to hơn trước.

Trước khi can thiệp y tế, hãy thử xem xét các phương pháp điều trị tại nhà. Dầu dưỡng ẩm là có sẵn và có thể giúp giữ cho mô mềm mại hơn. Những chất này có thể giúp giảm kích thước của vết sẹo mà không làm sẹo trở nên tồi tệ hơn. Sẹo lồi có xu hướng thu nhỏ và phẳng hơn theo thời gian, ngay cả khi không điều trị.

Ban đầu, bác sĩ có thể sẽ đề nghị các phương pháp điều trị ít xâm lấn, chẳng hạn như miếng đệm silicon, băng ép hoặc tiêm, đặc biệt nếu sẹo lồi mới hình thành. Những phương pháp điều trị này đòi hỏi phải áp dụng thường xuyên và cẩn thận để có hiệu quả, mất ít nhất 3 tháng để phát huy tác dụng.

Phẫu thuật sẹo lồi

Trong trường hợp sẹo lồi quá lớn hoặc sẹo lồi hình thành lâu ngày thì có thể nên phẫu thuật cắt bỏ. Tỷ lệ tái phát sẹo lồi sau phẫu thuật có thể cao. Tuy nhiên, lợi ích có thể là loại bỏ sẹo lồi lớn và thay bằng sẹo nhỏ hơn.

Phẫu thuật cắt lạnh có lẽ là loại phẫu thuật hiệu quả nhất đối với sẹo lồi. Còn được gọi là phương pháp áp lạnh, quy trình hoạt động về cơ bản là “đóng băng” sẹo lồi bằng nitơ lỏng.

Bác sĩ cũng có thể khuyên nên tiêm corticosteroid sau khi phẫu thuật để giảm viêm và giảm nguy cơ sẹo lồi quay trở lại.

Điều trị sẹo lồi bằng laser

 Liệu pháp Laser điều trị sẹo. Nguồn: WebMD Liệu pháp Laser điều trị sẹo. Nguồn: WebMDĐối với một số loại sẹo nhất định (bao gồm một số sẹo lồi), bác sĩ có thể đề nghị điều trị bằng laser. Phương pháp điều trị này tái tạo bề mặt sẹo lồi và vùng da xung quanh bằng chùm ánh sáng cao nhằm tạo ra vẻ ngoài mịn màng, săn chắc hơn.

Tuy nhiên, có nguy cơ điều trị bằng laser có thể làm cho tình trạng sẹo lồi trở nên tồi tệ hơn do làm tăng sẹo và tấy đỏ. Đôi khi những tác dụng phụ này còn tốt hơn so với vết sẹo ban đầu, nhưng vẫn có thể có sẹo. Điều trị bằng laser được sử dụng cho các loại sẹo khác trên da, tất cả đều có những lợi ích và rủi ro tương tự.

Ngăn ngừa sẹo lồi

Các phương pháp điều trị sẹo lồi có thể khó và không phải lúc nào cũng hiệu quả. Vì lý do này, điều quan trọng là phải cố gắng ngăn ngừa các vết thương trên da có thể dẫn đến sẹo lồi. Sử dụng miếng đệm áp suất hoặc miếng đệm gel silicon sau khi bị thương cũng có thể giúp ngăn ngừa sẹo lồi.

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc rám nắng có thể làm đổi màu mô sẹo, khiến sẹo hơi sẫm màu hơn so với vùng da xung quanh. Điều này có thể làm cho sẹo lồi nổi rõ hơn. Che vết sẹo khi ra nắng để ngăn chặn sẹo đổi màu. Hãy tìm hiểu về kem chống nắng và các cách khác để có thể bảo vệ làn da của mình.

Tiên lượng của người bị sẹo lồi

Mặc dù sẹo lồi hiếm khi gây ra tác dụng phụ nhưng người ta có thể không thích sự xuất hiện của chúng. Có thể điều trị sẹo lồi bất cứ lúc nào, thậm chí nhiều năm sau khi nó xuất hiện. Vì vậy, nếu cảm thấy ảnh hưởng vì một vết sẹo, hãy đừng ngại việc cố gắng làm mờ hoặc xóa bỏ nó.

Xem thêm

Câu hỏi liên quan

Đối với trị sẹo lồi bằng các phương pháp tự nhiên, bạn có thể áp dụng những công thức sau: Cách trị sẹo lâu năm bằng nghệ, Cách làm mờ sẹo tại nhà bằng chanh, Phương pháp dân gian trị sẹo trên mặt với rau má,...
Xem thêm
Các biện pháp tại nhà được xem là cách hợp lý và ít xâm lấn hơn để điều trị vết sẹo trên mặt: Nha đam, Nghệ, Mật ong, Chanh,...
Xem thêm
Tùy loại sẹo và tính chất sẹo mà có thể lựa chọn các phương pháp như: Ghép da, TCA, Lăn kim siêu vi điểm RF, Siêu mài mòn da,...
Xem thêm
Nguyên tắc 1: Làm nguội vết thương Nguyên tắc 2: Giữ vết phỏng luôn sạch sẽ Nguyên tắc 3: Tiến hành điều trị vết bỏng
Xem thêm
Theo các chuyên gia cho biết, sẹo lõm được xem là dạng tổn thương vĩnh viễn và nằm sâu bên trong da. Vì vậy sẹo lõm sẽ không đầy lên và cũng không tự mất đi.
Xem thêm
Sẹo lồi có thể được chữa khỏi, quá trình chữa sẹo lồi nhanh hay chậm phụ thuộc vào cách chữa và tình trạng sẹo của từng người.
Xem thêm
Sẹo lồi rất dễ nhận biết với các đặc điểm như: Vết sẹo nổi gồ trên da, nó phát triển vượt khỏi ranh giới của vết thương ban đầu, Vết sẹo có màu đỏ, hồng hay nâu, Bề mặt sẹo nhẵn, bóng hơn so với vùng da lành xung quanh và đặc biệt là không có lông giống như với da lành lặn,...
Xem thêm
Một số cách làm mờ sẹo tại nhà, bạn sẽ xua tan nỗi lo về những vết sẹo cứng đầu để lấy lại sự tự tin cùng vẻ đẹp của làn da: Cách làm mờ sẹo với bơ hạt mỡ và dầu dừa, Cách làm mờ sẹo bằng dầu ô liu, Cách làm mờ sẹo tại nhà bằng chanh, Cách làm mờ sẹo bằng dâu tây Ấn Độ,...
Xem thêm
Cách điều trị sẹo lõm bằng phương pháp lăn kim, Cách điều trị sẹo lõm bằng phương pháp Chemical peeling
Xem thêm
Làm thế nào để có thể ngăn ngừa và điều trị sẹo lồi sau bấm lỗ tai hiệu quả là vấn đề được rất nhiều người quan tâm: Điều trị bằng laser, Tiểu phẫu lấy sẹo lồi, Xạ trị loại bỏ sẹo lồi,...
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Sẹo lồi
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!