Sóng điện từ (sóng ngắn, cực ngắn, dài, trung bình)
1. Phương pháp giải
- Định nghĩa: Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong không gian.
- Đặc điểm:
+ Sóng điện từ là sóng ngang, lan truyền được trong chân không và trong các môi trường vật chất. Tốc độ sóng điện từ phụ thuộc vào môi trường truyền sóng; trong chân không, không khí là (tốc độ lớn nhất con người có thể đạt được), trong các môi trường khác, tốc độ nhỏ hơn c.
+ Véctơ cường độ điện trường và véctơ cảm ứng từ luôn luôn vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền sóng. 3 véctơ , và tại mọi điểm tạo với nhau thành một tam diện thuận.
+ Dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm luôn luôn đồng pha với nhau.
+ Sóng điện từ tuân theo định luật truyền thẳng, phản xạ, khúc xạ như ánh sáng .
+ Sóng điện từ mang năng lượng. Năng lượng sóng điện từ tỉ lệ với lũy thừa bậc 4 của tần số.
Bảng sóng vô tuyến và ứng dụng
Loại sóng |
Bước sóng |
Đặc điểm |
Ứng dụng |
Sóng dài | ≥1000m | + Có năng lượng thấp+ Bị các vật trên mặt đất hấp thụ mạnh nhưng nước lại hấp thụ ít | Dùng trong thông tin liên lạc dưới nước |
Sóng trung | 100-1000m | + Ban ngày bị tầng điện li hấp thụ mạnh nên không truyền đi xa được+ Ban đêm bị tầng điện li phản xạ nên truyền đi xa được | Dùng trong thông tin liên lạc vào ban đêm |
Sóng ngắn | 10-100m | + Có năng lượng lớn+ Bị phản xạ nhiêu lần giữa tầng điện li và mặt đất | Dùng trong thông tin liên lạc trên mặt đất |
Sóng cực ngắn | 1-10m | + Có năng lượng rất lớn+ Không bị tâng điện li hấp thụ hay phản xạ+ Xuyên qua tầng điện li vào vũ trụ | Dùng trong thông tin vũ trụ |
* Tầng điện li là một lớp khí quyển, trong đó các phần tử khí đã bị ion hóa rất mạnh dưới tác dụng của các tia tử ngoại trong ánh sáng Mặt Trời. Tầng điện ly kéo dài từ độ cao 80÷800 km.
2. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Trong mạch chọn sóng, khi mắc tụ điện có điện dung C1 với cuộn cảm L thì mạch thu được bước sóng, λ1 = 90m. Khi mắc tụ có điện dung C2 với cuộn cảm L thì mạch thu được bước song λ2 = 120m. Khi mắc C1 nối tiếp C2 rồi mắc vào cuộn cảm L thì mạch thu được bước sóng là
A. 100 m
B. 150 m
C. 210 m
D. 72 m
Lời giải:
Áp dụng công thức bước sóng khi ghép 2 tụ điện nối tiếp:
Đáp án D
Ví dụ 2: Mạch chọn sóng của máy thu vô tuyến gồm cuộn cảm có L = 1mH và tụ có C = 10pF. Biết tốc độ sóng điện từ 3.108 m/s. Máy thu trên có thể thu được sóng điện từ có bước sóng bao nhiêu?
A. 188,4 m
B. 235,2 m
C. 1635,8m
D. 761,5m
Lời giải:
Đáp án A.
3. Bài tập vận dụng
Câu 1: Bước sóng của bức xạ da cam trong chân không là 600 nm thì tần số của bức xạ đó là
A. 5.1012 Hz.
B. 5.1013 Hz.
C. 5.1014 Hz.
D. 5.1015 Hz.
Tần số của bức xạ:
Đáp án đúng là C
Câu 2: Một sóng điện từ có tần số 60 GHz thì có bước sóng trong chân không là
A. 5 mm.
B. 5 cm.
C. 500 μm.
D. 50 μm.
Bước sóng điện từ trong chân không là:
Đáp án đúng là A
Câu 3. Tác dụng nổi bật của tia hồng ngoại là tác dụng
A. quang điện.
B. thắp sáng.
C. nhiệt.
D. hóa học (làm đen phim ảnh).
Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.
Đáp án đúng là C
Câu 4. Trong công nghiệp cơ khí, dựa vào tính chất nào sau đây của tia tử ngoại mà người ta dò tìm vết nứt trên bề mặt kim loại:
A. Kích thích nhiều phản ứng hóa học.
B. Kích thích phát quang nhiều chất.
C. Tác dụng lên phim ảnh.
D. Làm ion hóa không khí và nhiều chất khác.
Trong công nghiệp cơ khí, tia tử ngoại được sử dụng để dò tìm vết nứt trên bề mặt kim loại. Xoa một lớp dung dịch phát quang lên trên mặt vật, cho chỗ đó ngấm vào kẽ nứt. Khi chiếu tia tử ngoại vào, những chỗ đó sẽ sáng lên.
