Soạn bài Nắng đã hanh rồi lớp 10 | Chân trời sáng tạo

1900.edu.vn xin giới thiệu soạn bài Nắng đã hanh rồi Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 10. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Nắng đã hanh rồi ngắn nhất

* Hướng dẫn đọc:

Nội dung chính văn bản Nắng đã hanh rồiBài thơ miêu tả khung cảnh thiên nhiên mùa đông ở trước sân nhà, trên những mái tranh và khung cảnh thiên nhiên mùa đông ở trên núi. Ngoài ra, bộc lộ tâm trạng vui tươi, yêu đời, yêu người, yêu thiên nhiên, những rung cảm của nhân vật trữ tình trước khung cảnh lãng mạn, nên thơ. Đồng thời cũng cho thấy nỗi nhớ, cảm xúc của “anh” đối với “em”.

Soạn bài Nắng đã hanh rồi Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Câu 1 (trang 72 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Thiên nhiên trong bài thơ được quan sát, miêu tả ở thời điểm nào? Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh thể hiện điều đó.

Trả lời:

- Thiên nhiên trong bài thơ được quan sát, miêu tả vào thời điểm mùa đông.

- Dấu hiệu:

+ Nắng đã vàng hanh như phấn bay: vừa nắng vừa lạnh. Đây là một kiểu thời tiết đặc trưng của mùa đông “Nắng đã vàng hanh như phấn bay”.

+ Tiếng sếu vọng sông ngày: theo như dân gian, khi nghe tiếng sếu kêu nghĩa là báo hiệu mùa đông.

+ Tre mía xôn xao lá, xuân sắp sang rồi, xuân sắp qua: mùa xuân sắp tới, từ đó thấy được hiện tại chính là mùa đông.

Câu 2 (trang 72 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)Bài thơ là lời của ai nói với ai? Điều đó có tác dụng thế nào trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình?

Trả lời:

- Bài thơ là lời của “anh” nói với “em” ở nơi xa. Có thể là người chồng / người yêu nói với vợ / người yêu mình.

- Điều đó diễn tả chân thực, sâu sắc tình cảm, nỗi nhớ khôn nguôi của anh với em.

Câu 3 (trang 72 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Nhận xét về cách gieo vần và tác dụng của cách gieo vần đó trong bài thơ.

Trả lời:

- Gieo vần chân ở cuối câu thơ: “ay”, “anh”… Mỗi vần sẽ được gieo ở câu 1, 2 và 4 của khổ thơ.

- Tác dụng: tạo sự liên kết về mặt âm thanh theo chiều dọc cho bài thơtạo âm điệu trầm bổng réo rắt, thể hiện cảm xúc thiết tha của chủ thể trữ tình.

Câu 4 (trang 72 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)Xác định chủ đề, cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh có tác dụng quan trọng trong việc thể hiện chủ đề và cảm hứng ấy.

Trả lời:

- Chủ đề: Tình yêu thiên nhiên, đất nước.

- Cảm hứng chủ đạo: thiên nhiên ngày nắng hanh và nỗi nhớ trong tình yêu

- Phân tích một số hình ảnh, từ ngữ:

+ “Nắng đã vàng hanh”, “tiếng sếu vọng sông gày”: những dấu hiệu báo hiệu mùa đông, tiết trời hanh khô, se lạnh.

+ “Em ở nhà xa, em có hay; em có hình dung, em có nghe”…: những câu hỏi tu từ không có lời đáp thể hiện nỗi nhớ của người ở lại với người em ở xa.

Xem thêm các bài soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lời má năm xưa

Thực hành tiếng Việt trang 71

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ

Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ

Ôn tập trang 79

Câu hỏi liên quan

- Gieo vần chân ở cuối câu thơ: “ay”, “anh”… Mỗi vần sẽ được gieo ở câu 1, 2 và 4 của khổ thơ. - Tác dụng: tạo sự liên kết về mặt âm thanh theo chiều dọc cho bài thơ, tạo âm điệu trầm bổng réo rắt, thể hiện cảm xúc thiết tha của chủ thể trữ tình.
Xem thêm
- Bài thơ là lời của “anh” nói với “em” ở nơi xa. Có thể là người chồng / người yêu nói với vợ / người yêu mình. - Điều đó diễn tả chân thực, sâu sắc tình cảm, nỗi nhớ khôn nguôi của anh với em.
Xem thêm
- Chủ đề: Tình yêu thiên nhiên, đất nước. - Cảm hứng chủ đạo: thiên nhiên ngày nắng hanh và nỗi nhớ trong tình yêu - Phân tích một số hình ảnh, từ ngữ: + “Nắng đã vàng hanh”, “tiếng sếu vọng sông gày”: những dấu hiệu báo hiệu mùa đông, tiết trời hanh khô, se lạnh. + “Em ở nhà xa, em có hay; em có hình dung, em có nghe”…: những câu hỏi tu từ không có lời đáp thể hiện nỗi nhớ của người ở lại với người em ở xa.
Xem thêm
- Thiên nhiên trong bài thơ được quan sát, miêu tả vào thời điểm mùa đông. - Dấu hiệu: + Nắng đã vàng hanh như phấn bay: vừa nắng vừa lạnh. Đây là một kiểu thời tiết đặc trưng của mùa đông “Nắng đã vàng hanh như phấn bay”. + Tiếng sếu vọng sông ngày: theo như dân gian, khi nghe tiếng sếu kêu nghĩa là báo hiệu mùa đông. + Tre mía xôn xao lá, xuân sắp sang rồi, xuân sắp qua: mùa xuân sắp tới, từ đó thấy được hiện tại chính là mùa đông.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Nắng đã hanh rồi
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!