Sự khác nhau của máu báo thai và máu kinh nguyệt

Nếu bạn đang phân vân, chờ đợi cho tới khi đủ thời gian để sử dụng được que thử thai, bạn có thể đang tìm kiếm những dấu hiệu sớm của thai kì thì máu báo thai – xuất hiệu sau khi trứng được thụ tinh làm tổ trong tử cung – có thể là một trong những dấu hiệu đó.

Video: Phân biệt máu báo thai

Nếu bạn thấy một vài đốm máu ở quần lót của mình, một câu hỏi khó trả lời liền nảy ra trong đầu: “Mình đang mang thai hay tới chu kì nhỉ?”

Dấu hiệu của máu báo thai 

Phân biệt giữa máu báo thai và một kì kinh tới sớm không dễ dàng gì. Nhưng dưới đây là một số dấu hiệu để gợi ý cho bạn về điều gì đang diễn ra. 

  • Màu sắc: Máu báo thai thường có màu nâu – hồng. Mặt khác, ban đầu máu kinh nguyệt có thể có màu hồng nhạt hoặc nâu nhưng sau đó sẽ nhanh cóng chuyển thành màu đỏ thẫm. 
  • Cường độ chảy máu: Máu báo thai thường là những đốm máu nhỏ. Còn kinh nguyệt có thể mới đầu chảy yếu nhưng sau đó sẽ mạnh hơn. 
  • Co thắt tử cung: Cơn co thắt báo hiệu trứng đã được làm tổ ở tử cung thường nhẹ và ngắn. Nhưng cơn co thắt trong chu kì kinh nguyệt thường mạnh hơn và kéo dài hơn. Mỗi phụ nữ đều có ngưỡng chịu đau của riêng mình: bạn hiểu rõ cơ thể mình nhất, vì vậy hãy lắng nghe nó. 
  • Cục máu đông: Nếu khi chảy máu có kèm theo cả những cục máu đông, bạn có thể chắc chắn rằng bạn đang trong kì. Máu báo thai sẽ không sinh ra hỗn hợp trộn lẫn giữa máu và mô. 
  • Thời gian chảy máu: Máu báo thai kéo dài từ 1 tới 3 ngày trong khi kinh nguyệt kéo dài từ 4 tới 7 ngày. 
  • Độ ổn định: Máu báo thai thường là những đốm máu lúc có lúc không. Nhưng kinh nguyệt thường bắt đầu ít và nhiều dần lên. 

Những dấu hiệu mang thai khác

Nếu bạn mới mang thai, bạn có thể có những dấu hiệu sau:

  • Thay đổi tâm trạng thất thường 
  • Buồn nôn
  • Ngực mềm hơn
  • Đau đầu
  • Đau lưng dưới
  • Thường xuyên mệt mỏi

Những dấu hiệu mang thai sớm thường do sự thay đổi hormone trong cơ thể để hỗ trợ thai kì. Nhưng thật ra bạn cũng có thể trải qua những dấu hiệu này trong chu kì kinh nguyệt. 

Thời điểm xuất hiện máu báo thai 

Hai tuần chờ đợi từ khi trứng rụng cho đến kì kinh nguyệt tiếp theo có thể khá khó chịu nếu bạn đang mong muốn có con. Việc giải thích các dấu hiệu một cách chính xác có thể khá khó, nhưng may mắn là thời điểm kết hợp những triệu chứng kể trên có thể giúp bạn biết được điều gì đang xảy ra. 

Máu báo thaikinh nguyệt không xảy ra đồng thời. Máu báo thai xuất hiện sớm hơn một chút so với ngày chu kì dự tính. 

Bạn có thể so sánh ngày theo lịch. Ngày thứ nhất mang thai được tính là ngày đầu tiên của kì kinh trước. Hầu hết phụ nữ đều có chu kì đều, ngày rụng trứng thường là ngày 14 tới 16. 

Cách tính và theo dõi chu kì kinh nguyệt của phụ nữ. Nguồn ảnh: phongkham.webflow.ioCách tính và theo dõi chu kì kinh nguyệt của phụ nữ. Nguồn ảnh: phongkham.webflow.io

Bản thân trứng chỉ tồn tại được trong 24 giờ sau khi được phóng thích nhưng tinh trùng có thể sống bên trong cơ thể từ 3 tới 5 ngày. Do đó, rất khó để biết chính xác việc thụ tinh xảy ra khi nào nhưng thời gian thụ tinh có khả năng là 6 ngày xung quanh ngày rụng trứng. 

Trứng được thụ tinh làm tổ trong tử cung quanh ngày thứ 22 và 26 của chu kì. Nếu chu kì của bạn là 28 ngày, bạn sẽ không có kinh cho đến sau ngày 28. 

Vậy nên, nếu bạn bị ra máu sớm hơn và ít hơn bình thường, thì khả năng cao đó là máu báo thai, không phải kinh nguyệt. 

Thời điểm sử dụng que thử thai

Do việc phân biệt giữa máu báo thai và kinh nguyệt là không dễ dàng, bạn nên dùng que thử thai nếu như có khả năng mang bầu. 