=> Dựa vào tính chất kích thích sự phát quang của nhiều chất.
Đáp án đúng là B
Câu 5. Tia tử ngoại không có tính chất nào sau đây ?
A. Quang điện.
B. Thắp sáng.
C. Kích thích sự phát quang.
D. Sinh lí.
Tia tử ngoại có một số đặc tính nổi bật sau đây:
+ Tác dụng mạnh lên phim ảnh, làm ion hóa không khí và nhiều chất khác.
+ Kích thích sự phát quang của nhiều chất, có thể gây ra một số phản ứng quang hóa và phản ứng hóa học.
+ Có một số tác dụng sinh lí: hủy diệt tế bào, làm da rám nắng, làm hại mắt, ...
+ Có thể gây ra hiện tượng quang điện.
Đáp án đúng là B
Câu 6. Trong các máy lọc nước RO ở các hộ gia đình hiện nay, bức xạ được sử dụng để tiêu diệt hoặc làm biến dạng hoàn toàn vi khuẩn là
A. tia hồng ngoại.
B. sóng vô tuyến.
C. ánh sáng nhìn thấy.
D. tia tử ngoại.
Tia tử ngoại thường được dùng để khử trùng nước, thực phẩm và dụng cụ y tế.
Đáp án đúng là D
Câu 7. Cơ thể con người ở nhiệt độ khoảng 370 C phát ra những bức xạ nào sau đây ?
A. Tia X.
B. Bức xạ nhìn thấy.
C. Tia hồng ngoại.
D. Tia tử ngoại.
Cơ thể con người ở nhiệt độ khoảng 370 C phát ra có thể phát ra các tia hồng ngoại.
Đáp án đúng là C
Câu 8. Tại sao người thợ hàn hồ quang phải cần “mặt nạ” che mặt, mỗi khi cho phóng hồ quang?
A. Bức xạ phát ra từ hồ quang điện lúc hàn điện chứa rất nhiều tia tử ngoại có thể làm hỏng giác mạc của mắt và gây ung thư da.
B. Bức xạ phát ra từ hồ quang điện lúc hàn điện chứa rất nhiều tia hồng ngoại có thể làm nóng cơ thể.
C. Bức xạ phát ra từ hồ quang điện lúc hàn điện chứa rất nhiều tia tử ngoại có thể làm ion hóa không khí xung quanh thợ hàn.
D. Bức xạ phát ra từ hồ quang điện lúc hàn điện chứa rất nhiều tia hồng ngoại có thể kích thích các phản ứng hóa học không có ích trong cơ thể con người.
Bức xạ phát ra từ hồ quang điện lúc hàn điện chứa rất nhiều tia tử ngoại có thể làm hỏng giác mạc của mắt và gây ung thư da, do đó thợ hàn phải có mặt nạ chuyên dụng che mắt và mặt lúc thao tác hàn.
Đáp án đúng là A
Câu 9. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại có tính chất chung nào sau đây:
A. truyền được trong chân không
B. dùng trong y học điều trị còi xương
C. dùng trong công nghiệp và đời sống để sấy, sưởi
D. gây ra phản ứng quang hợp
A – đúng, tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều là sóng điện từ nên truyền được trong chân không.
B – sai, chỉ tia tử ngoại mới có tác dụng điều trị còi xương.
C – sai, tia hồng ngoại có tác dụng nhiệt mạnh nhưng tia tử ngoại tác dụng nhiệt yếu nên không thể dùng trong công nghiệp.
D – sai, tia tử ngoại gây ra một số phản ứng quang hóa.
Đáp án đúng là A
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng điện từ?
A. Sóng điện từ là sóng ngang.
B. Khi sóng điện từ lan truyền, vectơ cường độ điện trường luôn vuông góc với vectơ cảm ứng từ.
C. Khi sóng điện từ lan truyền, vectơ cường độ điện trường luôn cùng phương với vectơ cảm ứng từ.
D. Sóng điện từ lan truyền được trong chân không.
Khi sóng điện từ lan truyền, vectơ cường độ điện trường luôn vuông góc với vectơ cảm ứng từ
Đáp án đúng là C
Xem thêm các dạng bài tập khác:
30 Bài tập về Giao thoa sóng (2024)
30 bài tập về Tia hồng ngoại và tia tử ngoại (2024)