Xét nghiệm có thai bằng cách đo nồng độ hormone hCG trong nước máu. Loại hormone này được tạo ra bởi nhau thai nuôi dưỡng phôi thai mới hình thành. 

Xét nghiệm nước tiểu để xác định có thai sẽ chính xác tới 99%, miễn là test chưa hết hạn và bạn làm test sau ngày đầu tiên bị chậm kinh, theo Planned Parenthood. 

Một số xét nghiệm nước tiểu có độ nhạy cao có thể được sử dụng sớm hơn, nhưng hãy nhớ rằng bạn có nguy cơ nhận được kết quả âm tính giả khi trên thực tế bạn lại đang mang thai. Nếu kết quả âm tính, nhưng bạn vẫn cảm thấy những triệu chứng nghi ngờ mang thai, hãy đợi 7 ngày sau và kiểm tra lại. 

Xét nghiệm máu để xác định mang thai – được thực hiện tại phòng khám hoặc bệnh viện – có thể kết luận được ngay sau 11 ngày kể từ khi thụ thai. 

Hãy nhớ rằng hCG không được sinh ra cho tới khi trứng vào làm tổ ở tử cung, nên xét nghiệm mang thai khi có dấu hiệu đầu tiên là máu báo thai thì thường sẽ cho kết quả âm tính. 

Những kiểu chảy máu khác trong thai kì

Nếu bạn đang băn khoăn về việc ra máu sau khi trễ kinh, rất có thể là do nguyên nhân khác. 

Chảy máu trong ba tháng đầu thường hay xảy ra. Thực tế, nghiên cứu đã chỉ ra rằng 25% phụ nữ bị chảy máu trong giai đoạn đầu của thai kì. Tuy nhiên, bất kì hiện tượng chảy máu nào xuất hiện trong thai kì đều được coi là bất thường và bạn nên liên hệ với bác sĩ khi điều đó xảy ra. 

Nếu máu chảy ít, nó có thể do một số nguyên nhân đơn giản. Ví dụ, cổ tử cung nhạy cảm hơn và tăng sinh các mạch máu nhiều hơn nên quan hệ tình dục hay khám phụ khoa có thể gây ra chảy máu. 

Tuy nhiên, máu đỏ tươi hoặc chảy với số lượng nhiều trong thai kì có thể là dấu hiệu dự báo cho những vấn đề nghiêm trọng. Dưới đây là một số nguyên nhân:

  • Xuất huyết dưới màng đệm: hiện tượng này xảy ra khi nhau thai tách ra khỏi vị trí ban đầu của quá trình làm tổ. 
  • Mang thai ngoài tử cung: Chỉ chiếm 1 – 2% các trường hợp mang thai, hiện tượng này xảy ra khi trứng thụ tinh làm tổ bên ngoài tử cung. Nếu bạn thấy đau bụng dữ dội ở một bên hoặc đau sau lưng, hãy liên hệ với bác sĩ sản ngay lập tức để tìm nguyên nhân. 
  • Chửa trứng: Hiện tượng này xảy ra khi một cụm mô bất thường phát triển trong trứng đã thụ tinh, thay vì là một em bé. 
  • Sảy thai: Còn được gọi là sảy thai tự nhiên, và xảy ra trước 20 tuần. Đây là một biến chứng mang thai hay gặp nhất, chiếm tỉ lệ 15 – 20%. Hơn thế nữa, 80% các ca sảy thai xảy ra trong 3 tháng đầu tiên. 
Hiện tượng trứng thụ tinh làm tổ bên ngoài tử cung gọi là mang thai ngoài tử cung.Hiện tượng trứng thụ tinh làm tổ bên ngoài tử cung gọi là mang thai ngoài tử cung.

Nếu que thử thai hiển thị kết quả dương tính và bạn vẫn chảy máu, dù ít hay nhiều, hãy liên hệ với bác sĩ để đảm bảo rằng không có gì nghiêm trọng xảy ra. 

Kết luận

Theo dõi những gì đang diễn ra với cơ thể bạn đôi khi có thể giống như một công việc toàn thời gian. Điều đó thậm chí còn mệt mỏi hơn so với việc cố gắng tìm hiểu xem là mình có thai hay không. 

Hãy theo dõi lịch để ghi nhớ ngày đầu tiên của kì kinh trước là ngày nào, cũng như ngày có khả năng thụ thai. Bạn có thể muốn ghi nhanh các triệu chứng mà mình đang gặp phải và lịch trình của mình để biết khi nào là thời điểm thích hợp để dùng que thử thai. 

Nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc nghi ngờ nào về hiện tượng chảy máu bất thường, hãy gọi cho bác sĩ để xác định các bước tiếp theo. Việc chờ đợi là rất khó khi bạn đang thắc mắc rằng liệu mình có thai hay không, nhưng ngoài bình tĩnh chờ đợi ra bạn không thể làm được gì khác tốt hơn cả. 

Xem thêm:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!